Quản lý và khai thác tối ưu tài sản cố định

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp công nghiệp sau cổ phần hóa của Đà Nẵng pptx (Trang 72 - 73)

Thực tế cho thấy, ngoài những DNCN sau CPH không còn cổ phần của Nhà nước thì vẫn có doanh nghiệp còn một phần vốn Nhà nước. Do đó, phải tăng cường quản lý và khai thác tối ưu TSCĐ của DNCNCP nói chung, tài sản nhà nước trong DNCN sau CPH nói riêng. Để làm được điều đó đòi hỏi phải làm như sau:

- Có chính sách phân cấp quản lý TSCĐ một cách rõ ràng hợp lý cho các đơn vị phòng ban, phân xưởng, chi nhánh nhằm tăng cường trách nhiệm của từng bộ phận đối với TSCĐ của DNCNCP. Giải pháp quản lý TSCĐ như vậy sẽ giúp DNCN sau CPH khai thác triệt để năng lực máy móc thiết bị, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí đầu tư, nhờ đó nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ.

- Một số DNCN sau CPH vẫn tiếp tục giữ hộ Nhà nước số tài sản không cần dùng nhưng chưa giải quyết dứt điểm. Vì vậy, cần tăng cường trách nhiệm đối với việc quản lý số tài sản Nhà nước và DN có thể tiếp tục khai thác, tận dụng chúng. Do vậy, cần xây dựng cơ chế xử lý, cho phép DN thực hiện mua, gán nợ, chuyển nợ thành cổ phần để thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Quản trị DNCNCP cần áp dụng chính sách đòn bẩy lợi ích kinh tế để nâng cao công suất sử dụng TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh, có hình thức thưởng phạt nghiêm minh, rõ ràng cho các trường hợp quản lý, sử dụng TSCĐ có hiệu quả cao hay vi phạm nguyên tắc quản lý, bảo dưỡng, làm hư hỏng, hạn chế năng lực hoạt động của TSCĐ. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch sử dụng TSCĐ một cách hợp lý trong dây chuyền

sản xuất nhằm khai thác hết công suất TSCĐ, nâng cao hiệu suất làm việc của TSCĐ, giảm chi phí khấu hao trong giá thành sản xuất sản phẩm.

- Đối với DNCNCP còn phần vốn của Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cũng như động lực cho những người trực tiếp quản lý phần vốn Nhà nước, cần bổ sung thêm một số quy định về chế độ phụ cấp, khen thưởng cho họ. Đồng thời, cần xác định rõ cơ chế làm việc, phối hợp giữa những người trực tiếp quản lý phần vốn Nhà nước tại mỗi DNCNCP. Điều này sẽ giúp cho họ có phương hướng làm việc rõ ràng, tránh việc mỗi cá nhân tham gia quản lý trực tiếp phần vốn của Nhà nước có ý kiến biểu quyết khác nhau. Từ đó tạo nên sự đồng thuận với các cổ đông khác, với HĐQT góp phần sử dụng VCĐ tốt hơn, hiệu quả hơn.

- DNCN sau CPH cần thực hiện tốt việc quản lý sữa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp TSCĐ bảo đảm không làm hư hỏng, mất mát và duy trì năng lực sản xuất của TSCĐ. Để chủ động trong công tác sữa chữa TSCĐ, DN nên lập kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí kinh doanh để trình Đại hội cổ đông, HĐQT xem xét, giải quyết.

- Đối với những TSCĐ cũ kỹ, lạc hậu về kỹ thuật, bị hư hỏng nặng hay không còn nhu cầu sử dụng thì DN cần nhanh chóng thanh lý để thu hồi vốn, tránh tình trạng bị ứ đọng vốn, gây lãng phí (Công ty CP xi măng Ngũ Hành Sơn làm rất tốt việc này).

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp công nghiệp sau cổ phần hóa của Đà Nẵng pptx (Trang 72 - 73)