Phòng chống AID Sở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giao an CDSP-Dan so-Moi truong-AIDS-Ma tuy (Trang 73 - 74)

III. Dân số Môi tr – ờng và hệ sinh thái (tiếp) I Mục tiêu bài học:

3.2.Phòng chống AID Sở Việt Nam

3. Cuộc đấu tranh phòng chống AIDS trên thế giới và ở Việt Nam

3.2.Phòng chống AID Sở Việt Nam

Mặc dù HIV/AIDS xâm nhập muộn hơn ở Việt Nam nhng tình hình lây nhiễm căn bệnh lại đang có diễn biến khá nghiêm trọng. Từ việc phát hiện trờng hợp đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh ngày 14/10/1990 đến năm 2001 đã có hơn 41,6 nghìn trờng hợp đợc phát hiện và đến 8/2003 con số này đã khoảng 70 nghìn trờng hợp. Số ngời nhiễm HIV/AIDS có xu hớng ngày càng tăng với tốc độ rất nhanh, khó bề kiểm soát, trở thành dịch trong cộng đồng ngời nghiện ma túy, mại dâm. Hiện nay tất cả các tỉnh thành đều đã có ngời nhiễm HIV/AIDS, đặc biệt là các thành phố lớn và các tỉnh ven biển. HIV/AIDS đã trở thành một vấn đề xã hội bức xúc cần đợc giải quyết kịp thời để tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

Sớm nhận thức đợc tính chất nghiêm trọng của đại dịch HIV/AIDS, Việt Nam đã tích cực tham gia, phối hợp hành động cùng Uỷ ban phòng chống AIDS của Liên hiệp quốc, đặc biệt là các hoạt động của Chơng trình phối hợp của Liên hiệp quốc về HIV/AIDS (viết tắt là UNAIDS) và Tổ chức y tế thế giới (WHO- World Health Organization).

Uỷ ban quốc gia phòng chống AIDS của Việt Nam đã đề ra Kế hoạch chiến lợc trong giai đoạn 1994 – 2000 với những hoạt động u tiên chủ yếu là:

- Công tác thông tin giáo dục truyền thông có chất lợng để tăng cờng sự hiểu biết về HIV/AIDS giúp mọi ngời tự phòng cho bản thân.

- Tuyên truyền, khuyến khích việc sử dụng bao cao su để đảm bảo an toàn tình dục, lồng ghép với các mục tiêu kế hoạch hóa gia đình và phòng tránh các bệnh lây lan qua đờng tình dục.

- Thực hiện tốt công tác an toàn truyền máu trong các cơ sở y tế.

- Chăm sóc ngời nhiễm HIV tại gia đình và cộng đồng. Hạn chế các mặt tác động về kinh tế, xã hội, văn hóa…

Về tổ chức thực hiện, Uỷ ban quốc gia phòng chống AIDS phối hợp hoạt động cùng Bộ Y tế, các Bộ, Trung ơng Đoàn TNCS HCM, các tổ chức xã hội xây dựng một mạng lới phòng chống AIDS rộng khắp, cùng với đội ngũ tuyên truyền viên đông đảo từ Trung ơng đến địa phơng để triển khai hành động. Các phơng tiện thông tin đại chúng

cũng đã tham gia tích cực vào các hoạt động của chơng trình. Hoạt động trọng tâm cơ bản của chơng trình là Thông tin Giáo dục Truyền thông .“ – – ”

Hiệu quả ban đầu của chơng trình là:

- Nhận thức của các tầng lớp dân c về HIV/AIDS có nhiều chuyển biến rõ rệt và đã có những hành động tích cực tham gia phòng chống HIV/AIDS, góp phần hạn chế tốc độ lây truyền của căn bệnh này trong cộng đồng dân c, làm chậm lại quá trình tiến triển của HIV thành AIDS.

- Công tác giám sát dịch tễ học, xét nghiệm HIV đợc chú trọng đảm bảo khi truyền máu. Tất cả các cơ sở y tế đều thực hiện nghiêm túc qui định của Bộ Y tế về công tác vô khuẩn trong các dịch vụ y tế trớc khi dùng cho ngời bệnh. 100% mẫu máu đợc sàng lọc trớc khi truyền.

- Công tác quản lí, chăm sóc, t vấn, điều trị ngời nhiễm HIV/AIDS đợc quan tâm, 70% ng- ời nhiễm HIV có địa chỉ đợc theo dõi và quản lí. Các trờng hợp nhiễm bệnh đợc t vấn, chăm sóc sức khỏe định kì và cấp thuốc thông thờng theo qui định tại các cơ sở điều trị, khám chữa bệnh và tại gia đình. Ngoài ra cán bộ y tế còn hớng dẫn gia đình bệnh nhân biết cách chăm sóc ngời nhiễm bệnh tại gia đình…

Điều này đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân ngày một tốt hơn.

Anh chị lấy các ví dụ minh họa về sự thay đổi trong nhận thức và hành động của các tầng lớp dân c trong việc phòng chống HIV/AIDS.

Những khó khăn chủ yếu của chơng trình khi triển khai hoạt động là:

- Thiếu về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên môn kĩ thuật phục vụ cho chẩn đoán, xét nghiệm, chăm sóc và điều trị. Tỉ lệ ngời nhiễm bệnh tiếp cận với thuốc điều trị đặc hiệu và chống nhiễm trùng cơ hội hiện rất thấp. Ngân sách Nhà nớc dành cho lĩnh vực này không đáng kể, trong khi đa số bệnh nhân là ngời nghèo không có khả năng chi trả tiền thuốc.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống AIDS nhất là tuyến cơ sở còn kiêm nhiệm nhiều nên hiệu quả hoạt động cha cao. Chỉ có 45% cán bộ y tế có hiểu biết về phòng chống căn bệnh này.

- Kinh phí hoạt động cho chơng trình tuy đã đợc tăng cờng nhng vẫn cha đủ để đáp ứng, phục vụ cho công tác phòng chống HIV/AIDS trong tình hình mới.

- Những diễn biến phức tạp trong tệ nạn ma túy, mại dâm trong thời kì mở cửa, phát triển kinh tế thị trờng, các loại hình dịch vụ nhất là dịch vụ du lịch, sự bùng nổ thông tin và sự xâm nhập của các luồng văn hóa độc hại…

- Việc theo dõi, phát hiện, kiểm soát những ngời bị nhiễm bệnh mới chỉ dừng lại ở một số lợng nhỏ trong nhóm những ngời có nguy cơ cao nh các đối tợng nghiện chích ma túy, hành nghề mại dâm nên không thể thống kê đợc đầy đủ tình hình trên thực tế và khó bề kiểm soát mức độ lây truyền trong các tầng lớp dân c…

Mục tiêu đề ra của ngành y tế trong năm 2003 là:

- Đẩy mạnh việc t vấn và xét nghiệm HIV cho các đối tợng có nguy cơ cao.

- Vì đại dịch này đang lan rộng trong nhóm nguy cơ thấp nên các chơng trình phòng chống AIDS sẽ đọc mở rộng cả ở các doanh nghiệp, cơ quan…

- Có 50 phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn khẳng định HIV dơng tính ( con số này hiện là 35 ).

- 20% bệnh nhân HIV/AIDS đợc tiếp cận thuốc đặc hiệu và nhiễm trùng cơ hội, 100% trẻ nhiễm HIV đợc điều trị.

- 90% cán bộ y tế có hiểu biết về phòng chống AIDS.

- 100% tinh trùng sử dụng trong điều trị bệnh vô sinh phải đợc xét nghiệm HIV.

Một phần của tài liệu Giao an CDSP-Dan so-Moi truong-AIDS-Ma tuy (Trang 73 - 74)