Đại dịch AIDS

Một phần của tài liệu Giao an CDSP-Dan so-Moi truong-AIDS-Ma tuy (Trang 67 - 70)

III. Dân số Môi tr – ờng và hệ sinh thái (tiếp) I Mục tiêu bài học:

1.2.Đại dịch AIDS

46 F.Y.R.O Macedonia 6.14 Madagascar 11,727 China 3,

1.2.Đại dịch AIDS

1.2.1. Thế giới

Những bệnh nhân AIDS đợc phát hiện đầu tiên ở Hoa Kì năm 1981, 5 năm sau đó đã phát hiện đợc ở 51 quốc gia. Đến nay, hầu hết các quốc gia đều có ngời nhiễm HIV/AIDS và có tốc độ lan truyền của bệnh ngày càng nhanh. HIV/AIDS đã trở thành đại dịch, một căn bệnh của thế kỉ đe dọa đến sự phát triển của loài ngời trong những năm cuối cùng của thế kỉ XX và sang cả những năm đầu của thế kỉ XXI khi vẫn cha tìm ra thuốc đặc trị.

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO – World Health Organization), ớc tính đến cuối tháng 12 năm 2001, toàn thế giới đã có 40 triệu ngời nhiễm HIV/AIDS ( trong đó châu Phi chiếm khoảng hơn 25 triệu ), số ngời bị chết bởi AIDS là hơn 12 triệu. Chỉ tính riêng năm 2001 thì số nhiễm mới là 5 triệu ngời và số tử vong vì AIDS là 3 triệu ngời. Trung bình mỗi ngày có thêm 14.000 ca nhiễm HIV/AIDS ( mỗi phút có thêm 11 ngời ; mỗi giây có thêm 1 ngời ) và 90% trong số này là ở các nớc đang phát triển. Hơn 50% ca nhiễm mới thuộc về thanh niên từ 15 – 24 tuổi ( xu hớng trẻ hoá của đại dịch ), nam giới chiếm tỉ lệ là 53%. Thông tin đến ngày 27/11/2002, theo báo cáo chơng trình chống HIV/AIDS của Liên hiệp quốc và ƯHO cho biết hiện nay có 38,3 triệu ngời lớn và 3,7 triệu trẻ em đang sống chung với HIV/AIDS - tức là tổng số ngời bệnh hiện còn sống là là 42 triệu ngời

( năm 1997 có 590.000 trẻ em dới 15 tuổi bị nhiễm HIV ). Ước tính đến tháng 12/2002 trên thế giới đã có hơn 60 triệu ngời nhiễm HIV, trong đó 20 triệu ngời đã chết vì AIDS. Tính đến ngày 30/9/2003, thế giới có 46 triệu ngời nhiễm HIV/AIDS còn sống. Riêng năm 2003, phát hiện thêm 5 triệu ngời nhiễm HIV.

Nhóm ngời có nguy cơ mắc bệnh cao là những ngời nghiện ma túy, hành nghề mại dâm (tỉ lệ nhiễm có thể tăng từ 5 đến 50% trong vòng 1 – 2 năm), nhng đang có xu hớng lan truyền mở rộng sang những ngời thuộc các nhóm khác. Trung tâm của đại dịch AIDS vẫn là vùng Cận Xahara châu Phi có tỉ lệ lây nhiễm cao. Tây Âu và Bắc Mĩ có số ngời chết ít hơn do có những loại thuốc đặc hiệu nhng tỉ lệ nhiễm ít thay đổi. Các khu vực khác tuy thời gian xuất hiện của HIV/AIDS muộn hơn nhng lại là những nơi có tốc độ lây truyền khá nhanh. Quốc gia có tỉ lệ dân số nhiễm HIV cao nhất thế giới hiện nay là Bôtxoana 39% dân số.

Thống kê của Liên hợp quốc tháng 12/2002 về số ngời bị AIDS và chết bởi AIDS:

Khu vực Số ngời bị AIDS

( nghìn ngời) Số ngời chết bởi AIDS ( nghìn ngời )

Bắc Mĩ 45 20

Caribê 60 30

Mĩ la tinh 130 80

Đông Âu 250 23

Sa mạc Xahara 3400 2300

Bắc Phi và Trung Đông 80 39

Nam á và Đông Nam á 800 400

Đông á-Thái Bình Dơng 270 215

1.2.2. Việt Nam

Theo báo cáo của Văn phòng thờng trực phòng chống AIDS, ca nhiễm HIV đầu tiên đợc phát hiện tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1990, đến năm 1995 là 3.905 ngời, đến tháng 6/2000 là 20.378 ngời và đến 31/12/2001 cả nớc đã có tổng số ngời nhiễm HIV là 41.622 ngời, tổng số bệnh nhân AIDS là 6.251 ngời và tổng số ngời chết do AIDS là 3.426 ngời. Đến tháng 12/năm 2002 đã có 59.200 ngời nhiễm HIV, chuyển thành AIDS là 8.793 và 4.889 ngời chết do AIDS. Nếu tính từ năm 1996 đến năm 2002 thì số ngời nhiễm HIV tăng khoảng 5 lần, ở một số địa phơng có thể tăng từ 8 - 10 lần. Riêng năm 2002 phát hiện

thêm 16.000 ngời nhiễm HIV, tăng 42,31%, số bệnh nhân AIDS tăng 38,31% và số ngời chết do AIDS là 1.336 ngời, tăng 34,67% so với năm 2001.

Tính đến 30/4/2003, cả nớc có 64.801 ngời nhiễm HIV, lứa tuổi 13-19 chiếm 10%. Nguy cơ lây nhiễm rất rộng vì trên 61 tỉnh thành phố thì có đến 93% số quận huyện và 49% số xã phờng đã phát hiện có ngời nhiễm HIV. Đến 30/9/2003 con số này là 73.600 ngời nhiễm HIV, khoảng hơn 11.000 ngời trong số này đã chuyển thành AIDS và trung bình mỗi ngày có 50 ngời nhiễm HIV bị phát hiện. Tuy nhiên trên thực tế con số này có thể còn cao hơn nhiều lần.

Việt Nam có thể ở vào mô hình của các nớc có tỉ lệ nhiễm cao và khuynh hớng đang gia tăng. Hiện nay, khoảng 2/3 số ngời bị nhiễm HIV/AIDS là do tiêm chích ma túy. Những ngời bán dâm và những bệnh nhân lao cũng có tỉ lệ nhiễm bệnh cao. Nhng căn bệnh này đang lan sang những tầng lớp dân c bình thờng. Đặc biệt số ngời nhiễm bệnh ở nhóm tuổi 20 - 29 chỉ là 29% năm 1997 thì đã tăng lên 61% vào năm 2002. Những nơi có số ngời nhiễm bệnh cao là các đô thị lớn nh thành phố Hồ Chí Minh (13.940 ngời nhiễm HIV), Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh nh Quảng Ninh, Lạng Sơn ( có 20 tỉnh, thành phố…

có ngời nhiễm HIV đạt trên 1.000 ngời ).

Căn bệnh này đã xâm nhập vào nhiều đối tợng trong xã hội; trong số các đối tợng mắc bệnh thì có tới 95% đang trong độ tuổi lao động, 73,8% ở độ tuổi từ 16 đến 30 và 86% là nam giới. Căn bệnh này cũng đã xâm nhập vào cả 61 tỉnh thành phố trong cả n ớc; đã có khoảng 70% số huyện thị xã, 60% số xã phờng có ngời nhiễm HIV, đặc biệt có những huyện có 100% số xã có ngời nhiễm HIV. Chiều hớng lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục có xu hớng tăng lên hàng năm (năm 1996 tỉ lệ này mới là 0,73% thì đến năm 2002 đã tăng lên là 6,03%).

Theo một dự báo đợc đa ra gần đây của các tổ chức y tế và cơ quan chức năng, đến năm 2005, ở Việt Nam sẽ có khoảng 197.581 ngời bị nhiễm HIV, trong đó khoảng 51.286 ngời ở trong giai đoạn AIDS và hơn 46.000 ngời tử vong.

1.2.3. Bắc Ninh

Năm 1995 tại thị xã Bắc Ninh đã phát hiện ra 1 ngời nhiễm HIV và năm 1996 phát hiện ra 3 ngời nhiễm HIV, đây đợc coi là những trờng hợp phát hiện đầu tiên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Số ngời nhiễm HIV đợc phát hiện ở tỉnh vào năm 1997 là 52; năm 1998 là 109; năm 1999 là 255 và đến tháng 1 năm 2001 là 387 ngời. Tính đến 31/8/2001 số ngời nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh là 491 ngời, số trờng hợp chuyển sang AIDS là 45 ngời và số tử vong do AIDS là 23 ngời. Chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2001 đã phát hiện đợc 104 ngời nhiễm HIV, số trờng hợp chuyển sang AIDS là 13 ngời, số tử vong do AIDS là 7 ngời. Thị xã Bắc Ninh có số ngời mới phát hiện nhiễm HIV cao nhất là 74 ngời, tiếp theo là Tiên Du 14 ngời, Quế Võ 9 ngời, Từ Sơn 5 ngời, Yên Phong 3 ngời Tính đến 30/9/2002 số ng… ời nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh đã là 708 ngời, số trờng hợp chuyển sang AIDS là 48 ngời và số tử vong do AIDS là 35 ngời. Thị xã Bắc Ninh có số ngời nhiễm HIV cao nhất 522 ngời, Tiên Du 59, Từ Sơn 47, Quế Võ 23, Thuận Thành 17, Yên Phong 7, Gia Bình 7, Lơng Tài 7 và không rõ địa chỉ là 19. Đến cuối năm 2002 số ngời nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh là 832 ngời ở cả 8/8 huyện thị trong tỉnh, trong đó 50,4% ở độ tuổi 18-30 và 42,3% ở độ tuổi 31-40.

Số ngòi nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh qua các năm

Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003

Tổng số 1 3 52 109 255 387 491 832 1.019

Tính đến ngày 30/9/2003, toàn tỉnh có 1.019 ngời nhiễm HIV, 74 ngời chuyển sang giai đoạn AIDS, 55 ngời tử vong do AIDS và tỉnh đứng thứ 8 toàn quốc về tỉ lệ ngời nhiễm HIV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự gia tăng nhanh chóng của số ngời nhiễm HIV đợc phát hiện đã cho thấy tốc độ lây lan nhanh chóng của đại dịch này tại Bắc Ninh. Số lợng ngời nhiễm HIV phát hiện đợc đã có sự gia tăng đáng kể qua các năm, thậm chí qua các tháng trong năm.

Đáng chú ý là dịch HIV/AIDS lây truyền chủ yếu trong nhóm nghiện ma túy thông qua hành vi dùng chung bơm kim tiêm. Số ngời lây nhiễm HIV có tiêm chích ma túy là 441/491 trờng hợp (năm 2001) chiếm tỉ lệ 90%, tập trung chủ yếu ở lứa tuổi trẻ từ 20 - 29 tuổi, phần lớn là những đối tợng nghiện chích ma túy và mại dâm, không nghề nghiệp ổn định. Nhiễm HIV/AIDS không còn khu trú ở thị xã, thị trấn mà đã lan đến các vùng nông thôn trong tỉnh.

Các địa chỉ cần biết tại Bắc Ninh

Địa điểm t vấn HIV/AIDS:

- Văn phòng thờng trực phòng chống AIDS tỉnh, điện thoại: 822.445

- Ban phòng chống AIDS Sở Y tế, điện thoại: 822.418

- Tổng đài 108 Bu điện tỉnh Bắc Ninh

- Phòng t vấn sức khoẻ Trung tâm y tế thị xã Bắc Ninh

- Trạm y tế Trung tâm giáo dục dạy nghề hớng thiện tỉnh Bắc Ninh

- Trạm y tế Trại tạm giam Công an tỉnh Bắc Ninh

- Trạm y tế các xã, phờng

Địa điểm t vấn và xét nghiệm HIV:

- Khoa xét nghiệm Bệnh viện Bắc Ninh

- Khoa xét nghiệm Trung tâm y tế dự phòng, điện thoại 822.535

- Khoa xét nghiệm các trung tâm y tế huyện Tiên Du, Từ Sơn, Lơng Tài, Gia Bình, Quế Võ, Thuận Thành, Yên Phong.

- Trạm da liễu tỉnh Bắc Ninh.

( Tại đây bạn sẽ đợc t vấn trớc khi xét nghiệm và kết quả xét nghiệm của bạn đợc giữ bí mật)

1.2.4. Tính nghiêm trọng của đại dịch AIDS

- Số ngời nhiễm HIV/AIDS ngày càng tăng, mà nhiễm HIV là quá trình nhiễm trùng tồn tại suốt đời và không thể hiện triệu trứng gì khi cha tiến triển thành AIDS. Nhng họ lại là nguồn truyền nhiễm vi rút phổ biến cho mọi ngời qua các đờng lây truyền.

- Bị nhiễm HIV rồi tiến triển thành AIDS là điều khó tránh khỏi và sẽ dẫn đến tử vong: 90% số bệnh nhân AIDS chết sau 5 – 10 năm tùy theo điều kiện chăm sóc.

Chú ý:

Có 1 số ngời mang virus HIV tới 20 năm mà không biểu hiện gì, mặc dù không hề đợc điều trị. Họ đợc gọi là những bệnh nhân “ không tiến triển .” Từ lâu các chuyên gia y tế vẫn nghi rằng nguyên nhân chính là các tế bào miễn dịch CD8. Đây là những tế bào Lympho T “ tiêu diệt ,” có khả năng tiêu hủy các tế bào nhiễm virus, nhờ đó ngăn chặn sự lan truyền HIV. Ngoài ra CD8 cũng tiết ra một lợng nhỏ protein cha phân lập đợc, có tác dụng làm ngăn chặn sự phân chia của HIV mà không làm chết tế bào. Các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mĩ và Hà Lan cho thấy để đáp lại tình trạng nhiễm bệnh, cơ thể những ngời này bắt đầu tăng cờng sản xuất CD8 với tốc độ lớn, điều này không hề xảy ra ở những ngời bị chuyển sang giai đoạn AIDS. Khi CD8 bắt đầu phân chia, đồng thời chúng tiết ra một protein để tấn công các tế bào chứa đầy virus.

1.2.5. Tác hại của AIDS đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và nhân loại

- Ngời nhiễm HIV/AIDS sẽ mất đi tơng lai, cuộc sống và tính mạng của chính bản thân mình. Trong giai đoạn đầu, họ vẫn khỏe mạnh nh ngời bình thờng và nếu không biết hoặc thiếu trách nhiệm giữ gìn cho ngời khác, có thể truyền bệnh cho gia đình và cộng đồng. - AIDS đã cớp đi những ngời thân, gây đau thơng, phá vỡ hạnh phúc và sự ổn định của các gia đình có ngời bệnh. Con trẻ có thể bị mồ côi do cha mẹ chết vì AIDS hay cha mẹ già không còn ngời chăm sóc nuôi dỡng do con cái đã chết vì AIDS. Hiện nay đã có những gia đình cả nhà đều bị mắc AIDS đang cùng chờ chết hoặc đã có ngời chết.

- AIDS gây hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị của đất nớc. Số ngời nhiễm HIV/AIDS chủ yếu là những ngời trẻ tuổi nằm trong độ tuổi lao động, lực lợng chủ yếu làm ra của cải vật chất cho XH. Đã thế việc chữa trị và phòng chống lại

rất tốn kém (chi phí chữa bệnh cho 1 bệnh nhân AIDS với các loại thuốc đặc hiệu hiện nay tốn khoảng từ 25 - 150 nghìn USD, nớc Mĩ năm 1991 phải chi tới 16 tỉ USD cho công việc này. Tại Việt Nam, theo thời giá năm 2003 thì nếu dùng thuốc điều trị đặc hiệu cho ngời bệnh sẽ tốn khoảng từ 100-150 triệu đồng/ngời/năm).

Để thực hiện đợc chơng trình phòng chống HIV/AIDS do WHO đề ra năm 2002 thì cần một nguồn kinh phí là 10 tỉ USD. Tại Việt Nam, chi phí cho chơng trình này cũng lên tới con số 60 tỉ đồng/năm (chi phí cho phòng chống ma túy là 90 tỉ đồng và phòng chống mại dâm là 20 tỉ đồng, tất cả các chơng trình này đều chỉ đạt mức 1000 đ/ngời/năm và duy trì ở mức khá ổn định trong nhiều năm trong khi số bệnh nhân lại tăng tới 4-5 lần kể từ 1996 đến nay). Năm 2004, Việt Nam đã đợc đa vào trong chơng trình phòng chống và chữa AIDS giá rẻ của Quĩ Clintơn.

- AIDS sẽ làm suy giảm nòi giống các dân tộc có nhiều ngời mắc bệnh ( có những nớc vùng Cận Xahara còn đứng trớc nguy cơ diệt vong do HIV/AIDS ). AIDS làm tăng tỉ lệ tử vong và làm giảm tuổi thọ trung bình ( những nớc có tỉ lệ dân số mắc bệnh từ 10% trở lên có thể làm tuổi thọ trung bình giảm 17 năm )

Một phần của tài liệu Giao an CDSP-Dan so-Moi truong-AIDS-Ma tuy (Trang 67 - 70)