Hiệu quả sản xuất.

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô ĐH An Giang (Trang 173 - 176)

Chương 9: Thông tin suy thoái của thị trường và vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường

1.3. Hiệu quả sản xuất.

Bây giờ ta xem xét việc sử dụng có hiệu quả đầu vào trong quá trình sản xuất. Giả định tổng số cung cấp đầu vào là lao động và vốn cần thiết để sản xuất hai sản phẩm: thực phẩm và quần áo, và giả định là người tiêu dùng sở hữu những đầu vào để sản xuất (cả lao động) có thu nhập do bán chúng. Thu nhập ấy lại được phân phối giữa hai sản phẩm ấy.

Hiệu quả đầu vào:

Để thấy các đầu vào có thể được kết hợp một cách có hiệu quả như thế nào, ta phải tìm những cách khác nhua kết hợp các đầu vào mà người ta có thể dùng để sản xuất. Để phân phối đầu vào trong quá trình sản xuất có hiệu quả kỹ thuật nếu không thể nâng cao đầu ra của sản xuất này mà không làm giảm đầu ra của sản phẩm kia.

Với hai sản phẩm, hiệu quả là quan trọng vì nó hàm nghĩa rằng các đầu vào ấy được phân phối trong sản xuất hai sản phẩm ấy sao cho chi phí sản xuất được tối thiểu hoá.

Ví dụ: Điểm A biểu thị đầu vào là 35 giờ lao động và 5 giờ vốn để sản xuất thực phẩm, 15 giờ lao động và 25 giờ vốn để sản xuất quần áo.

Các đầu vào phân phối một cách vô hiệu quả nếu việc phân phối lại chúng làm cho một hay hai sản phẩm được sản xuất nhiều hơn.

Trên đồ thị điểm A rõ ràng là vô hiệu quả, vì bất cứ cách kết hợp nào kết hợp đầu vào trong diện tích gạch chéo đều làm cho cả thực phẩm và quần áo được sản xuất ra nhiều hơn. Nếu chúng ta di chuyển từ A đến B bằng cách chuyển một số lao động từ sản xuất thực phẩm sang sản xuất quần áo, và một số vốn từ sản xuất quần áo sang sản xuất thực phẩm. điều đó tạo ra một lượng thực phẩm như cũ (50 đơn vị) nhưng một lượng quần áo lớn hơn ( từ 25 đến 30 đơn vị).

Các điểm B và C là hai điểm phối hợp có hiệu quả.

Mọi điểm trên đường OF và OC đều có hiệu quả. Mỗi điểm trong điểm ấy là một tiếp tuyến của hai đường đẳng lượng. Đường đồng hợp sản xuất biểu thị tất cả những tổ hợp đầu vào có hiệu quả kỹ thuật. Mọi điểm nằm trên đường đồng hợp sản xuất đều là vô hiệu quả vì hai đường đẳng lượng cắt nhau.

Hình 9.4

Biên giới những khả năng sản xuất: Biểu thị những tổ hợp khác nhau của thực phẩm và quần áo mà người ta có thể sản xuất với những đầu vào cố định là vốn và lao động. Mỗi điểm trên đường đồng hợp cũng như trên biên giới của những khả năng sản xuất mô tả mức sản xuất một cách có hiệu quả của cả thực phẩm và quần áo.

Hình 9.5

Biên giới những khả năng sản xuất nghiêng dần xuống dưới vì để sản xuất một cách hiệu quả nhiều thực phẩm hơn người ta phải chuyển các đầu vào từ sản xuất thực phẩm sang quần áo làm hạ thấp mức sản xuất thực phẩm.

Biên giới những khả năng sản xuất là một đường lõm, tức độ nghiêng sản xuất của nó tăng lớn hơn khi nhiều thực phẩm hơn được sản xuất.

Giả định tỷ lệ lề để biến đổi thực phẩm cho quần áo là độ lớn của độ nghiêng biên giới ở mỗi điểm. MRT đo số quần áo phải bị bỏ đi để sản xuất một đơn vị gia tăng thực phẩm.

Ví dụ: Ở B, MRT bằng 1 vì phải bỏ đi 1 đơn vị quần áo để có một đơn vị gia tăng thực phẩm. Ở D, MRT = 2 vì phải bỏ đi hai đơn vị quần áo để có thêm một đơn vị thực phẩm.

Khi chúng ta tăng cường sản xuất thực phẩm bằng cách di chuyển dọc theo biên giới những khả năng sản xuất.

Để mô tả hình dạng của biên giới những khả năng sản xuất về phương diện các chi phí sản xuất. Ở OF, nơi phải giảm rất ít đầu ra quần áo để sản xuất thêm thực phẩm, chi phí sản xuất thực phẩm là rất thấp chi phí biên để sản xuất quần áo là cao nên MRT thấp thì tỷ lệ giữa chi phí biên để sản xuất thực phẩm MCF và chi phí biên để sản xuất quần áo MCC cũng vậy:

MRT = MCF /MCC.

Hiệu quả đầu ra:

Để một nền kinh tế có hiệu quả, không những phải sản xuất các sản phẩm với một chi phí tối thiểu mà còn phải sản xuất các sản phẩm trong những tổ hợp phù hợp với sự sẵn lòng của dân chúng bỏ tiền ra mua chúng.

Một nền kinh tế chỉ sản xuất đầu ra có hiệu quả nếu đối với người tiêu dùng: MRS = MRT

Giả sử MRT = 1 và MRS = 2, trường hợp này những người tiêu dùng sẵn lòng từ bỏ hai đơn vị quần áo để có một đơn vị thực phẩm, nhưng chi phí để có thực phẩm chỉ là một đơn vị quần áo giảm đi. Để đạt hiệu quả sản xuất thực phẩm phải được gia tăng sao cho MRS giảm và MRT tăng đến khi hai tỷ lệ này bằng nhau.

Hình 9.6

Ở đây, chúng ta đã đặt các đường bàng quan của người tiêu dùng vào cùng một đồ thị với đường khả năng sản xuất trong hình. Chú ý, C là điểm duy nhất trên đường giới hạn khả năng sản xuất tối đa hoá được sự thoả mãn của người tiêu dùng. Dù tất cả các điểm trên đường giới hạn khả năng sản xuất đều đạt hiệu quả kỷ thuật, nhưng không phải tất cả các điểm trên đó đều thể hiện việc

sản xuất hiệu quả nhất trên quan điểm người tiêu dùng. tại tiếp điểm của đường bàng quan và đường giới hạn khả năng sản xuất, MRS và MRT bằng nhau. Một người lập kế hoạch có nhiệm vụ quản lý một nền kinh tế, sẽ gặp vấn đề khó khăn. Để đạt được hiệu quả phải đặt tỷ suất chuyển đổi biên bằng tỷ suất thay thế biên của người tiêu dùng. Nhưng những người tiêu dùng khác nhau có những sở thích khác nhau về thực phẩm và quần áo, nên ta cần xác định cần sản xuất thực phẩm và quần áo ở mức nào và phân phối mỗi loại số lượng bao nhiêu cho mỗi người tiêu dùng để tất cả người tiêu dùng đều có MRS như nhau? Hệ thống thị trường cạnh tranh hoạt động tốt có thể đạt được kết cục hiệu quả như vậy với chi phí tương đối thấp.

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô ĐH An Giang (Trang 173 - 176)