Lý thuyết về chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô ĐH An Giang (Trang 62 - 65)

Trong phần trước, chúng ta đã xem xét công nghệ sản xuất của xí nghiệp, mối quan hệ cho biết các yếu tố đầu vào có thể được chuyển thành các đầu ra như

thế nào. Bây giờ chúng ta sẽ xem công nghệ sản xuất, cùng với giá các yếu tố đầu vào sẽ quyết định chi phí sản xuất của xí nghiệp như thế nào.

Với công nghệ cho trước của xí nghiệp, các nhà quản lí phải xác định sản xuất như thế nào, có thể kết hợp các đầu vào theo nhiều cách khác nhau để tạo ra cùng một mức sản lượng. Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu cách lựa chọn một phương án kết hợp tối ưu các yếu tố đầu vào, chúng ta sẽ thấy chi phí của một xí nghiệp phụ thuộc như thế nào vào mức sản lượng của nó, vào việc thay đổi các chi phí theo thới gian như thế nào.

Chúng ta bắt đầu bằng việc giải thích cách xác định và đo lường chi phí, phân biệt giữa khái niệm chi phí mà các nhà kinh tế quan tâm và sử dụng khác với chi phí mà các kế toán viên chú trọng trong các báo cáo của xí nghiệp như thế nào. Và cũng xem liệu các đặc điểm công nghệ sản xuất của xí nghiệp tác động như thế nào đến chi phí cả trong ngắn hạn và trong dài hạn.

Trước khi phân tích chi phí ta xem chi phí được xác định ra sao, những khoản mục nào được coi là chi phí của xí nghiệp.

Chi phí bao gồm tiền công mà xí nghiệp trả cho công nhân và tiền thuê nhà làm văn phòng, nhưng nếu xí nghiệp có sẳn trụ sở không thuê nhà làm văn phòng thì sao? Chúng ta sẽ trả lời trong mối quan hệ với quyết định kinh tế mà người quản lý đưa ra.

2.1. Các khái niệm:

Chi phí kinh tế và chi phí kế toán:

Một nhà kinh tế nghĩ về chi phí khác với một kế toán viên - người chỉ quan tâm đến các báo cáo tài chính của xí nghiệp. Chi phí kế toán bao gồm chi phí khấu hao máy móc thiết bị, một khoản mục được xác định dựa trên cơ sở qui định tính thuế.

Các nhà kinh tế, và cả các nhà quản lí nữa, họ luôn quan tâm đến việc dự tính chi phí trong tương lai tới sẽ như thế nào và xí nghiệp làm thế nào để phân bổ lại các nguồn lực nhằm làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Do đó, chi phí cơ hội là chi phí liên quan đến những cơ hội đã bị bỏ qua do nguồn lực xí nghiệp

không được sử dụng vào công việc đem lại nhiều giá trị nhất.

Ví dụ: Một công ty sở hữu một toà nhà và vì vậy không cần phải trả tiền thuê văn phòng, như vậy có phải là chi phí thuê văn phòng của công ty bằng không hay không? Một kế toán viên sẽ coi chi phí này bằng không, nhưng một nhà kinh tế phải thấy rằng công ty này có thể kiếm được tiền cho thuê văn phòng bằng cách đem toà nhà cho một công ty khác thuê. Số tiền cho thuê nhà bị bỏ lở này là chi phí cơ hội của việc sử dụng văn phòng và phải được coi như là một phần chi phí kinh doanh.

Vậy chi phí kinh tế bao gồm chi phí kế toán và chi phí cơ hội.

Chi phí kế toán: là chi phí bằng tiền mà doanh nghiệp đã chi ra để mua các yếu tố sản xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm chi phí để mua máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, chi phí mua nguyên, nhiên, vật liệu, tiền thuê

đất đai, chi phí quản cáo,… những chi phí này được ghi chép vào sổ sách kế toán.

Chi phí cơ hội (chi phí ẩn): là phần giá trị lớn nhất của thu nhập hay lợi nhuận đã bị mất đi, bởi khi thực hiện phương án này ta đã bỏ eơ4 cơ hội thực hiện các phương án khác co mức rủi ro tương tự. Nó là chi phí không thể hiện bằng tiền do đó không được ghi chép vào sổ sách kế toán.

Ví dụ: Đối với sinh viên, chi phí kinh tế cho việc học là học phí, sách vở…chi phí cơ hội là phần thu nhập mà sinh viên đả phải mất đi vì thời gian bận học không thể đi làm kiếm tiền.

Chi phí sản xuất và thời gian.

Trong phân tích kinh tế thời gian được phân biệt nhất thời, ngắn hạn và dài hạn. Nhất thời - là thời gian mà doanh nghiệp không thể thay đổi số lượng của bất kỳ yếu tố sản xuất nào, do đó sản lượng của nó cố định.

Ngắn hạn là thời gian mà doanh nghiệp không thể thay đổi số lượng của ít nhất một yếu tố sản xuất, do đó qui mô sản xuất của nó là cố định và sản lượng có thể thay đổi.

Dài hạn là thời gian mà doanh nghiệp có thể thay đổi số lượng của bất kỳ yếu tố sản xuất nào, do đó qui mô sản xuất của nó đều có thể thay đổi.

Vì trong ngắn hạn và dài hạn doanh nghiệp có thể thay đổi sản lượng sản xuất do đó chi phí sản xuất sẽ thay đổi theo, nên phần tiếp theo ta phân tính chi phí sản xuất trong ngắn hạn.

2.2. Phân tích chi phí sản xuất trong ngắn hạn.

Trong ngắn hạn các yếu tố sản xuất như đất đai, máy móc thiết bị … là các yếu tố sản xuất cố định không thể thay đổi được. Các yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu, lao động… có thể biến đổi. Khoảng thời gian gọi là ngắn hạn tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng loại sản phẩm, tuỳ thuộc vào ngành cụ thể, nó chỉ mang tính tương đối, có thể là một năm hay dài hơn.

Trong ngắn hạn, qui mô sản xuất của doanh nghiệp không đổi, các yếu tố sản xuất được chia thành hai loại là yếu tố sản xuất biến đổi và yếu tố sản xuất cố định. Do đó chi phí cho hai yếu tố này cũng chia thành hai loại tương ứng: chi phí cố định (định phí) và chi phí biến đổi (biến phí).

Các loại chi phí tổng.

Tổng chi phí cố định (TFC: Total fixed cost) Là toàn bộ chi phí mà xí nghiệp phải chi ra trong mỗi đơn vị thời gian cho yếu tố sản xuất cố định bao gồm chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tiền thuê nhà xưởng, tiền lương cho bộ máy quản lý…

Tổng chi phí cố định sẽ không thay đổi theo sự thay đổi của sản lượng, nó là khoảng chi phí phải trả ngay cả khi không có sản phẩm (chỉ có thể loại trừ bằng cách đóng của doanh nghiệp). Đường biểu diển trên đồ thị là đường nằm ngang song song với trục sản lượng (Hình 4.8)

Tổng chi phí biến đổi (TVC: Total variable cost) Là toàn bộ chi phí mà xí nghiệp chi ra để mua các yếu tố sản xuất biến đổi trong mỗi đơn vị thời gian gồm chi phí mua nguyên vật liệu, trả tiền lương cho công nhân… Tổng chi phí biến đổi phụ thuộc và đồng biến với sản lượng và có đặc điểm:

Ban đầu tốc độ gia tăng của TVC chậm hơn tốc độ gia tăng của sản lượng. Sau đó tốc độ gia tăng của TVC nhanh hơn tốc độ gia tăng của sản lượng. Đường TVC ban đầu có mặt lồi hướng lên sau đó hướng xuống trục sản lượng (hình 4.8).

Tổng chi phí (TC: Total cost) Là toàn bộ chi phí mà xí nghiệp phải chi ra cho tất cả các yếu tố sản xuất cố định và yếu tố sản xuất biến đổi trong mỗi đơn vị thời gian.

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô ĐH An Giang (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)