Cạnh tranh cải tiến mẫu mãi, nâng cao chất lượng và các dịch vụ hậu mã i:

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô ĐH An Giang (Trang 146 - 149)

Các xí nghiệp luôn tìm kiếm những phương án sao cho sản phẩm của mình ngày càng được ưa thích trên thị trường, ra sức bán hàng, giao hàng tận nhà, hướng dẫn sử dụng, bảo hành sản phẩm ….nhằm gia tăng thị phần của mình. Nhưng tất cả các xí nghiệp đối thủ đều ra sức cạnh tranh với những hình thức tương tự, nên cuối cùng thị phần các bên không thay đổi, nhưng chi phí sản xuất gia tăng, lợi nhuận đều giảm sút.

Ngoài ra trong lý thuyết trò chơi còn đề cập đến chiến lược ăn miếng trả miếng ; nghĩa là nếu đối thủ định giá cao ta sẽ định giá cao, ngược lại nếu đối thủ định giá thấp ta sẽ định giá thấp.

2.3. Trường hợp các xí nghiệp độc quyền nhóm hợp tác nhau.

Các xí nghiệp có thể hợp tác với nhau, dưới hai hình thức: ngầm hay công khai.

Hợp tác ngầm: Mô hình lãnh đạo giá

Trong một số ngành có một vài xí nghiệp lớn có ưu thế trên cả hai mặt. Có chi phí sản xuất thấp nhất, chất lượng sản phẩm bảo đảm, ổn định, có uy tính trên thị trường.

Quy mô sản xuất lớn, sản lượng cung ứng chiếm tỉ trọng đáng kể trong ngành. Xí nghiệp chiếm ưu thế như vậy sẽ là người quyết định giá bán, các xí nghiệp khác sẽ là những người chấp nhận giá.

Lãnh đạo giá có ưu thế về chi phí về sản xuất thấp nhất.

Đồ thị 7.10 biểu thị trường hợp trong ngành có hai xí nghiệp độc quyền tay đôi, mỗi bên chiếm phân nữa thị trường, đường cầu mỗi bên là d. Điều kiện sản xuất của xí nghiệp 1 được thể hiện bằng đường AC1 và MC1 điều kiện sản xuất xí nghiệp hai được thể hiện qua đương AC2 và MC2.. Xí nghiệp I có chi phí sản xuất thấp hơn xí nghiệp II.

Hình 7.11

Để tối đa hóa lợi nhuận, xí nghiệp I sẽ quyết định sản xuất ở sản lượng Q1 (tại Q1: MC1 = MR) ấn định giá bán là P1.

Để tối đa hóa lợi nhuận, xí nghiệp sẽ quyết định sản xuất ở sản lượng Q2 (tại Q2: MC2 =MR) ấn định giá bán là P2.

Như vậy giá của xí nghiệp I (P1). Thấp hơn giá bán của xí nghiệp II. Để bảo vệ thị phần của mình buộc lòng xí nghiệp II cũng phải bán theo giá của xí nghiệp I là P1. Như vậy xí nghiệp I có chi phí thấp trở thành lãnh đạo giá.

Lãnh đạo giá do có ưu thế về quy mô sản xuất lớn.

Hình 7.12

Trong ngành, xí nghiệp có ưu thế về qui mô sản xuất lớn sẽ là người định giá sản phẩm, các xí nghiệp còn lại sẽ là những người chấp nhận, theo mức giá mà xí nghiệp thống trị đã ấn định.

Giả sử đường cầu thị trường về sản phẩm là (D ): đường cung của các xí nghiệp chấp nhận giá là SF ; đường cầu của xí nghiệp lãnh đạo giá là DL ; là chênh lệch giữa đường cầu thị trường (D) và đường cung SF.

Đường doanh thu biên tương ứng của xí nghiệp lãnh đạo giá là MR và đường chi phí biên là MC.

Để tối đa hóa lợi nhuận của mình, xí nghiệp lãnh đạo giá sẽ sản xuất sản lượng QL, tại đó MR =MC, ấn định giá bán là P1.

Ở mức giá P1, các xí nghiệp đi theo sẽ bán với sản lượng QF, do đó tại mức giá P1 sản lượng bán ra trên thị trường: Q1 = QL + QF.

Hợp tác công khai.

Khi các xí nghiệp công khai thõa thuận hợp tác với nhau thành một liên minh sản xuất được gọi là Cartel.

Nếu tất cả các xí nghiệp kết thành một Cartel, thì thị trường trở thành thị trường độc quyền hoàn toàn. Để tối đa hóa lợi nhuận chung, Cartel sẽ ấn định mức giá và sản lượng cần sản xuất theo nguyên tắc MC =MR. Sau đó sẽ phân phối sản lượng cho các thành viên dựa vào vị thế của mỗi xí nghiệp, hay phân chia thị trường, mỗi xí nghiệp thành viên sẽ trở thành xí nghiệp độc quyền trong khu vực của mình.

Trong thực tế, thường chỉ có một xí nghiệp trong ngành tham gia thành lập Cartel, nên sản lượng của Cartel chỉ chiếm một phần trong tổng sản lượng, bởi còn các xí nghiệp cạnh tranh khác nằm ngoài Cartel. Các Cartel thường có tính quốc tế, với mục tiêu là nâng giá cao hơn nhiều so với giá cạnh tranh bằng cách hạn chế sản lượng cung ứng.

Một Cartel thành công trong việc nâng cao mức giá nhằm gia tăng lợi nhuận phải hội đủ ba điều kiện:

• Cầu thị trường là ít co giãn, khó có sản phẩm thay thế.

• Các xí nghiệp cạnh tranh còn lại (không gia nhập vào Cartel)có cung co giãn rất ít, nghĩa là lượng cung của họ rất hạn chế.

• Sản lượng của Cartel chiếm tỉ trọng lớn và có chi phí thấp trong ngành, đồng thời các xí nghiệp thành viên phải trung thực tuân theo đúng quy định của Cartel.

Một Cartel sẽ ấn định giá như thế nào? Sử dụng mô hình một xí nghiệp lãnh đạo giá do có ưu thế, vận dụng để giải thích tại sao Cartel dầu lửa OPEC lại thành công trong việc nâng giá, được minh họa ở đồ thị 7.12.

Dw là đường cầu thế giới về dầu thô; Sc là đường cung về dầu của các nước ngoài OPEC. Đường cầu về dầu của OPEC là mức chênh lệch giữa đường cầu thế giới Dw và đường cung cạnh tranh Sc (DOPEC = Dw - Sc). Đường doanh thu biên và chi phí biên của OPEC là MR và MC. Chi phí sản xuất của OPEC thấp hơn nhiều so với các nước ngoài OPEC.

Hình 7.13

Để tối đa hóa lợi nhuận, OPEC sẽ sản xuất ở sản lượng QOPEC (tại đó MC = MR ) ấn định giá bán là P*.

Ở giá P* các nước ngoài OPEC sẽ cung cấp QC ; lượng cầu thế giới ở mức giá P* là QW = QOPEC + QC.

Trước khi có Cartel OPEC, các nước sản xuất cạnh tranh nhau thì giá cạnh tranh là PC, là mức giá tại đó đường cầu của OPEC cắt đường MC.

Sở dĩ OPEC thành công trong việc ấn định giá vì cầu về dầu mỏ của thế giới là co giãn ít, không có sản phẩm thay thế, còn lượng cung dầu mỏ trong ngắn hạn của các nước ngoài OPEC là ít co giãn. Chi phí sản xuất của OPEC thấp hơn và cung ứng lượng dầu lớn chiếm 2/3 lượng cung thế giới.

Ngựơc lại Cartel sản xuất đồng CIPEC lại không thành công vì cầu về đồng co giãn nhiều, có nhiều kim loại thay thế cho đồng, cung của các nước sản xuất đồng ngoài CIPEC chiếm tỉ trọng lớn 65%, còn CIPEC chỉ cung cấp 35% lượng đồng và chi phí sản xuất thấp hơn không đáng kể so với các nước ngoài

CIPEC.

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô ĐH An Giang (Trang 146 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)