Hiệu quả trao đổi.

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô ĐH An Giang (Trang 170 - 173)

Chương 9: Thông tin suy thoái của thị trường và vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường

1.2. Hiệu quả trao đổi.

Để nghiên cứu khái niệm hiệu quả kinh tế một cách chi tiết hơn, ta hãy bắt đầu với một nến kinh tế trao đổi, phân tích hành vi của người tiêu dùng mà họ có thể trao đổi hàng hoá với nhau. Giả sử hai hàng hoá lúc đầu được phân bổ sau cho cả hai người tiêu dùng đều có thể làm lọi cho mình bằng cách trao đổi với nhau. Một sự phân bổ hàng hoá hiệu quả, không ai có thể được lợi mà không làm cho người kia bị thiệt. Trong phần này sẽ chỉ ra tại sao trao đổi cùng có lợi lại dẫn đến sự phân bổ hàng hoá.

Lợi thế thương mại.

Thương mại tự nguyện giữa hai người hoặc hai nước là hai bên cùng có lợi. Khi xem xét chi tiết sẽ thấy trao đổi làm cho mọi người được lợi như thế nào? Phân tích này dựa vào hai giả định quan trọng:

• Cả hai người điều nắm được sở thích của nhau.

• Việc trao đổi hàng hoá không tốn chi phí giao dịch.

Ví dụ: X và Y có 10 đơn vị thực phẩm và 6 đơn vị quần áo. Lúc đầu X có 7 đơn vị thực phẩm và 1 đơn vị quần áo, Y có 3 đơn vị thực phẩm và 5 đơn vị quần áo. Để xác định xem việc trao đổi giữa X và Y có lợi không, chúng ta cần biết sở thích của họ về quần áo và thực phẩm.

Giả sử vì X có nhiều quần áo và ít thực phẩm, nên tỷ suất thay thế biên của thực phẩm cho quần áo là 3 (để có 1 đơn vị thực phẩm, Y sẽ phải từ bỏ 3 đơn vị quần áo) và tỷ suất thay thế biên của x là ½ (để có 1 đơn vị quần áo,Y sẽ phải từ bỏ 1/2 đơn vị thực phẩm)

Như thế thì sự trao đổi cùng có lợi vì X đánh giá quần áo cao hơn Y, trong khi Y lại đánh giá thực phẩm cao hơn X. Để có thêm một đơn vị thực phẩm Y sẵn sàng đổi đến 3 đơn vị quần áo, nhưng X sẽ từ bỏ một đơn vị thực phẩm để lấy ½ đơn vị quần áo. Tỷ lệ trao đổi thực tế phụ thuộc vào quá trình thương lượng. Nhưng kết quả có thể là X sẽ đổi một đơn vị thực phẩm lấy một lượng bất kỳ giữa ½ và 3 đơn vị quần áo từ Y.

Giã sữ Y đề nghị đổi cho X một đơn vị quần áo lấy một đơn vị thực phẩm và X đồng ý. Cả hai sẽ cùng được lợi, X sẽ có nhiều quần áo hơn - thứ mà X quý hơn thực phẩm, Y sẽ có nhiều thực phẩm hơn. Khi mà MRS của những người tiêu dùng còn khác nhau thì sẽ có chổ cho sự trao đổi làm cho đôi bên cùng có lợi vì phân bổ nguồn lực còn chưa hiệu quả thì việc trao đổi sẽ làm cho cả hai người tiêu dùng cùng được lợi. Vậy để đạt được hiệu quả kinh tế thì MRS của hai người tiêu dùng phải bằng nhau.

Kết quả này cũng đúng khi có nhiều hàng hoá và nhiều người tiêu dùng. Một sự phân bổ hàng hoá là hiệu quả khi các hàng hoá được phân phối sao cho tỷ suất thay thế biên giữa hai cặp hàng hoá bất kỳ là như nhau đối với tất cả người tiêu dùng.

Sự phân phối có hiệu quả:

Một vụ mua bán từ A đến B ( X bỏ đi 1F để đổi lấy 1C) làm cho cả X và Y điều thoả màn hơn. Nhưng liệu B có phải là một sự phân phối có hiệu quả hay không? Nó tuỳ thuộc vào chổ các MRS của X và Y có giống nhau hay không, điều này tuỳ thuộc vào hình dạng đường bàng quan của họ.

Hình 9.2

Bây giờ chúng ta hãy xem xét đường bàng quan của X và Y qua sự phân phối lúc ban đầu ở A, đường biểu diễn ấy được ký hiệu là: U1X và U1Y. Độ dốc của đường bàng quan X bằng ½ của Y bằng 3. Diện tích chấm chấm trong giữa hai đường bàng quan biểu thị những cách có thể có để phân phối thực phẩm và quần áo khiến cho X và Y điều thoả mãn hơn ở A hay nó mô tả mọi vụ mua bán hai bên cùng có lợi.

Xuất phát từ A, mọi cuộc mua bán làm cho sự phân phối của các sản vật di chuyển ra ngoài diện tích chấm chấm làm cho một trong hia người tiêu dùng ấy sa sút đi, vì thế không thể xảy ra. Việc di chuyển từ A đến B là cùng có lợi, nhưng B không là một điểm có hiệu quả vì các đường bàng quan U2X Và U2Y cắt nhau, nghĩa là MRS của X và Y không giống nhau, sự phân phối ấy là không hiệu quả. Điều này có nghĩa là nếu một vụ mua bán từ một sự phân phối không hiệu quả làm cả hai thoả mãn hơn thì sự phân phối mới không nhất thiết là có hiệu quả.

Nếu từ A lại có thêm một vụ mua bán nữa, X trao đổi một đơn vị thực phẩm nữa để có một đơn vị quần áo và Y trao đổi một đơn vị quần áo để đổi lấy một đơn vị thực phẩm tại điểm C. Ở C, MRS của hai người giống nhau nên đường bàng quan của họ tiếp tuyến với nhau ở đây biểu thị một sự phân phối có hiệu quả. Tuy nhiên, đây không phải là kết quả duy nhất có thể có của X và Y. Nó có thể có khi di chuyển tới bất cứ điểm nào trong diện tích chấm chấm, có thể đạt nhiều kết quả có hiệu quả như có thể di chuyển từ A đến D (nếu x mặc cả có hiệu quả) nơi đường bàng quan U3X tiếp xúc với U3Y. D là một sự phân phối có hiệu quả, dù x thích D hơn C, Y thích C hơn D.

Đường đồng hợp.

Từ sự phân phối ban đầu có thể đạt được nhiều sự phân phối có thể có hiệu quả thông qua việc mua bán cùng có lợi. Để tìm tất cả các cách có thể có hiệu quả để phân phối thực phẩm và quần áo giữa X và Y ta phải nhìn vào tất cả các tiếp tuyến giữa các đường bàng quan của họ.

Hình 9.3

Đường đồng hợp cho thấy tất cả những sự phân phối mà từ đó không thể tiến hành một vụ mua bán cùng có lợi nào. Sự phân phối ấy gọi là phân phối có hệu quả Pareto:

Một sự phân phối có hiệu quả pareto nếu như các sản vật không thể được phân phối lại để làm cho ai đó khấm khá hơn mà không làm cho người khác sa sút đi. Ba điểm phân phối E, F, G trên hình là những sự phân phối có hiệu quả Pareto, mặc dù mỗi điểm đó bao hàm một cách khác nhau để phân phối quần áo và

thực phẩm, vì một người không thể làm cho mình khấm khá hơn mà không làm cho người khác sa sút đi.

Một khi đã chọn một điểm trên đường đồng hợp như E, thì không còn cách nào khác nữa để di chuyển tới một điểm khác trên đường đồng hợp này mà không làm cho người khác sa sút đi. Hiệu quả Pareto nói lên rằng chúng ta phải tiến hàng những vụ trao đối tất cả cùng có lợi nhưng không cho biết vụ trao đổi nào là tốt nhất.

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô ĐH An Giang (Trang 170 - 173)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)