Phân biệt giá theo thời điểm và định giá cho lúc cao điểm.

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô ĐH An Giang (Trang 121 - 122)

Chiến lược phân biệt giá của xí nghiệp độc quyền

5.4. Phân biệt giá theo thời điểm và định giá cho lúc cao điểm.

Phân biệt giá theo thời điểm là một hình thức phân biệt giá cấp II, người tiêu dùng được chia thành những nhóm khác nhau có hàm cầu khác nhau, rồi định giá khác nhau ở những thời điểm khác nhau cho từng nhóm khách hàng.

Thoạt đầu, ấn định giá cao cho nhóm khách hàng có nhu cầu cao về nhóm sản phẩm và không muốn phải chờ đợi lâu. Sau đó giá bán sẽ giảm dần theo thời gian để hấp dẫn thị trường đại chúng. Ví dụ: lắp điện thoại gia đình, giá bán máy vi tính, đĩa CD…

Trên đồ thị, D1 là đường cầu (co giãn ít) của một số ít người tiêu dùng có nhu cầu cao về sản phẩm. D2 là đường cầu (co giãn nhiều) của số đông người tiêu dùng sẵn sàng bỏ qua sản phẩm nếu giá cao. Trong trường hợp này, chiến lược là ban đầu định giá cao P1 với sản lượng Q1 cho nhóm khách hàng có đường cầu D1. Sau đó hạ giá xuống P2 với sản lượng Q2 cho nhóm khách hàng đông đảo có đường cầu D2..

Hình 6.22

Ví dụ giá lắp điện thoại gia đình, ban đầu là 500 ngàn đồng, sáu tháng sau giảm còn 400 ngàn đồng sau đó là 350 ngàn đồng và 250 ngàn đồng…

Định giá cho lúc cao điểm là một hình thức phân biệt giá theo thời điểm dựa theo hiệu quả, định giá cao hơn trong thời gian cao điểm, thì có lợi cho xí nghiệp so với định một giá duy nhất cho mọi thời gian. Định giá cho lúc cao

điểm khác với phân biệt giá cấp ba là giá cả và số lượng bán ra trong mỗi đơn vị thời gian có thể xác định độc lập với nhau, đặt chi phí biên bằng doanh thu biên trong mỗi thời gian ấy.

5.5. Giá gộp

Khi nhu cầu của các sản phẩm là không đồng nhất và có mối tương quan nghịch, xí nghiệp độc quyền sẽ áp dụng giá gộp: giá gộp thuần tuý, giá gộp hỗn hợp.

Giá gộp thuần tuý: Khi hai hay nhiều sản phẩm khác nhau được bán trọn gói. Ví dụ: hai sản phẩm A và B được bán chung với nhau:

P(A+B) = 30$

Giá gộp hỗn hợp: sản phẩm có thể bán riêng biệt hay trọn gói tuỳ theo sở thích của người mua. Ví dụ: hai sản phẩm A và B có thể được bán riêng lẽ hay gộp chung:

PA = 12$; PB = 22$; hay P(A+B) = 30$.

Các tiệm ăn bán cơm phần hay cơm món là một dạng giá gộp hỗn hợp.

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô ĐH An Giang (Trang 121 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)