1.3.Cân bằng thị trường lao động của một ngành

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô ĐH An Giang (Trang 155 - 157)

Những vấn đề liên quan đến cung cầu thị trường về các yếu tố sản xuất xác đinh giá thị trường của các yếu tố sản xuất. Giá cân bằng của nó sẽ là giá tại đó những người mua các yếu tố sản xuất muốn mua cùng số lượng mà người bán muốn bán. Trong hình 8.7 cho thấy sự cân bằng trên thị trường lao động,

đường cầu về lao động của nó là DL dốc xuống cắt đường cung về lao động SL dốc lên tại E, nơi mức lương w0 và mức thuê lao động là L0.

Giả sử giá cả tiền công là cố định trong mọi ngành khác. Chúng ta có thể coi w là tiền lương mà ngành đó phải trả để thu hút nhân công từ các ngành khác.

Hình 8.7

Ở một mức lương w1 thấp hơn mức cân bằng w0, số lượng lao động muốn cung ứng sẽ ít hơn mức lao động muốn thuê. Sự thiếu hụt lao động xảy ra và các xí nghiệp sẽ thu hút lượng cung lao động hiện có, tăng mức tiền lương đến điểm cân bằng. Ở một mức lương cao hơn w2 cao hơn w0 số lượng lao động muốn cung ứng sẽ nhiều hơn lượng lao động muốn thuê, sự khiếm dụng xảy ra và người lao động với mong muốn có việc làm sẽ sẵn sàng nhận một mức lương thấp hơn, như vậy mức tiền lương sẽ hạ xuống điểm cân bằng.

Trong một nền kinh tế không ổn định, sự xác định giá cả và mức sử dụng các nguồn lực sẽ phức tạp. Cung và cầu tài nguyên không đọc lập.Ví dụ nền kinh tế đang suy thoái, cầu sản phẩm và các yếu tố sản xuất giảm, gây ra thất nghiệp và hạ thấp giá các nguồn lực. Vì mức sử dụng và giả cả các nguồn lực quyết định thu nhập cá nhân, do đó khi thu nhập cá nhân giảm, sự sụt giảm cầu sản phẩm và cầu các yếu tố sản xuất còn nhiều hơn nữa.

Hình 8.8 giả sử giá cả và tiền lương trong các ngành khác là cố định, ta cũng giả sử có sự suy thoái trong ngành xây dựng làm giảm cầu về xí nghiệp măng, giá xi măng giảm, do đó làm dịch chuyển đường cầu về lao động trong ngành dịch chuyển sang trái, tiền lương giảm xuống w1.

Ngược lại, giả sử rằng có sự đầu tư thêm máy móc thiết bị vào các ngành khác, ngoài ngành xi măng, với lượng vốn nhiều hơn để lao động trong các ngành khác có năng suất cao hơn (MRPL tăng ), làm cho MRPL tăng, do đó các ngành này bây giờ trả mức tiền lương cao hơn. Điều này làm dịch chuyển đường cung về lao động của ngành xi măng sang trái đến SL'. Đối với mỗi mức tiền lương, ngành sản xuất xi măng bây giờ thu hút ít nhân công từ nguồn lao động chung hơn trước. Mức cân bằng mới về công nhân xi măng tại E2. Việc thuê công nhân thu hẹp từ L0 đến L2.

Việc thu hẹp sản phẩm xi măng dịch chuyển đường cung về sản phẩm sang trái và đẩy giá xi măng lên. Những tác động này gộp lại đưa ngành đó lên tới đường cầu D và cho phép nó trả mức tiền công cao hơn cho các công nhân còn lại của ngành.

Hình 8.8

Việc tăng tiền công trong một ngành sẽ lôi theo các ngành khác. Các công nhân ngành xi măng tự lôi kéo khỏi ngành đó do việc tăng tiền công ở các nơi khác, nên đường cung về lao động cho một ngành xi măng dịch chuyển sang trái như trong hình vẽ. Mức độ lưu thông của sức lao động giữa các ngành ảnh hưởng đến không chỉ việc đường cung về sức lao động của ngành sẽ dịch chuyển bao nhiêu khi điều kiện ở các nơi khác thay đổi mà nó còn ảnh hưởng cả đến độ dốc của đường cung về sức lao động cho ngành đó.

Giả sử công nhân có thể chuyển tự do trong cùng một loại công việc giữa các ngành khác nhau. Nếu mỗi ngành là nhỏ so với cả nền kinh tế thì nó sẽ gặp phải đường cung lao động hoàn toàn co giãn ở mức lương hiện hành. Khi tất cả các tiền lương cao hơn thì đường cung nằm ngang về lao động cho ngành xi măng sẽ dịch chuyển lên do tăng tổng lượng tiền lương ở các nơi khác. Nếu ngành xi măng không tiếp tục giữ cân đối với mức tiền lương hiện hành thì có sẽ mất hết công nhân.

Với sự lưu động hạn chế của lao động giữa các ngành, ngành xi măng có thể thu hút nhiều lao động hơn nếu nó trả mức tiền lương cao hơn, nhưng do ngành đó không cách ly khỏi các ngành khác nên đường cung về lao động của nó dịch chuyển sang trái khi tiền công ở các ngành khác tăng.

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô ĐH An Giang (Trang 155 - 157)