Mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô ĐH An Giang (Trang 96 - 99)

Chương 6: Thị trường độc quyền hoàn toàn

2.1. Mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.

Phân tích bằng đồ thị.

Khi phân tích giá cả, sản lượng trong thị trường độc quyền về căn bản giống như thị trường cạnh tranh hoàn toàn. Ở thị trường cạnh tranh hoàn toàn, doanh thu tăng khi sản lượng bán tăng. Ở thị trường độc quyền, muốn bán một lượng sản phẩm lớn hơn, đối với kinh doanh phải hạ giá bán.

Do đó đơn vị đạt doanh thu tối đa ở một mức sản lượng Q nào đó, nếu bán nhiều hơn, doanh thu sẽ giảm.

Cách phân tích cũng tương tự như trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn.

Đường TR và TC của xí nghiệp độc quyền được mô tả trên đồ thị 6.4. Để đạt lợi nhuận tối đa, xí nghiệp độc quyền sẽ sản xuất ở sản lượng Q1 tại đó chênh lệch giữa TR và TC là lớn nhất.

Tại mức sản lượng Q1, hai tiếp tuyến A và B của đường TR và đường TC song song với nhau nên tại đó độ dốc của chúng bằng nhau, mà độ dốc của đường TR và MR và của đường TC là MC. Do đó mức sản lượng có lợi nhuận phải thoả điều kiện:

MR = MC

Hình 6.5

Để đạt lợi nhuận tối đa, xí nghiệp sản xuất ở sản lượng Q, tại đó: MC = MR

Với mức sản lượng Q, xí nghiệp độc quyền có thể bán với giá là P, chi phí trung bình AC = C và lợi nhuận:

Лmax = TR – TC

= PQ – CQ = (P – C)Q

Trên đồ thị tổng, lợi nhuận tối đa (Лmax ) là diện tích hình chữ nhật PCBA. Ở mức sản lượng Q, MC < MR, do đó khi tăng sản lượng tới Q, lợi nhuận tăng. Khi sản lượng tăng quá Q, MC > MR, lợi nhuận giảm dần.

Phân tích bằng đại số. Л(Q) = TR(Q) – TC(Q) Лmax khi dЛ(Q) = 0

Hay dTR/dQ – dTC/dQ = 0 ==> MR – MC = 0 ==> MR = MC

Ví dụ 1: Hàm cầu thị trường của sản phẩm X: P = (-1/4)Q + 280 và chỉ có công ty A độc quyền sản xuất sản phẩm này với hàm tổng phí: TC = (1/6)Q2 + 30Q + 15000. Với đơn vị tính của giá là ngàn đồng/đv sản phẩm, chi phí là ngàn đồng và sản lượng là sản phẩm.

Để tối đa hoá lợi nhuận, công ty A sẽ sản xuất ở mức sản lượng Q thoả mãn điều kiện: MC = MR. Với MC = dTC/dQ = (1/3)Q = 30 MR = (-1/2)Q + 280 => 2/6Q = 30 = -1/2Q + 280 => Q = 300 => P = -1/4 x 300 + 280 = 205 => Лmax = TR – TC = 22000

Như vậy, để tối đa hoá lợi nhuận xí nghiệp độc quyền sẽ sản xuất 300 sản phẩm và giá bán mỗi đơn vị sản phẩm là 205 ngàn đồng.

Trường hợp xí nghiệp độc quyền có nhiều cơ sở.

Hình 6.6

Trong thực tế xí nghiệp độc quyền thường có rất nhiều cơ sở sản xuất và có điều kiện sản xuất khác nhau, chi phí sản xuất khác nhau. Vậy xí nghiệp sẽ phân phối sản lượng sản xuất giữa các cơ sở sản xuất theo nguyên tắn nào để tối thiểu hoá chi phí sản xuất?

Giả sử xí nghiệp độc quyền có hai cơ sở sản xuất khác nhau được minh hoạ ở đồ thị bên trên, chi phí biên của cơ sở I là MC1; của cơ sở II là MC2; của toàn bộ xí nghiệp là đường MC.

Đường chi phí biên chung MCT là cộng theo hoành độ c1c đường chi phí biên cơ sở.

• Nếu cần sản xuất Q = 100 sản phẩm, MC1 = 100, MC2 = 200: MC1 < MC2. Vậy nên giao cho cơ sở sản xuất I sản xuất.

• Nếu cần sản xuất Q = 300 sản phẩm, xí nghiệp sẽ giao cho cơ sở sản xuất I sản xuất 200; cơ sở sản xuất II sản xuất 100, lúc đó chi phí biên của 2 cơ sở sản xuất là bằng nhau: MC1 = MC2 = 150.

Nguyên tắc tổng quát:

Để tối tiểu hoá chi phí sản xuất, xí nghiệp nên phân phối sản lượng cho các cơ sở sản xuất sao cho chi phí biên giữa các cơ sở sản xuất phải bằng nhau và bằng chi phí biên chung: MC1 = MC2 = …= MCn = MCT

Xí nghiệp độc quyền có thể lỗ lã trong ngắn hạn.

Hình 6.7

Đồ thị trên cho thấy nếu đường chi phí trung bình là AC2 ở tất cả các mức sản lượng giá sản phẩm đều nhỏ hơn hay bằng chi phí trung bình, xí nghiệp độc quyền sản xuất bất kỳ mức sản lượng nào cũng không có lợi nhuận. Trong trường hợp lỗ lã hay vượt quá mức chi phí cố định xí nghiệp cũng tạm ngưng sản xuất.

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô ĐH An Giang (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)