Các biện pháp quản lý và điều tiết đối với xí nghiệp độc quyền

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô ĐH An Giang (Trang 124 - 126)

hệ số Bsin.

Hệ số Lerner: Phản ánh tỷ lệ phần trăm chi phí biên nhỏ hơn mức giá sản phẩm, được xác định theo công thức:

L = (P - MC) / P = 1 / |Ed|

Hệ số co giãn của cầu theo giá càng lớn, thì thế lực độc quyền càng giảm. Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn P = MC => L = 0, thể hiện xí nghiệp cạnh tranh hoàn toàn không có thế lực thị trường.

Trong thị trường độc quyền P> MC => L >0: Hệ số L càng lớn, thế lực thị trường càng lớn.

Hệ số Bsin: Phản ánh tỷ lệ phần trăm chi phí trung bình nhỏ hơn mức giá sản phẩm, được xác định theo công thức:

B = (P - AC)/P

Xét trong dài hạn, trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn: P = LAC => B = 0. Trong thị trường độc quyền: P > LAC => B >0

Các biện pháp quản lý và điều tiết đối với xí nghiệp độc quyền quyền

6.1. Đánh giá về tình trạng độc quyền.

So với thị trường cạnh tranh hoàn toàn, độc quyền hoàn toàn có những ảnh hưởng không tốt đối với nền kinh tế.

Trong những ngành sản xuất những sản phẩm độc quyền có sự hạn chế về sản lượng và giá cả cao. Trong cạnh tranh hoàn toàn, những xí nghiệp sản xuất theo qui mô sản xuất tối ưu nên chi phí sản xuất thấp còn trong điều kiện độc quyền thì trái lại, do sử dụng qui mô sản xuất không tối ưu nên chi phí sản xuất cao hơn.

Trên đồ thị 6.24, nếu thị trường là cạnh tranh hoàn toàn, đường cung và đường cầu của thị trường là S và D, giá cả và sản lượng là P1 và Q1.

Nếu chỉ một xí nghiệp độc quyền cung cấp sản phẩm, thì đường cung thị trường là đường chi phí biên MC của xí nghiệp độc quyền. Đường cầu của thị trường là đường cầu đứng trước xí nghiệp độc quyền và đường doanh thu biên của xí nghiệp độc quyền là đường MR nằm dưới đường D.

Để đạt lợi nhuận tối đa xí nghiệp độc quyền sản xuất ở Q2 thoả điều kiện: MCT = MR, ấn định giá độc quyền là P2.

Hình 6.24

Thặng dư tiêu dùng trong thị trường độc quyền giảm so với thị trường cạnh tranh hoàn toàn là diện tích A và diện tích B, thặng dư sản xuất là phần diện tích A và giảm diện tích C: ΔCS = - A - B

ΔPS = A - C

Phần thặng dư bị giảm so với trước là diện tích B và C và được gọi là tổn thất vô ích. Đây là lượng tổn thất do xí nghiệp độc quyền gây ra, là cái giá xã hội phải trả cho thế lực độc quyền do giá bán độc quyền cao hơn giá cạnh tranh và sản lượng độc quyền nhỏ hơn sản lượng cạnh tranh.

Nhà độc quyền ngăn chặn sự gia nhập để bảo đảm lợi nhuận độc quyền, do đó các yếu tố sản xuất không được sử dụng để sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu. Như vậy, người tiêu dùng vừa phải trả giá cao hơn để mua sản phẩm đồng thời nhu cầu được thoả mãn ít hơn khả năng thực sự.

Ngoài ra, thị trường độc quyền hoạt động kém hiệu quả hơn so với thị trường cạnh tranh hoàn toàn, bởi vì xí nghiệp độc quyền luôn thiết lập được qui mô sản xuất tối ưu nên chi phí sản xuất cao hơn thị trường cạnh tranh hoàn toàn. Lợi nhuận chỉ tập trung vào một số ít người, tạo ra chênh lệch thu nhập ngày càng lớn giữa các thành phần dân cư.

Xí nghiệp độc quyền không có áp lực cạnh tranh để thúc đẩy đổi mới kỹ thuật, tuy nhiên có khả năng tài chính dồi dào để đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển, cải tiến kỹ thuật và công nghệ.

Từ những phân tích trên, để điều tiết lợi nhận của nhà độc quyền và giảm bớt những thiệt hại đối với người tiêu dùng và xã hội, nhà nước cần có những biện pháp can thiệp như quy định mức giá tối đa, đánh thuế, đưa ra các luật chống độc quyền.

6.2. Định giá tối đa

Giá các sản phẩm độc quyền trên nền kinh tế thị trường thường chịu sự can thiệp của nhà nước. Thông thường, bằng việc xác định giá nhà nước muốn có được sản xuất nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, giá cả như thế nào để người sản xuất có thể cung cấp lượng sản phẩm nhiều nhất trong mối tương quan giữa chi phí và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm này.

Hình 6.25

Trước khi có sự can thiệp của nhà nước, đường cầu và đường doanh thu biên của xí nghiệp là (D) và (MR) (như hình 6.25). Để tối đa hoá lợi nhuận, xí nghiệp độc quyền sẽ sản xuất ở sản lượng Q1 (tại Q1: MC = MR), ấn định giá bán là P1. Tổng lợi nhuận là diện tích hình chữ nhật P1C1BA.

Khi nhà nước ấn định giá tối đa là Pmax. Nguyên tắc là giá tối đa phải thấp hơn giá độc quyền P1 và cao hơn chi phí trung bình AC, thường nhà nước qui định giá tối đa bằng chi phí biên Pmax = MC, đường cầu của xí nghiệp trở thành đường gấp khúc PmaxCD, đường doanh thu biên tương ứng là PmaxCFG (không liên tục tại Q2). Để tối đa hoá lợi nhuận, xí nghiệp độc quyền sẽ sản xuất ở sản lượng Q2 ( tại Q2: MC = MR = Pmax). Tổng lợi nhuận đạt được là diện tích PmaxC2EC.

Như vậy, giá tối đa làm cho người tiêu dùng được lợi hơn so với trước, mua được sản phẩm với giá thấp hơn và mua được số lượng sản phẩm nhiều hơn và lợi nhuận độc quyền vẫn còn nhưng ít hơn so với trước.

Tuy nhiên, chính sách giá tối đa cũng có những giới hạn của nó. Vượt giới hạn này chính sách sẽ tạo ra những hậu quả xấu.

Giới hạn cao nhất của mức giá tối đa là mức giá cân bằng tự do của doanh nghiệp. Giới hạn này bảo đảm tác dụng của chính sách. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giới hạn thấp nhất của giá tối đa là mức giá tại đó đường chi phí biên cắt đường cầu. Vi phạm giới hạn này, chính sách sẽ tạo ra chênh lệch giá giữa mức giá nhà nước ấn định và mức giá thị trường chấp nhận. Chênh lệch giá này là điều kiện để hình thành thị trường chợ đen.

6.3. Đánh thuế.

Có hai cách đánh thuế là đánh thuế theo sản lượng và đánh thuế không theo sản lượng.

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô ĐH An Giang (Trang 124 - 126)