Cân bằng trên thị trường dịch vụ vốn

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô ĐH An Giang (Trang 164 - 166)

Thị trường vốn và đất đa

2.4. Cân bằng trên thị trường dịch vụ vốn

Trong phần này chúng ta chỉ phân tích trường hợp chỉ có một ngành nhỏ có đường cung về dịch vụ vốn dài hạn nằm ngang, việc phân tích này dễ dàng mở rộng cho trường hợp đường cung dài hạn dốc lên.

Hình 8.11 điểm cân bằng dài hạn của thị trường dịch vụ vốn tại E giao điểm của đường cung SK và đường càu DK, lượng dịch vụ vốn được sử dụng là K0 và đơn giá thuê hiện hành là R0

Hình 8.11

Những điều chỉnh trên thị trường dịch vụ vốn

Trong dài hạn tất cả các yếu tố sản xuất có thể tự do thay đổi. Một mức tiền công cao hơn có hai tác động thay đổi và ảnh hưởng số lượng. Với mức tiền công cao hơn sẽ làm tăng chi phí cho dịch vụ lao động so với dịch vụ vốn. Ảnh hưởng thay thế khiến cho các doanh nghiệp trong ngành chuyển sang kỹ thuật sử dụng nhiều vốn hơn để tiết kiệm lao động mà hiện đang đắt hơn. Ảnh hưởng có xu hướng làm tăng lượng cầu về dịch vụ vốn ở bất kỳ mức giá thuê nào. Sự gia tăng tiền công cũng làm cung sản phẩm giảm và do đó sản lượng của ngành giảm. Mức sản lượng giảm nhiều hay ít phụ thuộc vào độ co giãn cầu sản

phẩm, cầu sản phẩm càng co giãn thì thì mức sản lượng giảm càng nhiều. Một mức gia tăng tiền công sẽ làm giảm lượng cầu lao động. Ảnh hưởng này có xu hướng gây ra sự dịch chuyển về phía trái của sản phẩm giá trị biên của vốn do làm giảm sản phẩm hiện vật biên của vốn, trong hoạt động của vốn bây giờ có ít lao động hơn. Tuy nhiên, một mức tăng tiền công cũng làm dịch chuyển đường cung của ngành lên trên và đẩy giá cân bằng đối với sản lượng của ngành lên. Điều này thường làm tăng giá trị biên của vốn, và làm dịch chuyển đồ thị về phía phải. Ảnh hưởng này sẽ càng nhỏ khi đường cầu đối với sản lượng của ngành càng co giãn hơn. Như vậy nhu cầu đối với các dịch vụ vốn càng có khả năng dịch chuyển sang bên trái nhiều hơn khi đường cầu đối với sản lượng của ngành càng co giãn hơn

Việc phân tích trên chỉ áp dụng đối với dài dài hạn khi một ngành có thể hoàn toàn tự điều chinh theo sự gia tăng tiền công. Bây giờ chúng ta xem xét sự điều chỉnh dài hạn và ngắn hạn theo sự gia tăng tiền công đối với trường hợp trong

đó tác động dài hạn là làm cầu về dịch vụ vốn giảm, đường cầu nối với dịch vụ vốn dịch chuyển sang trái.

Hình 8.12

Ban đầu ngành này cân bằng tại E. Trong ngắn hạn vốn là một yếu tố cố định và đường cung của ngành về dịch vụ vốn là thẳng đứng tại lượng ban đầu tại K0. Khi cầu về dịch vụ vốn giảm, xí nghiệp không thể phản ứng tức thời bằng việc cắt giảm dịch vụ vốn, do đó cân bằng ngắn hạn tại E’, tiền thuê vốn giảm từ R0 đến R1. Ngành ngắn hạn này có đường cung dài hạn nằm ngang S’K. Cuối cùng nó phải trả giá thuê hiện hành. Tại E’, chủ sở hữu vốn không thu được giá thuê cần có, họ sẽ để cho dự trữ vốn của họ tự hao mòn mà không bảo dưỡng chúng. Theo thời gian, dự trữ vốn của ngành và việc cung ứng dịch vụ vốn giảm dần cho tới khi đạt mức cân bằng mới ở E’’. Lượng dịch vụ vốn được ngành sử dụng giảm xuống K1. Với lượng lao động đã cho, vốn thấp hơn nên sản phẩm biên của vốn cao hơn. Trong căn bằng dài hạn tại E’’ những người sử dụng vốn một lần nữa sẵn sàng chi trả mức tiền thuê cần có R0.

Khi nghiên cứu về vốn lúc đầu giảm xuống, thì tiền thuê vốn giảm đột ngột nhưng những người chủ của yếu tố sản xuất cố định không dể phản ứng bằng dịch vụ vốn mà họ cung cấp. Cùng với thời gian họ có thể điều chỉnh sản lượng, trong trường hợp này họ cho hàng tư liệu khấu hao và số tiền thuê dần dần được bù đắp.

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô ĐH An Giang (Trang 164 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)