Hiệu quả của thị trtường cạnh tranh hoàn toàn

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô ĐH An Giang (Trang 88 - 91)

6.1. Hiệu quả của thị trường cạnh tranh hoàn toàn.

Về giá cả và chi phí trung bình.

Do sự dể dàng trong sự gia nhập và rời khỏi ngành trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, bảo đảm cho giá sản phẩm ngang bằng với chi phí tối thiểu P =

ACmin. Đây là một kết quả lý tưởng. Vì mục đích của hoạt động kinh tế là thoả mãn tối đa cho người tiêu thụ trên hai mặt: mua được khối lượng sản phẩm lớn với giá thấp.

Về hiệu quả kinh tế.

Như chúng ta đã thấy, đôi khi chính phủ có chính sách nâng giá cao hơn mức cân bằng thị trường. Một cách đơn giản nhất để nâng giá cao hơn giá thị trường là điều tiết trực tiếp - có nghĩa là coi việc đặt giá thấp hơn một mức giá tối thiểu nào đó là bất hợp pháp.

Cạnh tranh hoàn toàn giúp cho các ngành sản xuất đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Tuy nhiên điều kiện cần thiết để tồn tại cạnh tranh hoàn toàn là một thị trường sản phẩm tương đối lớn, cũng như phạm vi hoạt động của xí nghiệp phải đủ lớn để có thể tiến hành sản xuất với quy mô tối ưu. Nhờ đó sản phẩm được sản xuất với chi phí trung bình thấp nhất.

6.2. Hiệu quả phúc lợi từ các chính sách của chính phủ.

Trường hợp chính phủ qui định mức giá tối đa (Pmax)

Hình 5.20

Đối với người tiêu dùng, khi chính phủ qui định mức giá tối đa thị trường sẽ có tình trạng thiếu hụt hàng hoá. Một số người tiêu dùng mua được hàng hoá với giá thấp và được hưởng một sự gia tăng trong tổng thặng dư người tiêu dùng. Mức gia tăng này biểu thị hình chử nhật A. Còn một số người mua không được hàng hoá. Số mất mát của họ trong thặng dư tiêu dùng được biểu thị bằng tam giác B. Như vậy sự thay đổi ròng trong thặng dư tiêu dùng là A - B.

Đối với người sản xuất, với sản lượng Q1, thặng dư sản xuất mất đi chính là hình chữ nhật A. Mặt khác do sản lượng giảm sút từ Q xuống Q1 do đó thặng dư sản xuất mất thêm là hình tam giác C. Như vậy tổng thặng dư sản xuất mất mát là tổng diện tích của hai hình A và C.

Như vậy tổng số thay đổi trong thặng dư là: (A - B) + (-A - C) = -B - C

Trên đồ thị, lượng tổn thất vô ích (dead weight loss) chính là diện tích hai tam giác B và C thể hiện sự vô hiệu quả do chính phủ qui định giá tối đa. Số mất trong thặng dư sản xuất vượt quá số được trong thặng dư tiêu dùng.

Trường hợp chính phủ qui định mức giá tối thiểu (Pmin)

Khi chính phủ qui định mức giá tối thiểu thị trường sẽ thừa một lượng hàng hoá là (Q2 - Q1). Sự thay đổi trong thặng dư của người tiêu dùng và của người sản xuất như sau:

Đối với người tiêu dùng:

Hình chữ nhật A biểu thị số mất đi trong thặng dư do phải trả với mức giá cao hơn P.

Hình tam giác B biểu thị số mất đi trong thặng dư do một số người tiêu dùng không mua được hàng với giá cao.

Như vậy, tổng số thay đổi trong thặng dư của người tiêu dùng: ΔCS = - A - B

Hình 5. 21

Đối với người sản xuất:

Hình chữ nhật A biểu thị số gia tăng trong thặng dư do bán được với mức giá cao ở số lượng Q1. Hình tam giác C biểu thị số mất đi trong thặng dư do giảm số lượng sản phẩm.

Mặt khác do qui định giá tối thiểu cao hơn giá thị trường, nên chỉ số có số lượng Q1 tiêu thụ được còn phần chênh lệch Q2 - Q1 không có thu nhập để bù đắp chi phí sản xuất cho số lượng này. Số chi phí này được biểu thị bằng hình thang D. Như vậy tổng số thay đổi trong thặng dư sản xuất là:

ΔPS = A - C - D

Vì hình thang D khá lớn, do đó tổng thặng dư người sản xuất có thể âm.

Tóm lại việc qui định giá tối thiểu sẽ làm cho lợi nhuận của các nhà sản xuất sút giảm do chi phí để sản xuất thừa.

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô ĐH An Giang (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)