Hiệu quả kinh tế của thị trường cạnh tranh độc quyền.

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô ĐH An Giang (Trang 134 - 136)

Chương 7: Thị trường cạnh tranh không hoàn toàn

1.3. Hiệu quả kinh tế của thị trường cạnh tranh độc quyền.

Giá cả và chi phí trung bình :

Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, giá cân bằng dài hạn bằng chi phí biên, bằng chi phí trung bình dài hạn tối thiểu P =LMC =LACmin. Nhưng trong thị trường cạnh tranh độc quyền, mức giá bằng chi phí trung bình dài hạn và lớn hơn chi phí biên :

P = LAC >LMC (hình 7.6 ).

Do đó, giả cả và chi phí trung bình của xí nghiệp cạnh tranh độc quyền cao hơn so với xí nghiệp cạnh tranh hoàn toàn.

Giá cả sản lượng :

Đối với xí nghiệp cạnh tranh hoàn toàn cân bằng dài hạn ở mức sản lượng cân bằng tối ưu Q*, là mức sản lượng có chi phí trung bình dài hạn tối thiểu. Đối với xí nghiệp cạnh tranh độc quyền, cân bằng dài hạn ở mức sản lượng Q0, nhỏ sản lượng tối ưu hơn, do đó tại Q0 giá bán lớn hơn chi phí biên. Như vậy cạnh tranh độc quyền có mức giá cao hơn và sản lượng nhỏ hơn so với thị trường cạnh tranh hoàn toàn (P0 > P* ;Q 0 <Q*) (hình 7.6 )

Hình 7.6

Hiệu quả kinh tế :

So với thị trường cạnh tranh hoàn toàn, thị trường độc quyền hoạt động kém hiệu quả hơn, các xí nghiệp thiết lập qui mô sản xuất tối ưu, giá bán lớn hơn chi phí biên ( P >MC). Nếu sản lượng được gia tăng đến mức tại đó giá cả bằng chi phí biên, thì tổng thặng dư sẽ tăng thêm là diện tích tam giác ABC trong đồ thị 7.6b. Đây cũng chính là lượng tổn thất vô ích do thế lực độc quyền tồn tại. Tính kém hiệu quả còn thể hiện ở chỗ, các xí nghiệp độc quyền hoạt động với khả năng còn dư thừa. Sản lượng cân bằng Q0 của nó nhỏ hơn sản lượng có mức chi phí trung bình tối thiểu.

Tuy nhiên, thế lực độc quyền của xí nghiệp cạnh tranh độc quyền là nhỏ, do đó lượng tổn thất vô ích do thế lực độc quyền gây ra không đáng kể. Đồng thời, đường cầu của xí nghiệp cạnh tranh độc quyền là co giãn nhiều, nên khả năng dư thừa cũng rất nhỏ.

Nhưng cái lợi quan trọng mà thị trường độc quyền cung cấp là sự đa dạng của sản phẩm đáp ứng nhu cầu muôn vẻ và thích hợp với thu nhập của từng nhóm khách hàng.

Sẽ có tình trạng kém hiệu quả nào đó của xí nghiệp cá nhân trong dài hạn khi sự gia nhập vào ngành được dễ dàng; tức là, xí nghiệp không có động lực để kích thích thiết lập qui mô sản xuất tối ưu hoặc điều hành qui mô sản xuất thiết lập ở mức sản lượng tối ưu.

Nếu đường chi phí trung bình dài hạn nằm dưới đường cầu trong phạm vi sản lượng nào đó, xí nghiệp chắc chắn lựa chọn được qui mô sản xuất thích đáng cho bất kì mức sản lượng nào (trong phạm vi sản lượng đó) tạo ra lợi nhuận thuần. Những xí nghiệp mới sẽ gia nhập cho đến khi lợi nhuận thuần bị triệt tiêu.

Nếu đường chi phí trung bình dài hạn nằm trên đường cầu đối với xí nghiệp ở mọi mức sản lượng, chắc chắn lỗ lã sẽ xảy ra. Một số xí nghiệp sẽ rời khỏi ngành đó cho đến khi hết tình trạng lỗ lã.

Vậy lợi nhuận thuần bị triệt tiêu, lỗ lã sẽ không còn khi đường chi phí trung bình của các xí nghiệp tiếp xúc với đường cầu trước nó. Trong cân bằng dài hạn, sản lượng mà xí nghiệp tránh khỏi lỗ lã, là mức sản lượng tại đó các đường chi phí trung bình tiếp xúc với đường cầu.

Vì đường cầu trước xí nghiệp dốc xuống, các đường chi phí trung bình cũng dốc xuống tại điểm tiếp xúc với đường cầu. Như vậy sự gia nhập vào ngành dễ dàng chắc chắn những xí nghiệp cá nhân sẽ thiết lập qui mô sản xuất nhỏ hơn qui mô sản xuất tối ưu, và điều hành ở mức sản lượng nhỏ hơn mức sản lượng tối ưu.

Vì mỗi xí nghiệp thiết lập qui mô sản xuất nhỏ hơn qui mô sản xuất tối ưu, nên sẽ có chỗ cho nhiều xí nghiệp hoạt động.Vì mỗi xí nghiệp điều hành ở mức sản lượng nhỏ hơn mức sản lượng tối ưu nên khả năng sản xuất thừa thải. Đó chính là biểu hiện kém hiệu quả của các xí nghiệp cạnh tranh độc quyền. Khi sự gia nhập vào ngành bị hạn chế, xí nghiệp sẽ thiết lập qui mô sản xuất thích hợp để thực hiện mức sản lượng, tại đó LMC =MR. Không có gì cần thiết hoặc khuyến khích để xí nghiệp thiết lập qui mô tối ưu. Xí nghiệp chỉ thiết lập qui mô sản xuất tối ưu khi đường MR đi qua điểm cực tiểu của LAC, mà điều này là ngẫu nhiên.

Cạnh tranh không hoàn hảo là kiểu thị trường trung gian, nó mang tính chất hỗn hợp giữa độc quyền và cạnh tranh. Đặc điểm của nó tùy thuộc vào mức độc cạnh tranh hay độc quyền trong kết hợp đó. Do đó, khi có mức độ cạnh tranh mạnh, thị trường này gần với thị trường cạnh tranh hoàn toàn hơn, ta gọi là cạnh tranh độc quyền. Trái lại khi mức độ độc quyền mạnh hơn, nó sẽ gần giống với thị trường độc quyền hoàn toàn, người ta gọi là độc quyền của một nhóm người. Do đó, sự đưa ra những mẫu cụ thể của loại thị trường hỗn hợp (cạnh tranh không hoàn toàn) có ý nghĩa rất hạn chế.

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô ĐH An Giang (Trang 134 - 136)