giá nông sản, bảo hộ người sản xuất, chính phủ phải có đủ tiền để mua hết lượng nông sản thừa tại mức giá ấn định. Hoặc muốn giảm giá thuê nhà để bảo vệ người tiêu dùng chính phủ cần có đủ vốn để xây dựng một lượng nhà còn thiếu để cho thuê tại mức giá qui định.
Chương 3: Lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng dùng
Mục tiêu của chương này là lý giải sự hình thành đường cầu thị trường của sản phẩm, trên cơ sở phân tích cách ứng xử hợp lý của người tiêu dùng. Với thu nhập bằng tiền nhất định, người tiêu dùng sẽ phân phối thu nhập của họ như thế nào cho các lọai sản phẩm để đạt mức thỏa mãn tối đa - hay đạt trạng thái cân bằng trong tiêu dùng.
Có hai lý thuyết nghiên cứu hành vi hợp lý của người tiêu dùng và sự hình thành của đường cầu: thuyết cổ điển phân tích cân bằng tiêu dùng bằng thuyết hữu dụng và thuyết tân cổ điển phân tích phân tích cân bằng tiêu dùng bằng phương pháp hình học. Hai hướng nghiên cứu này đều có những ưu, nhược điểm riêng nhưng bổ sung cho nhau và mang lại kết qủa giống nhau.
Cách tốt nhất để hiểu hành vi của người tiêu dùng là nghiên cứu theo ba bước. Bước thứ nhất là xem xét thị hiếu của người tiêu dùng. Cụ thể là chúng ta cần một phương pháp thực tiển để mô tả được người tiêu dùng ưa thích mặt hàng này hơn mặt hàng khác như thế nào? Bước thứ hai, chúng ta phải tính đến một thực tế là người tiêu dùng phải đối mặt với những giới hạn về ngân sách - thu nhập của họ là có giới hạn và nó hạn chế lượng hàng hóa mà họ có thể mua được. Bước thứ ba là kết hợp thị hiếu của người tiêu dùng và giới hạn ngân sách với nhau để xác định những lựa chọn của người tiêu dùng. Nói cách khác, với thị hiếu của mình và thu nhập có giới hạn, người tiêu dùng sẽ mua một tập hợp các loại hàng hóa như trên để đạt được sự thỏa mãn tối đa?