Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng hình học
2.2. Nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng.
Về mặt tự nhiên, chúng ta thấy nhu cầu của con người rất đa dạng. Người ta cần dùng nhiều sản phẩm với một số lượng nhất định, bởi vì như chúng ta biết về hữu dụng, đồng thời về mặt kinh tế người tiêu dùng bị giới hạn bởi thu nhập của chính họ và giá cả của hàng hóa.
Những đường đẳng ích cho thấy những kết hợp nào khi tiêu dùng các sản phẩm mang lại các kết quả là hữu dụng cao thấp khác nhau. Tất nhiên ý muốn của người tiêu dùng lựa chọn những kết hơp nào mang lại hữu dụng cao nhất có thể được.
Những đường giới hạn tiêu dùng cho thấy người tiêu dùng chỉ có một số lựa chọn có giới hạn, họ phải phân chia thu nhập của mình như thế nào cho các sản phẩm.
Với mục tiêu là đạt hữu dụng tối đa, thể hiện trong việc mong muốn vươn tới các đường đẳng ích cao nhất trong giới hạn thu nhập là I1 và giá các sản phẩm đã cho là PX và PY được thể hiện qua đường ngân sách tương ứng.
Vấn đề đặt ra: Người tiêu dùng nên chọn phối hợp nào giữa X và Y để tổng hữu dụng đạt được là cao nhất?
Các phối hợp A, E, B đều nằm trên đường ngân sách, do đó điều thỏa mãn giới hạn về ngân sách. Trong đó E là phối hợp tối ưu vì nó nằm trên đường đẳng ích cao hơn cả.
Nếu chọn phối hợp A hay B chỉ tạo ra mức thỏa mãn U0, chưa phải là mức thỏa mãn tối đa.
Hình 3.10
Như vậy phối hợp tối ưu của một đường ngân sách chính là tiếp điểm của đường ngân sách với đường đẳng ích, tại đó (E) độ dốc của hai đường bằng nhau:
Tại E: MRSXY = - PX/PY
Trên đồ thị: phối hợp tối ưu là người tiêu dùng sẽ mua X1 sản phẩm X và Y1 sản phẩm Y để đạt mức thỏa mãn tối đa là U1.
2.3 Sự hình thành đường cầu thị trường.
Đường cầu của người tiêu dùng đối với một hàng hóa được xác định bởi số lượng sản
Hình 3.11a
phẩm mà người ấy mua với những mức giá khác nhau.
Khi các điều kiện khác không đổi, sự thay đổi giá cả sản phẩm dẫn tới thay đổi khối lượng sản phẩm được tiêu dùng.
Đường cầu cá nhân về sản phẩm X
(1) Giả sử một người tiêu thụ có thu nhập là I1 để mua hai sản phẩm X và Y với giá các sản phẩm là Px1 và PY1, thì đường ngân sách tương ứng là MN (như hình 3.11a). Phối hợp tối ưu ban đầu là E(x1,y1) là tiếp điểm của đường ngân
sách MN với đường đẳng ích là U1. Do đó ta có thể xác định điểm E (x1, y1) trên đồ thị (3.11b).
(2) Giả sử giá sản phẩm X tăng lên là Px2 (Px2 > Px1) và giá sản phẩm Y và thu nhập không đổi, thì đường ngân sách mới là MC. Điểm phối hợp tối ưu là điểm F (x2, y2) là tiếp điểm của đường ngân sách MC với đường đẳng ích là U0 trên đồ thị (3.11a) => ta xác định điểm F (x2,y2). Nối các điểm phối hợp tối ưu E (x1, y1) và F (x2, y2) trên đồ thị (3.11a), ta có đường tiêu dùng theo giá.
Đường tiêu dùng theo giá là tập hợp các phối hợp tối ưu giữa hai sản phẩm khi giá một sản phẩm thay đổi, các điều kiện còn lại không đổi.
Nối các điểm E (x1, Px1); F (x2, y2) trên đồ thị (3.11b), ta có đường cầu cá nhân về sản phẩm X, dốc xuống bên phải.
Đường cầu thị trường: Được hình thành bằng cách tổng cộng các lượng cầu từ các đường cầu cá nhân tương ứng với các mức giá như đã trình bày ở phần trên.