Một số kĩ thuật hình thành giá của doanh nghiệp độc quyền trong ngắn hạn

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô ĐH An Giang (Trang 113 - 115)

quyền trong ngắn hạn

Như đã phân tích ở trên, để đạt lợi nhuận tối đa doanh nghiệp phải xác định giá cả và sản lượng sao cho chi phí biên (MC) bằng với doanh thu biên (MR). Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp cụ thể, mục tiêu trước mắt của dooanh nghiệp không phải là lợi nhuận. Thông thường doanh nghiệp có thể hình thành giá theo các mục tiêu sau đây:

Doanh nghiệp muốn đạt sản lượng tối đa mà không bị lỗ nhằm giới thệu sản phẩm cho nhiều người tiêu dùng, qua đó kích thích nhu cầu tiêu thụ như là một hình thức quảng cáo. Để đạt mục tiêu này, doanh nghiệp sẽ xác định giá cả và sản lượng thoả mãn hai điều kiện sau:

Q => max Và P ≥ AC.

Như vậy sản lượng mà doanh nghiệp chọn là: Qmax sao cho P ≥ AC

Theo đồ thị ta có:

" Q < Q1 và "Q > Q2 doanh nghiệp sẽ bị lỗ.

"Q thuộc (Q1, Q2): doanh nghiệp sẽ không lỗ. Sản lượng lớn nhất trong đoạn này là Q2. Vậy sản lượng Q2 và mức giá tương ứng là P2 là sản lượng và mức giá được chọn.

Hình 6.14

Doanh nghệp muốn đạt lợi nhuận trên mức chi phí trung bình. Đây là kỹ thuật hình thành phổ biến. Thực chất đây là hình thức biến tướng của cách định giá tối đa hoá lợi nhuận. Việc thay đổi tỷ lệ lợi nhuận định mức nhằm đạt mức tổng lợi nhuận cao hơn dần dần và sẽ đưa doanh nghiệp đến trạng thái cân bằng (tức đạt lợi nhuận tối đa). Ở trường hợp này doanh nghiệp sẽ xác định mức sản lượng thoả điều kiện: P = (1 +a)AC

Trong đó a là tỉ lệ lợi nhuận định mức.

Hình 6.15

Trên đồ thị giao điểm của đường cầu (d) và đường biểu diễn (1+a)AC sẽ cho ta hai phương án thoả mãn yêu cầu: (Q1, P1) hoặc (Q2, P2).

Ngoài ra, doanh nghiệp muốn đạt tổng doanh thu tối đa sẽ xác định giá cả và sản lượng sao cho doanh thu biên MR bằng 0. Tuy nhiên mục tiêu này hầu như không có lý do kinh tế để giải thích.

Ở đồ thị trên, mức giá và sản lượng tại MC = 0 là các chỉ tiêu lựa chọn. Nó hoàn toàn độc lập với các chỉ tiêu chi phí của doanh nghiệp.

Hình 6.16

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô ĐH An Giang (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)