Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, chế biến, tìm kiếm thị trường xuất khẩu gạo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay doc (Trang 75 - 76)

trường xuất khẩu gạo

Nguồn nhân lực phục vụ thị trường xuất khẩu gạo bao gồm: phục vụ cho sản xuất, chế biến, và lưu thông. Hiện nay, Cần Thơ nói riêng và Việt Nam nói chung, người nông dân đa phần làm theo kinh nghiệm, tập quán canh tác, nên sản phẩm tạo ra chất lượng chưa cao.

Vì vậy, để khắc phục những hạn chế này, bên cạnh những giải pháp về phát triển hệ thống giáo dục phổ thông, các cơ quan chức năng của Cần Thơ cần có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng lao động cần thiết bằng các hình thức như: hội nghị tập

huấn, mô hình trình diễn, chuyển giao kỹ thuật, điểm trình diễn giống, v.v...Qua đó, giúp cho người nông dân có những kiến thức căn bản về sản xuất và chế biến gạo xuất khẩu, đồng thời cần khuyến khích các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực, kỹ năng tay nghề cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên trong hoạt động xuất khẩu gạo. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần chỉ đạo Trung tâm khuyến nông thành phố và Trạm khuyến nông các quận huyện tổ chức đa dạng hoá các hình thức đào tạo, bồi dưỡng để cung cấp nhưng kiến thức sản xuất nông nghiệp, cách thức chăm sóc, thu hoạch và bảo quản lúa gạo xuất khẩu. Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, các viện nghiên cứu, trường Đại học Cần Thơ là các đơn vị nghiên cứu, đào tạo những chuyên ngành về trồng trọt, chế biến nông sản.

Đối với thị trường xuất khẩu gạo, trong thời gian qua, người nông dân tiếp cận rất ít thông tin về thị trường, cũng như thông tin về xuất khẩu gạo. Để khắc phục tình trạng này, thành phố cần tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý, sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu cho các địa phương. Chương trình nhằm cung cấp cho nông dân, các chủ trang trại, ban chủ nhiệm các hợp tác xã những kiến thức cơ bản về cơ chế thị trường, giao dịch buôn bán, các quy định về kinh doanh, buôn bán và xuất nhập khẩu và những vấn đề khác liên quan đến khác liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm của đội ngũ thương nhân. Chương trình đào tạo kết hợp với các dịch vụ hỗ trợ như tìm kiếm, nghiên cứu thị trường; xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu,… nhằm giúp cho nông dân nắm vững những kiến thức cơ bản về thị trường, để từng bước đổi mới tư duy, gắn sản xuất với thị trường, biết tính toán và sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Ngoài ra, thành phố cũng cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý có kiến thức về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, hiểu biết luật pháp thương mại quốc tế, có trình độ ngoại ngữ tốt để giao tiếp, đàm phán với các đối tác nước ngoài.

Đồng thời, UBND thành phố cũng cần quan tâm đến các chính sách đãi ngộ thu hút các nhân tài, các cán bộ có trình độ chuyên môn và học vị cao về công tác cho thành phố, tạo môi trường làm việc thông thoáng để phát huy khả năng sáng tạo của người lao động. Có chính sách khen thưởng, động viên kịp thời về vật chất và tinh thần đối với những công trình nghiên cứu khoa học, những phát minh, sáng chế mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay doc (Trang 75 - 76)