Phát triển hệ thống canh tác, thủy lợ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay doc (Trang 64 - 65)

Lúa là cây trồng nước, trong quá trình sinh trưởng từ khi gieo mạ đến khi thu hoạch, nếu trên ruộng lúa duy trì một lượng nước thích hợp thì lúa sẽ phát triển tốt và cho năng suất cao. Vì vậy, lượng nước tiêu thụ trên ruộng lúa cho cây trồng phát triển và do ngấm, bốc hơi là rất lớn. Tuy nhiên, thực tế trong các thời vụ trồng lúa, lượng nước mưa là nguồn cung cấp nước tự nhiên chủ yếu cho lúa lại phân phối không đồng đều trong năm.

Mùa mưa, mưa lớn tập trung trong khoảng thời gian 4 - 5 tháng, lượng mưa trong mùa chiếm tới 80 - 85% lượng mưa cả năm, có những trận mưa rào kèm theo bão kéo dài, vì vậy lúa trồng trong thời kỳ này thường bị ngập úng, song vẫn có những thời gian trên các ruộng lúa thiếu nước. Mùa khô, lượng mưa nhỏ chỉ chiếm 15% lượng mưa cả năm, lúa trồng trong thời kỳ này thường không đủ nước, tình trạng hạn hán thường xuyên xảy ra. Với điều kiện thời tiết khí hậu như vậy, để đảm bảo lúa có năng suất cao và ổn định không thể thiếu những hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho các cánh đồng trồng lúa. ở những vùng khác nhau cần bố trí hệ thống thủy lợi khác nhau sao cho phù hợp với điều kiện từng vùng, vừa đảm bảo cung cấp đủ nước theo quy trình sản xuất, vừa xử lý được nguồn nước bị ô nhiễm để đảm bảo vệ sinh môi trường và chất lượng sản phẩm, đáp ứng ngày càng cao tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Đối với các huyện đã sẵn có hệ thống thủy lợi, cần triệt để sử dụng hết năng lực của hệ thống, mở rộng diện tích tưới. Các công trình bị hư hỏng cần tích cực sửa chữa, việc bảo vệ công trình phải là công việc của toàn dân. Cần nghiên cứu việc mở rộng nạo vét và kéo dài các kênh máng, phát triển mương chân rết, đắp bờ khoanh vùng, kết hợp chặt chẽ các loại công trình lớn, vừa và nhỏ, nhanh chóng hình thành mạng lưới thuỷ lợi để tưới tiêu và tiêu nước một cách chủ động. Hoàn thiện hệ thống, nâng cao mức chủ

động tưới và tiêu nước, tạo thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp tưới khoa học, vừa tiết kiệm nước, vừa phục vụ kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất.

Đối với các huyện ở vùng ngập úng, cần đắp bờ khoanh vùng, chia từng vùng cao thấp khác nhau, mỗi vùng đều có đường tưới nước, không cho nước đồng cao dồn xuống đồng trũng. Phát triển màng lưới, kênh mương trên đồng ruộng, nhằm tăng thêm sức chứa nước của kênh mương để hạ mức nước trong đồng và bảo đảm tiêu nhanh, rút ngắn thời gian bị ngập. Nạo vét và mở rộng các sông ngòi, uốn nắn các đoạn quanh co và tôn cao bờ sông. Xây dựng cống tiêu nước ra sông và cống điều hòa nước giữa các cánh đồng.

Nhà nước cần hỗ trợ người nông dân theo phương thức, Nhà nước và nhân dân cùng làm, đối với những công trình có vốn lớn thì sẽ đầu tư bằng nguồn ngân sách của thành phố, còn những công trình nhỏ thì huy động đóng góp của nhân dân. Đặc biệt, vận động xã hội hóa trong thủy lợi để đầu tư hệ thống bơm, tưới. Có như vậy, đảm bảo tăng năng xuất, chất lượng gạo xuất khẩu.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay doc (Trang 64 - 65)