Áp lực tăng dân số đẩy nhu cầu tiêu dùng gạo thế giới tăng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay doc (Trang 54 - 55)

Tiêu dùng gạo thế giới dự báo sẽ tăng trong 10 năm tới, phần lớn do tăng dân số ở khu vực Châu á, và tăng nhẹ trong gạo tiêu dùng bình quân đầu người ở một số nước tiêu dùng gạo ngoài khu vực Châu á, như các nước ở bán cầu Tây và các nước Trung Đông. Nhiều nước Châu á, đặc biệt là các nước có thu nhập trung bình và thu nhập cao, sẽ có xu hướng giảm tiêu dùng gạo do các hình thức ăn kiêng ngày càng đa dạng, do thu nhập tăng nhanh. Thậm chí ở các nước Châu á, có thu nhập thấp, tiêu dùng gạo bình quân đầu người cũng có xu hướng ổn định, không tăng.

Tổng tiêu dùng gạo ở Trung Quốc, nước tiêu dùng gạo nhiều nhất trên thế giới, dự báo sẽ giảm trong thập kỷ tới. Ngược lại, ấn Độ, Indonesia và Bangladesh, các nước tiêu dùng gạo lớn ở Châu á sau Trung Quốc, có xu hướng tăng tiêu dùng gạo với khối lượng gạo lớn hơn hàng năm. Ba nước này, cộng với tiểu vùng Sahara của Châu Phi và Philipine, chiếm hầu hết phần tiêu dùng gạo tăng lên trong 10 năm tới. Do vậy, tăng trưởng tiêu dùng dự kiến vượt so với phần sản lượng gạo tăng lên, làm giảm lượng gạo tồn kho khoảng 7% đến năm 2016-2017. Mặc dù tiêu dùng gạo hàng năm giảm, Trung Quốc là nguyên nhân làm giảm phần lớn tồn kho gạo cuối năm. Tỷ lệ dự trữ trên tổng lượng sử dụng dự kiến giảm 18,7% trong năm 2007-2008 xuống 16,2% năm 2016-2017.

Từ năm 2007-2008, dự báo thương mại gạo thế giới dự kiến sẽ tăng mỗi năm cho đến 2016-2017, và đạt 36 triệu tấn vào năm 2016-2017. Thương mại dự kiến sẽ chiếm khoảng 8% sản lượng gạo sản xuất đến năm 2016-2017, mức cao nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II. Thương mại gạo thế giới tăng trước tiên do nhu cầu nhập khẩu gạo tăng của Indonesia, Philipine, Bangladesh, Trung Đông, tiểu vùng Sahara Châu Phi; năm thị trường này chiếm khoảng 2/3 phần tăng nhập khẩu lúa gạo của toàn thế giới trong 10 năm tới.

Nhu cầu nhập khẩu gạo của Indonesia và Bangladesh tăng do dân số của các nước này tăng, trong khi đó không có khả năng mở rộng diện tích lúa, và sự cạnh tranh với các diện tích đất trồng các cây lương thực thay thế khác và các mục tiêu sử dụng đất phi nông

nghiệp. Trong trường hợp của Indonesia, sự khan hiếm nguồn lực đất và sự thâm canh xen canh cao độ của các loại cây trồng lương thực, đặc biệt trên đảo Java, hầu như không có cơ hội mở rộng sản xuất. Năng suất lúa dự báo sẽ tiếp tục tăng ở Bangladesh, do diện tích lúa năng suất cao được gieo trồng trên phần lớn diện tích lúa của các quốc gia. ở Philipine, mặc dù diện tích mở rộng và năng suất cao hơn, tăng trưởng sản lượng dự báo không đáp ứng kịp nhu cầu tăng của Philipine. Hầu hết phần sản lượng lúa tăng ở Philipine là do áp dụng nhiều giống lúa cao sản với năng suất cao. Ngược lại với Indonesia và Bangladesh, tiêu dùng gạo bình quân đầu người của Philipine dự báo sẽ tăng. Mặc dù nhập khẩu tăng, sản lượng lúa gạo nội địa vẫn chiếm phần lớn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gạo của Indonesia, Philipine, Bangladesh.

ở các tiểu vùng Sahara Châu Phi, mặc dù sản lượng gạo dự báo sẽ tăng lên, theo dự báo nhu cầu nhập khẩu gạo hàng năm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng, do dân số tăng nhanh và thu nhập tăng lên. Gạo nhập khẩu đáp ứng khoảng gần một nửa nhu cầu tiêu dùng gạo ở Sahara Châu Phi. ở Trung Đông, nhập khẩu gạo tăng nhanh là do nhu cầu tiêu dùng tăng nhanh. Sản lượng không tăng kịp với tăng trưởng tiêu dùng ở Trung Mỹ, Caribbean, Mexico. Các loại gạo thơm chiếm hầu hết sự mở rộng nhập khẩu gạo của Hoa Kỳ. Trừ Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc trồng rất ít lúa gạo và nhập khẩu gạo để đáp ứng tới 2/3 nhu cầu tiêu dùng gạo. Hầu hết các thị trường gạo ở Trung Đông là thị trường nhập khẩu các loại gạo chất lượng cao. Trong các thị trường nhập khẩu gạo nhỏ, Trung Mỹ, Caribbean, Mexico và Hoa Kỳ dự kiến sẽ tăng nhập khẩu trong 10 năm tới. Sản lượng gạo không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở Trung Mỹ, Caribbean, Mexico, Hoa Kỳ chủ yếu tăng nhập khẩu gạo thơm. Tuy nhiên, nhập khẩu dự kiến sẽ tăng nhẹ ở các nước Châu á khác, kết quả của việc tăng sản lượng và giảm tiêu dùng gạo ở hầu hết các nước Châu á. ở Brazil, dự báo nhập khẩu gạo giữ từ mức ổn định cho đến giảm nhẹ trong thập kỷ tới, do nhu cầu tiêu dùng gạo bình quân đầu người giảm, do thu nhập tăng, và sản lượng gạo dự báo tăng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay doc (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)