Nguồn cung gạo xuất khẩu tăng chủ yếu ở Châ uá và Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay doc (Trang 56 - 57)

Dự báo Châu á sẽ vẫn tiếp tục là nguồn cung cấp gạo xuất khẩu chính của thế giới. Sáu nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới là Thái Lan, Việt Nam, ấn Độ, Hoa Kỳ, Pakistan, Trung Quốc chiếm 85% tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới trong thập kỷ tới. Thái Lan và Việt Nam, sẽ vẫn là hai nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, cung cấp tới một nửa tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Sản lượng gạo tăng, chủ yếu do tăng năng suất, và giảm tiêu dùng gạo đầu người trong nước, đã hỗ trợ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của các nước.

Xuất khẩu gạo ấn Độ tăng hơn 30% trong thập kỷ tới, với thị phần xuất khẩu gạo sẽ tăng từ 16% năm 2007 lên khoảng 17% vào năm 2017. ấn Độ dự báo sẽ vẫn đứng ở nước xuất khẩu gạo lớn thứ tư thế giới trong thập kỷ tới và là nước xuất khẩu chính của gạo thường và gạo basmati.

Đối với thị phần gạo xuất khẩu trong thập kỷ tới, Hoa Kỳ dự báo sẽ tăng chậm trong cả giai đoạn, riêng đối với thị phần gạo sẽ giảm đi đôi chút từ 12% năm 2007 xuống 12% năm 2017 [25, tr.84]

ở Pakistan, hiện nay, là nước xuất khẩu gạo lớn thứ năm thế giới, và ít có khả năng mở rộng diện tích lúa gạo. Các nhà sản xuất phảI đối mặt với vấn đề thiếu nước, các vấn đề môi trường liên quan đến nông nghiệp. Như vậy, xuất khẩu gạo Pakistan dự kiến tương đối ổn định, ở mức 3 triệu tấn một năm trong thập kỷ tới.

Đối với xuất khẩu gạo của Trung Quốc, là nước xuất khẩu gạo lớn thứ sáu thế giới, sẽ vẫn tiếp tục giữ ổn định ở mức 1 triệu tấn gạo một năm. Trung Quốc xuất khẩu trung bình 2,6 triệu tấn gạo mỗi năm trong giai đoạn từ 1998-2003. Khối lượng xuất khẩu gạo của Trung Quốc giảm từ năm 2004 bởi do nguồn cung trong nước hạn chế.

Trong các nước xuất khẩu gạo với khối lượng nhỏ hơn như úc, Argentina, các nước Nam Mỹ khác (Uruguay, Guyana, Surinam) dự kiến sẽ tăng xuất khẩu trong giai đoạn tới. úc dự kiến sẽ tăng xuất khẩu từ 150.000 tấn năm 2007 lên 220.000 tấn vào năm 2009, do sự khôi phục sau hạn hán. Mặc dù vậy, xuất khẩu gạo của úc vẫn thấp hơn mức kỷ lục, 662.000 tấn gạo xuất khẩu vào những năm 1998. Xuất khẩu gạo Argentina dự

kiến sẽ tăng 3%-4% trong 10 năm tới, do sản lượng gạo tăng dự kiến vượt nhu cầu gạo nội địa. Xuất khẩu gạo của các nước Nam Mỹ (chủ yếu từ Uruguay) dự báo tăng 2%-3% mỗi năm, do tăng trưởng sản lượng thấp hơn mức tăng tiêu dùng. Các nước úc, Argentina, Uruguay xuất khẩu hầu hết các nông sản của họ.

Ai Cập và EU cũng xuất khẩu gạo, nhưng dự báo xuất khẩu gạo của Ai Cập sẽ giảm trong 10 năm tới, do tăng trưởng tiêu dùng gạo mạnh vượt mức tăng sản lượng. Xuất khẩu gạo Ai Cập hiện đã đạt gần tới mức kỷ lục. Diện tích trồng lúa dự báo sẽ không tăng, và năng suất lúa của Ai Cập đạt mức gần cao nhất của thế giới. Xuất khẩu gạo EU dự báo không tăng và ổn định trong thập kỷ tới, sau khi tăng mạnh trong giai đoạn đầu dự báo. EU không cạnh tranh về giá trên thị trường gạo thế giới. Hầu hết xuất khẩu gạo EU chủ yếu ở các thị trường Bắc Phi, Trung Đông, Trung á và các nước Châu Âu khác [25, tr.84].

Trong tương lai, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu vẫn là khu vực Châu á (chiếm khoảng 60%), thị trường Châu âu sẽ không tăng do sự bảo hộ sản xuất trong nước của các nước này, riêng thị trường châu Phi sẽ tăng nhanh về gạo phẩm cấp thấp. Đối với gạo phẩm cấp cao, Việt Nam có thể xuất khẩu sang các thị trường có sức mua lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Châu Mỹ...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay doc (Trang 56 - 57)