Hoạt động thu mua gạo xuất khẩu:
Việc thu mua lúa gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp kinh doanh gạo xuất khẩu ở Cần Thơ được thực hiện thông qua hai kênh. Một là, các doanh nghiệp trực tiếp thu mua lúa của nông dân. Hai là, các doanh nghiệp thu mua lúa thông qua tư thương.
ở kênh thứ nhất, các doanh nghiệp thu mua lúa của nông dân thông qua các chi nhánh của mình đặt tại các vùng chuyên sản xuất lúa. Tuy nhiên, do hạn chế về vốn, lực lượng thu mua, phương tiện vật chất cùng với sự điều hành thiếu linh hoạt, cũng như số lượng chi nhánh trực tiếp thu mua lúa cho nông dân của các doanh nghiệp còn rất ít. Hiện nay, tình hình này được cải thiện, nhưng cũng chỉ có 30 chi nhánh của các doanh nghiệp được đặt ở các huyện chuyên canh lúa như Cờ Đỏ, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh. Do đó, chỉ có 10% lượng lúa gạo xuất khẩu hàng năm được thu mua trực tiếp thông qua kênh thu mua này. Tình hình này khiến cho doanh nghiệp kém chủ động trong việc chuẩn bị lượng gạo xuất khẩu. Mặt khác, vào vụ thu hoạch, nông dân thường tiêu thụ lúa rất khó khăn, do họ chỉ bán lúa chủ yếu thông qua tư thương.
Khác với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, ở kênh thứ hai, lực lượng tư thương có nhiều lợi thế trong việc thu mua lúa gạo xuất khẩu. Do đặc điểm địa hình Cần Thơ, lúa xuất khẩu chủ yếu được vận chuyển bằng ghe xuồng (do vận chuyển bằng đường bộ phát sinh chi phí lớn và khó khăn hơn vận chuyển bằng đường sông). Vì vậy, tư thương có điều kiện rất thuận lợi về phương tiện vật chất, về vốn. Họ có thể đi xuống từng hộ nông dân, xuống tận ruộng của nông dân để thu mua lúa. Mặt khác, họ đã có quan hệ nhiều năm và trở thành khách hàng quen thuộc của nông dân. Do vậy, có thể nói ở Cần Thơ, tư
thương có thế mạnh hơn hẳn các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong việc thu mua lúa xuất khẩu từ nông dân. Họ giữ vai trò là lực lượng chính trong hoạt động thu mua lúa gạo xuất khẩu ở Cần Thơ. Có khoảng 90% khối lượng lúa gạo xuất khẩu ở Cần Thơ được tư thương thu mua và bán lại cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo. Lực lượng tư thương ở Cần Thơ có vai trò quan trọng trong việc giúp nông dân tiêu thụ lúa gạo và cung ứng lúa gạo xuất khẩu, bảo đảm nguồn hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo ở Cần Thơ. Tuy nhiên, do giữ vị trí chính trong thu mua lúa gạo xuất khẩu, tư thương có thể chi phối giá cả lúa xuất khẩu. Điều này dẫn đến tình trạng họ có thể ép giá lúa xuất khẩu đối với nông dân, gây thiệt hại đáng kể cho người sản xuất. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng bị phụ thuộc vào lực lượng tư thương về nguồn hàng lúa gạo dành cho xuất khẩu. Vì vậy, các doanh nghiệp khó có thể thực hiện chính sách thu mua lúa của nông dân theo giá sàn mà Nhà nước qui định, nhằm đảm bảo cho nông dân được hưởng mức lợi nhuận từ 25% đến 40%. Chính vì thế, người nông dân sẽ không được hưởng nhiều từ lợi ích của chính sách thu mua lúa theo giá sàn của Nhà nước. Trên thực tế, lợi ích này phần nhiều rơi vào tay của tư thương.
Trước đây, các doanh nghiệp thu mua lúa gạo của nông dân theo phương thức “trao tay”. Họ không ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Điều này dẫn tới tình trạng bị động cho cả nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu. Khi vào chính vụ, do phải cấp bách tiêu thụ lúa ngay sau thu hoạch để trả các khoản nợ đã vay để mua vật tư, phân bón, nên nông dân không bán với giá cao. Phần lợi nhuận lẽ ra người nông dân được hưởng lại chảy về túi tư thương, chủ vựa lúa. Nếu người nông dân không bán được lúa, thì họ sẽ không thu hồi được vốn để tái sản xuất và để chi tiêu cho nhu cầu sinh hoạt thường nhật. Trong điều kiện như vậy, người nông dân buộc phải bán cho tư thương với giá thấp hơn thị trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng bị động khi có đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài nhưng lại không thu mua được lượng lúa gạo để phục vụ cho xuất khẩu.
Để khắc phục tình trạng này, một số doanh nghiệp đã thực hiện ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người nông dân. Đặc biệt, từ khi có Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, số hợp đồng tiêu thụ lúa gạo xuất khẩu được ký kết giữa doanh nghiệp và nông dân tăng. Chẳng hạn, năm 2007, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Cần Thơ đã ký
hợp đồng bao tiêu 120.000 tấn lúa chất lượng cao của nông dân tại các huyện Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt, để đảm bảo đủ nguồn cung gạo cho xuất khẩu, tăng 40% lượng lúa bao tiêu so với năm 2006.
Tuy nhiên, công tác tạo nguồn cung gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp chưa được tiến hành một cách khoa học vì vậy nguồn gạo cung ứng cho xuất khẩu thường không ổn định, ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong thời gian gần đây, tuy các doanh nghiệp quan tâm đến việc đảm bảo ổn định nguồn cung gạo xuất khẩu và đã ký các hợp đồng bao tiêu mua lúa gạo với các vùng lúa chuyên canh. Song đây cũng chỉ là những hợp đồng ngắn hạn. Mặt khác, người dân vẫn chưa thích ứng được với hoạt động mua bán theo hợp đồng và do vậy, hợp đồng thường phá vỡ. Ngoài ra, việc hợp đồng bị phá vỡ còn do tư tưởng hám lợi, nông dân sẽ bán lúa khi giá lúa tăng cao hơn giá hợp đồng. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp cũng không tôn trọng hợp đồng ký kết với nông dân. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp không thực hiện hợp đồng khi giá lúa trên thị trường thấp hơn giá hợp đồng. Trong khi đó, Nhà nước chưa có chế tài khi các bên vi phạm hợp đồng. Do vậy, tình trạng phá vỡ hợp đồng, không thực hiện hợp đồng có xu hướng gia tăng.
Điều đáng nói ở đây, là trên 90% đại bộ phận lúa hàng hóa lại được lực lượng thương lái mua tận hộ nông dân thông qua chế biến ở các cơ sở xay xát địa phương (đa phần là cơ sở công nghiệp của tư nhân trong đó có một số cơ sở xay xát kiêm luôn nghề thương lái thu gom). Do vậy, việc chủ động nguồn gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thường bị chi phối quá lớn bởi tư thương, nhất là tầng lớp thương lái nắm các chành, vựa làm lũng đoạn thị trường, gây cảnh chèn ép giá gạo. Điều này dẫn đến phát sinh tiêu cực như cạnh tranh không lành mạnh, đầu cơ giữa các doanh nghiệp.
Thành phố Cần Thơ có 11 doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, với quy mô và mức độ sản xuất khác nhau lại cùng cạnh tranh và kinh doanh trên thị trường mà ở đó diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Điều đó đã và đang khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn vì sản lượng lúa sản xuất tại Cần Thơ có xu hướng giảm. Có thể nói, từ trước đến nay Cần Thơ vẫn chưa có một cơ chế
phối hợp nào đủ sức thuyết phục để các doanh nghiệp cùng nhau phối hợp để tạo nên sức mạnh, lợi thế chuyên biệt của Cần Thơ về hoạt động động xuất khẩu gạo.
Hoạt động chế biến xay xát gạo xuất khẩu:
Lúa xuất khẩu được thu mua theo kênh thứ nhất được đưa về chế biến xay xát tại các cơ sở xay xát của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.
Thành phố Cần Thơ có ưu thế nằm trong vùng nguyên liệu của đồng bằng Sông Cửu Long và có nhiều điều kiện thuận lợi khác cho việc chế biến xay xát gạo xuất khẩu. Do vậy, hoạt động chế biến xay xát gạo ở đây phát triển khá mạnh. Một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo mạnh ở Cần Thơ đã đầu tư lớn vào khâu chế biến gạo xuất khẩu. Chẳng hạn, Công ty Cổ phần Thương nghiệp tổng hợp và Chế biến lương thực Thốt Nốt, Công ty lương thực Sông Hậu đã đầu tư dây chuyền chế biến gạo hiện đại với hệ thống xay xát, đánh bóng, đóng gói đạt tiêu chuẩn quốc tế. Gạo được chế biến tại các cơ sở này có chất lượng cao và có thể xuất khẩu vào những thị trường có yêu cầu khắc khe về chất lượng gạo. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ở địa phương khác cũng đến Cần Thơ đầu tư xây dựng cơ sở chế biến xay xát gạo làm cho hệ thống chế biến xay xát gạo xuất khẩu ở Cần Thơ ngày càng sôi động và hình thành các cơ sở xay xát với qui mô lớn, đáp ứng yêu cầu chế biến gạo xuất khẩu của Cần Thơ nói riêng và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung, nhất là trong vụ thu hoạch lúa. ở kênh thu mua thứ hai, lúa được tư thương mua và chuyển đến nhà máy xay xát gạo tư nhân. Sau đó, gạo chế biến được chuyển tới doanh nghiệp xuất khẩu gạo và xuất cho khách hàng nước ngoài. Sơ đồ 2.1 mô tả quy trình thu mua, xay xát chế biến gạo xuất khẩu ở thành phố Cần Thơ.
Sơ đồ 2.1: Quy trình thu mua, xay xát chế biến
gạo xuất khẩu ở thành phố Cần Thơ
(II) (I)
Có thể thấy rằng, kênh thứ nhất thu mua, chế biến gạo xuất khẩu gạo thường được tiến hành tại các vùng chuyên canh lúa, các trang trại sản xuất lớn, các hợp tác xã; tại đây lúa được mua trực tiếp với khối lượng lớn. Tuy nhiên, ở kênh này, doanh nghiệp gặp phải khó khăn khi thu mua lúa là do vùng chuyên canh lúa tại Cần Thơ chưa có nhiều. Mặt khác, do quan hệ truyền thống giữa nông dân và tư thương, nông dân thường ưu tiên và thích bán lúa cho tư thương hơn. Do đó, doanh nghiệp tiếp cận nông dân để mua lúa không thuận lợi như tư thương.
Đối với kênh thu mua, xay xát chế biến gạo thứ hai (nông dân – tư thương – nhà máy chế biến của tư nhân – doanh nghiệp xuất khẩu gạo – xuất khẩu), chủ yếu được tiến hành ở những nơi có địa hình khó khăn, vùng sâu, vùng ven thành phố với khối lượng lúa thu mua, xay xát không lớn. Chỉ có tư thương mới có điều kiện để thu gom những lượng lúa nhỏ lẻ của nông dân, sau đó tập trung lại và bán cho doanh nghiệp. ở kênh này, tư thương hoạt động hiệu quả và thu gom lúa đến tận hộ nông dân. Tuy nhiên, lúa gạo được thu mua, chế biến theo kênh này có chi phí cao vì phải qua nhiều tầng nấc trung gian trước khi đến doanh nghiệp để xuất khẩu.
Cùng với hệ thống chế biến và xay xát, hệ thống kho chứa cũng được các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng, đáp ứng nhu cầu lưu kho, bảo quản và dự trữ gạo xuất khẩu. Có thể nói, từ hai năm trở lại đây, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Cần Thơ đã đã tiến hành đầu tư xây dựng các kho chứa với tổng sức chứa trên 100.000 tấn nhằm giữ ổn định lượng gạo xuất khẩu, đồng thời đảm bảo yêu cầu của một số thị trường khó tính và rất
Nông dân
Chi nhánh thu mua của các doanh nghiệp
xuất khẩu gạo Thương lái
Nhà máy chế biến xay xát của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Nhà máy chế biến
xay xát tư nhân
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo
khắt khe trong việc bảo quản gạo, các điều kiện vệ sinh và kho chứa đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, đây chỉ là sự chủ động của một vài doanh nghiệp, chứ chưa phải là sự phối hợp mang tính đồng bộ nếu so sánh với Thái Lan chúng ta vẫn chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ sở xay xát với mạng lưới kho chứa nhằm liên kết vùng sản xuất và cảng khẩu. Các chi nhánh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Cần Thơ hiện tại vẫn chưa đáp ứng về hệ thống kho trung chuyển tại các địa phương và vùng lúa nguyên liệu. Hơn 90% lúa được tư thương thu gom và bảo quản nên không đảm bảo tính ổn định về chất lượng, khối lượng của gạo cho xuất khẩu. Điều đó ảnh hưởng phần nào đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu của Cần Thơ nói riêng, của Việt Nam nói chung trên thị trường gạo thế giới.