Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và thương mạ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay doc (Trang 73 - 75)

Kết cấu hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông lúa gạo trên thị trường. Vì vậy, trong thời gian tới Cần Thơ cần chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế ở một số nội dung sau:

- Quan tâm đầu tư hệ thống giao thông thủy-bộ: nâng cấp và mở rộng các tuyến đường bộ liên tỉnh sẽ hình thành các 4 trục ngang theo hướng Đông Tây hoặc Đông Bắc

– Tây Nam và 7 trục dọc theo hướng Bắc Nam hoặc Tây Bắc - Đông Nam nối Cần Thơ với các tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long. Đối với đường thủy có 2 tuyến vận tải thủy cấp quốc gia đi qua: một là, tuyến thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ - Cà Mau qua kênh Xà No và hai là, tuyến qua kênh Cái Sắn đến tỉnh Kiên Giang. Do đó, hàng năm thành phố nên có kế hoạch cải tạo, nạo vét để đảm bảo tàu có tải trọng lớn có thể vào tận các nhà máy, kho chứa bốc hàng. Bên cạnh đó, thành phố cần xây dựng và hoàn thiện 03 hệ thống cảng biển (khu cảng Hoàng Diệu, khu cảng Cái Cui và khu cảng Trà Nóc), các bến bãi ở vùng chuyên canh lúa chất lượng cao nhằm tạo điều kiện cho các tàu có tải trọng lớn cập cảng để nhận hàng. Ngoài ra, thành phố đề xuất với Chính phủ đẩy nhanh việc xây dựng và mở rộng sân bay Trà Nóc, xây dựng tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ, để hạ tầng giao thông đô thị Cần Thơ phát triển một cách hợp lý, đủ sức phục vụ vận tải nội vùng và liên vận quốc tế, đảm bảo vừa phù hợp với điều kiện phát triển dân cư, vừa phù hợp với tuyến đường cao tốc kết nối cầu Cần Thơ.

- Đối với nông nghiệp: hình thành và xây dựng các khu nông nghiệp chất lượng cao để nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến cho sản xuất và chế biến các sản phẩm nông nghiệp, trong đó có lúa gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Tiếp tục đầu tư mở rộng và nạo vét các tuyến thuỷ lợi đã bị bồi lắng nhằm xả phèn, khơi thông dòng chảy để thoát lũ hàng năm; sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước trên địa bàn để phục vụ sản xuất, đặc biệt là đường thuỷ xuyên đồng bằng qua kinh xáng Xà No. Xây dựng hoàn chỉnh kiểm soát lũ nhằm giảm nhẹ thiên tai.

- Hệ thống cấp điện: cải tạo và nâng cấp mạng lưới truyền tải, phân phối điện. Đầu tư xây dựng thêm các trạm biến áp đủ để cung cấp điện cho các huyện, thị và các nhà máy, xí nghiệp nói chung và chế biến gạo xuất khẩu nói riêng. Quan tâm phát triển mạng lưới điện ở khu vực nông thôn để phục vụ hoạt động tưới tiêu, phơi sấy và chế biến lúa gạo.

- Bưu chính, viễn thông: Quan tâm đầu tư, nâng cấp và mở rộng mạng lưới bưu chính, viễn thông, xây dựng các trạm thu, phát sóng và các bưu cục ở vùng sâu, vùng ven thành phố để đảm bảo liên lạc, cung cấp thông tin nói chung và những biến động về giá cả, cung cầu gạo nói riêng, từng bước hình thành thương mại điện tử ở nông thôn. Có chính sách hỗ trợ, ưu đãi trong việc lắp đặt thuê bao, đặc biệt đối với việc sử dụng Internet để nông dân có điều kiện học tập, trao đổi, nghiên cứu ứng dụng nhanh những

thành tựu khoa học, công nghệ mới vào sản xuất, hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại.

Bên cạnh việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, thì hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại có vai trò quan trọng trong việc lưu thông hàng hoá nói chung và lúa gạo nói riêng. Chính vì vậy trong thời gian tới, Cần Thơ cần đẩy mạnh phát triển mạng lưới các loại hình và cấp độ chợ. Khẩn trương quy hoạch và đầu tư phát triển mạng lưới chợ ở các vùng, các khu vực đông dân cư. Qua đó, hình thành nơi cung cấp các hàng hoá, dịch vụ, phục vụ cho sản xuất và đời sống của người dân nông thôn để cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,… đồng thời hình thành đầu mối thu mua lúa gạo trong dân. Song song đó, thành phố nên đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng chợ đầu mối nông sản, hình thành trung tâm mua bán nông sản ở một số huyện chuyên sản xuất lúa. Khi đó, chợ đầu mối sẽ là nơi cung cấp những thông tin về giá cả, cung cầu, kiểm soát an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường,…

Để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại nhanh và có hiệu quả cần kết hợp nhiều hình thức đầu tư như: nhà nước đầu tư xây dựng, sau đó tổ chức đấu thầu, chuyển giao cho các doanh nghiệp quản lý, khai thác; nhà nước hỗ trợ đầu tư (mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật, chính sách cho vay ưu đãi) đồng thời huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp, các cá nhân và các hộ kinh doanh tham gia xây dựng.

Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ là động lực để đẩy nhanh quá trình sản xuất, lưu thông lúa gạo phục vụ yêu cầu của hoạt động xuất khẩu. Đồng thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Cần Thơ giao lưu trao đổi hàng hoá với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cả nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay doc (Trang 73 - 75)