HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP CẦN THƠ (CBA)

Một phần của tài liệu Hỗ trợ các hiệp hội ngành vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 66 - 67)

24 Schumacher (1997), trang 4 25 Schuhmacher (1997), trang

HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP CẦN THƠ (CBA)

1. Thông tin chung

Hiệp hội Doanh nghiệp Cần Thơ (CBA) là một tổ chức tình nguyện, phi lợi nhuận và đa ngành. Đa số hội viên của CBA đang hoạt động trong 6 ngành bao gồm in ấn, xây dựng, cơ khí chế tạo, điện và điện tử, thương mại và dịch vụ, thủy sản và chế biến thức ăn.

CBA được các doanh nhân của Cần Thơ khởi xướng. Những doanh nhân này nhận ra nhu cầu đối với các dịch vụ hỗ trợ. Đại hội của hiệp hội được tiến hành vào ngày 28/01/2005 không có sự hỗ

trợ từ chính quyền. Sau đó, câu lạc bộ doanh nghiệp được thành lập như một chi hội thuộc CBA. Hiệp hội cũng thành lập Công ty Cổ phần Doanh nhân vào năm 2006. Mặc dù hội viên nữ chỉ chiếm 15% trong số 167 thành viên của CBA, họ đóng một vai trò quan trọng đặc biệt trong đào tạo và các hoạt động chia sẻ thông tin. Hội viên của CBA chủ yếu từ Thành phố Cần Thơ, nhưng hiệp hội cũng có một số hội viên từ các tỉnh lân cận như An Giang.

2. Tổ chức và Quản lý

Dù CBA có một cơ cấu chức năng rõ ràng nhưng hiệp hội lại không có một sơ đồ tổ chức. Ban điều hành của CBA bao gồm 1 Chủ tịch, 5 Phó Chủ tịch, 5 ủy viên và 1 tổng thư ký. Hiệp hội cũng có một ban kiểm toán. 5 trong số 12 thành viên ban điều hành và 1 trong số 3 thành viên ban kiểm toán là phụ nữ.

Đại hội được tiến hành 3 năm một lần để đưa ra quyết định quan trọng nhất: bầu ra Ban chấp hành mới và đặt ra các mục tiêu cho hiệp hội. Tất cả các thành viên Ban chấp hành được bầu và tất cả các hội viên đều có quyền bầu cử như nhau. Trong trường hợp cần thiết, việc bầu cử lại sẽ được áp dụng. Hiện tại, CBA khởi xướng một số ý tưởng nhóm các hội viên thành các nhóm làm việc khác nhau theo ngành bắt đầu bằng ngành in ấn. Hiệp hội có xu hướng sẽ phát triển phương pháp này hơn nữa. CBA có quan hệ hợp tác tốt với các hiệp hội khác trong vùng như HCMC YBA, ABA, Hiệp hội Doanh nghiệp Tiền Giang, Hiệp hội Doanh nghiệp Kiên Giang, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Vĩnh Long. Với sự hợp tác trên, rất nhiều cuộc trao đổi và các chuyến công tác đã được tổ chức nhằm cung cấp cho các hội viên nhiều cơ hội kinh doanh hơn. Ngoài các hiệp hội trong vùng, CBA còn có mối liên kết rất tốt với các dự án tài trợ hay các hiệp hội quốc tế như Chương trình Phát triển kinh tế Tư nhân (VPSSP) Cần Thơ, Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ, Phòng Thương mại Đức và Đại sứ quán Hoa Kỳ.

3. Lãnh đạo

Chủ tịch của CBA là một doanh nhân có uy tín. Ông không đảm nhiệm những hoạt động hàng ngày của hiệp hội. Tất cả các nhiệm vụ hoạt động được giao cho Tổng Thư ký và 4 nhân viên của hiệp hội. Tầm nhìn của Chủ tịch đối với sự phát triển hiệp hội là “cung cấp các dịch vụ tốt để phục vụ các hội viên một cách hữu ích và thành công.” Tuy nhiên, điều này không được viết ra trong tuyên bố sứ mệnh. Hơn nữa, không có kế hoạch chiến lược cho sự phát triển dài hạn của hiệp hội. Thay vào đó, họ có các kế hoạch hoạt động theo năm dựa trên những định hướng vạch ra trong đại hội 3 năm một lần.

4. Nhân viên

Văn phòng của CBA có một Tổng thư ký và 4 nhân viên toàn thời gian (3 nữ). Tổng thư ký phụ trách việc điều hành văn phòng là một giảng viên SIYB29. Bà có nhiều kinh nghiệm làm việc tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) và rất nhiều kinh nghiệm trong hỗ trợ doanh

HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP CÁC TỈNH

Một phần của tài liệu Hỗ trợ các hiệp hội ngành vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 66 - 67)