Hội thảo Liên hợp quốc (2001), Trang 3 0-

Một phần của tài liệu Hỗ trợ các hiệp hội ngành vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 39 - 40)

Các cuộc đối thoại không chính thức ở Đức (tụ họp tại một địa điểm đẹp), nơi hiệp hội mời các đại diện của chính quyền tới phát biểu về một chủ đề xác định, đã tạo cơ hội để mọi người liên hệ làm quen. Các phóng viên và các hội viên cũng có mặt trong sự kiện này. Sự kiện này cũng thu hút sự tham gia của các hiệp hội khác có quan tâm đến chủ đề thảo luận. Chủ đề hội thảo sẽ được chủ tọa giới thiệu. Hiệp hội có thể cũng mời diễn giả để trình bày các quan điểm khác nhau về chủ đề được thảo luận để lấy cơ sở đầu vào cho các cuộc thảo luận. Những hoạt động này thường được nối tiếp bằng việc mời các đại diện chính quyền đến thảo luận với 2 hoặc 3 đại diện hiệp hội doanh nghiệp.

Mô hình Đối thoại Công - Tư: Hội họp vào buổi tối với các nghị sỹ quốc hội ở Đức

8. GTZ cũng có thể cố vấn trực tiếp cho chính quyền địa phương xác định các chủ đề Đối thoại Công - Tư , xây dựng và vận hành các ủy ban về đối thoại dựa trên kết quả của các Đối thoại Công - Tư trước đây. Biên bản ghi nhớ về việc này cũng cần được thống nhất giữa hai bên. 9. Tiến hành một cuộc hội thảo về các kinh nghiệm quốc tế về tổ chức Đối thoại Công - Tư

cho các hiệp hội doanh nghiệp. Hoạt động tiếp theo có thể là tổ chức một chuyến tham quan học tập đến các nơi đã thực hiện thành công Đối thoại Công - Tư .

10. Gửi một đoàn các đại diện hiệp hội doanh nghiệp (những đại diện hàng đầu) đến Đức để học cách tổ chức Đối thoại Công - Tư như thế nào.

Kết hợp các hướng dẫn về Đối thoại Công - Tư ở Việt Nam với những chủ đề như: Những quy tắc để đối thoại hiệu quả, vai trò của chính quyền, vai trò của cộng đồng doanh nghiệp, cuộc đối thoại diễn ra ở cấp độ nào, các cơ chế hiệu quả để thúc đẩy đối thoại, các cơ quan điều phối.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ các hiệp hội ngành vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 39 - 40)