HIỆP HỘI NHÃN LỒNG HƯNG YÊN (HYLA)

Một phần của tài liệu Hỗ trợ các hiệp hội ngành vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 54 - 57)

24 Schumacher (1997), trang 4 25 Schuhmacher (1997), trang

HIỆP HỘI NHÃN LỒNG HƯNG YÊN (HYLA)

1. Thông tin chung

Hiệp hội Nhãn lồng Hưng Yên là một hiệp hội do chính quyền khởi xướng trong nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp nhãn địa phương ở Hưng Yên. Chủ tịch và Phó chủ tịch hiệp hội đều từ Sở Khoa học và Công nghệ (DOST) có nhiệm vụ điều hành hiệp hội.

Hiệp hội Nhãn lồng Hưng Yên do Sở Khoa học & Công nghệ khởi xướng năm 2004. Tất cả các hoạt động được chính quyền địa phương hỗ trợ, đặc biệt là Sở Khoa học & Công nghệ Hưng Yên. Tất cả 71 hội viên là các hộ trồng nhãn và không đóng hội phí.

2. Lãnh đạo

Tầm nhìn rõ ràng của Chủ tịch đối với sự phát triển của hiệp hội là cung cấp cho nông dân sự hỗ trợ kỹ thuật và tiếp cận với công nghệ mới và các giống mới. Để phát triển ngành nhãn, hiệp hội muốn làm chức năng kết nối tốt hơn và nâng cao tính hiệu quả trong chuỗi giá trị nhãn từ trồng tới khi thu hoạch, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ.

Hiệp hội không có văn phòng, nhân viên cũng như cơ cấu tổ chức. Hiệp hội có kế hoạch thành lập chi hội ở tất cả các huyện của tỉnh Hưng Yên.

3. Các dịch vụ

Hiệp hội đóng vai trò là một nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành:

- 80 khóa đào tạo kỹ thuật cho nông dân để cung cấp cho họ kiến thức và kinh nghiệm trồng nhãn. Các khóa học này cũng dành cho cả những người không phải là hội viên. Các kỹ thuật thu hoạch, xử lý sau thu hoạch và kỹ thuật về an toàn thực phẩm cũng nằm trong gói đào tạo. - Xúc tiến hoạt động của một vườn trồng nhãn thí nghiệm nhỏ để tiến hành nghiên cứu và cung

cấp hạt giống nhãn. Công việc nghiên cứu đã mang đến kết quả là kéo dài thời gian thu hoạch lên 3 tháng. Chất lượng nhãn đã được nâng cao, và các giống nhãn tốt đã được bán cho nông dân.

- Xúc tiến thương mại: bán hàng ở 15 địa điểm khác nhau, các biểu ngữ quảng cáo, liên kết với các siêu thị với sự hỗ trợ của GTZ

- Xây dựng thương hiệu: chuẩn bị để xin cấp chứng nhận và đăng ký thương hiệu.

Hiệp hội Nhãn lồng Hưng Yên gặp một số khó khăn vì thiếu các thiết bị quản lý chất lượng. Hơn nữa, các hội viên không rõ về cơ chế thị trường (biến đổi giá cả) và chia sẻ lợi ích.

4. Hỗ trợ

Sự hợp tác với các cơ quan chính quyền địa phương rất tốt nhờ chức năng kép của hiệp hội. Ý kiến của nông dân về sử dụng đất được thu thập và truyền đạt tới chính quyền.

5. Quan tâm tới sự hài lòng của khách hàng

Hợp tác xã Nhãn lồng Hồng Nam đánh giá rất cao sự hỗ trợ của GTZ và bày tỏ họ rất cần hỗ trợ thêm về những vấn đề sau:

· các vấn đề quản lý chung và kế hoạch chia sẻ lợi ích · tổ chức

· đào tạo kỹ thuật · nghiên cứu

· cấp chứng nhận và thương hiệu.

Tồn tại những ý kiến khác nhau giữa các bên liên quan ở địa phương về phát triển thương hiệu nhãn

lồng Hưng Yên. Theo các hợp tác xã được phỏng vấn, vẫn chưa có các nhà cung cấp Dịch vụ Phát triển Kinh doanh có chất lượng trong vùng và Hiệp hội Nhãn lồng Hưng Yên và Liên minh Hợp tác xã Hưng Yên (COOPSME) không có đủ khả năng để cung cấp các dịch vụ đó.

Những điển hình tốt

Với tư cách là một hiệp hội đơn ngành, hiệp hội cung cấp các dịch vụ tập trung cho hội viên như đào tạo kỹ thuật, nghiên cứu tại vườn thí nghiệm nhãn và marketing.

Những vấn đề cần được cải thiện:

z Không thu hội phí

z Cung cấp dịch vụ miễn phí

z Số lượng hội viên nhỏ

z Khách hàng không thỏa mãn với các dịch vụ đặc biệt là về quản lý, marketing và phát triển thương hiệu

Các bước để phát triển ngành nhãn ở Hưng Yên:

Nếu Phương pháp Nucleus được thực hiện tại Hưng Yên - có thể là bước thứ 2, khuyến nghị đưa ra là nên tiến hành bước này với sự hợp tác của Liên minh Hợp tác xã, Sở Khoa học và Công nghệ và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Một điều phối viên theo Phương pháp Nucleus do Liên minh Hợp tác xã tuyển sẽ tổ chức nông dân trồng nhãn theo các nhóm và các nhóm này sẽ xây dựng các hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề người nông dân nêu ra như: Các vấn đề quản lý chung, kế hoạch chia sẻ lợi ích, tổ chức nội bộ, đào tạo kỹ thuật, nghiên cứu, cấp chứng nhận và đóng thương hiệu.

Nếu các vấn đề không được các bên liên quan giải quyết, họ có thể thuê tư vấn bên ngoài. Các bên liên quan có thể phối hợp cung cấp thông tin thị trường với sự hỗ trợ của các tư vấn bên ngoài làm cho các cơ chế thị trường rõ ràng hơn đối với người nông dân. Họ có thể mời nông dân đến trình bày ở các chợ. Bước tiếp theo có thể là hỗ trợ một quy trình xây dựng tiêu chuẩn sản xuất là cơ sở cho việc xây dựng thương hiệu. Quy

Một phần của tài liệu Hỗ trợ các hiệp hội ngành vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 54 - 57)