HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP HƯNG YÊN (HYBA)

Một phần của tài liệu Hỗ trợ các hiệp hội ngành vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 60 - 62)

24 Schumacher (1997), trang 4 25 Schuhmacher (1997), trang

HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP HƯNG YÊN (HYBA)

1. Thông tin chung

Hiệp hội Doanh nghiệp Hưng Yên được khởi xướng và hiện tại nằm dưới sự ảnh hưởng của chính quyền địa phương. Chủ tịch của hiệp hội là một cán bộ chính quyền về hưu. Hiệp hội được thành lập năm 2004 theo Nghị định 88. Các hội viên hoạt động trong các lĩnh vực như thương mại, dịch vụ, thủ công và công nghiệp. Ngoài ra có 2 hiệp hội doanh nghiệp đa ngành khác ở Hưng Yên. 2. Tổ chức và quản lý

HYBA hiện có 8 chi hội ở các huyện - thị ở tỉnh Hưng Yên và đang có kế hoạch mở rộng thành 11 chi hội. HYBA là hội viên của VCCI và đã có liên hệ với Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam. Hiệp hội cũng hợp tác với các hiệp hội doanh nghiệp khác ở Bắc Giang, Lạng Sơn, Hà Nội và Hải Phòng. Hiệp hội có 5 ban gồm Ban Hội viên, Ban Phát triển Nguồn nhân lực, Ban Đào tạo, Ban Thẩm định Thi đua Tài chính. Nhiệm kỳ hoạt động của ban chấp hành hiệp hội là 5 năm. Tất cả các thành viên Ban chấp hành được bầu trong đại hội.

3. Lãnh đạo

Chủ tịch của HYBA là một cán bộ chính quyền về hưu trong khi Phó Chủ tịch đang điều hành một doanh nghiệp lớn nhất trong tỉnh- Công ty Cổ phần May Hưng Yên. Chánh văn phòng của HYBA là một cảnh sát về hưu.

Tầm nhìn của Chủ tịch đối với sự phát triển của hiệp hội là tăng số hội viên của hiệp hội. Hiện tại, số hội viên hiệp hội mới chiếm 23% tổng số doanh nghiệp trong cả tỉnh. Hơn nữa hiệp hội đang có kế hoạch phát triển 11 chi hội dựa trên 8 chi nhánh ở các thị trấn của tỉnh Hưng Yên.

HYBA đã chuẩn bị kế hoạch hành động để đủ tiêu chuẩn nhận 820 triệu VND hỗ trợ của GTZ. Các nội dung dựa trên các thông tin tóm tắt cung cấp cho đoàn tư vấn là: xúc tiến đầu tư, đối thoại nhà nước-tư nhân, hình thành các đơn vị ngành và xúc tiến doanh nghiệp.

4. Nhân viên và cơ sở vật chất văn phòng

HYBA có 3 nhân viên phụ trách công việc hành chính và đào tạo.

Hiện tại, HYBA không có văn phòng ổn định. Hiệp hội đang phải dùng tạm nhà của chủ tịch làm văn phòng. Văn phòng có một phòng họp và một chiếc máy tính nối mạng Internet. HYBA có một phần đặc biệt trên trang web của chính quyền tỉnh Hưng Yên http://www.hungyen.gov.vn.

5. Hội viên và tài chính

Hiệp hội đang cố gắng thu hút hội phí từ các hội viên: năm 2004 hiệp hội chỉ có 70 hội viên, năm 2007 có 400 hội viên nhưng chỉ có 160 hội viên (40% số hội viên) đóng hội phí cho hiệp hội. Tất cả các dịch vụ đều được cung cấp miễn phí. Do đó, hiệp hội đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nguồn khác như GTZ. Theo quy chế của hiệp hội có 2 hình thức đóng hội phí: các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng 500.000 VND/ năm và các công ty lớn có vốn pháp định lớn hơn 10 tỉ VND đóng 1.000.000 VND/ năm. 90% số hội viên rơi vào nhóm các doanh nghiệp nhỏ và vừa và 10% rơi vào nhóm doanh nghiệp lớn. Ngoài ra còn có 10 hội viên là các công ty nhà nước. Theo thống kê của nhóm công tác, số hội viên này đóng cho hiệp hội 88 triệu VND tiền hội phí mỗi năm:

144 doanh nghiệp nhỏ và vừa 72 Triệu VND 16 hội viên lớn 16 Triệu VND

Cơ sở dữ liệu về hội viên được cập nhật vì HYBA cấp chứng nhận cho các hội viên. Chiến lược tuyển hội viên của hiệp hội là có thành viên ở các thị trấn và doanh nghiệp trong ngành dịch vụ ăn uống. 6. Các dịch vụ

HYBA cung cấp một số dịch vụ miễn phí không chỉ cho những hội viên của mình mà cả các doanh nghiệp ngoài hội như trang web, bản tin quý, liên kết kinh doanh và tiếp cận nguồn tài chính. 7. Vận động chính sách

HYBA sử dụng trang web như một dịch vụ thông tin về các luật và chính sách mới cho cộng đồng doanh nghiệp. Hơn nữa, hiệp hội còn tổ chức các cuộc đối thoại Công - Tư để thảo luận về những khó khăn do các luật và quy định mới gây ra. Hiệp hội có mối quan hệ rất tốt với chính quyền. 8. Các vấn đề khác

Nhận thức của chính quyền về vai trò của các hiệp hội đôi lúc không rõ ràng. Điều này gây ra khó khăn về điều kiện văn phòng và các phương tiện hoạt động đối với việc điều hành hiệp hội. Chủ tịch ủng hộ việc uỷ thác một số chức năng của chính quyền như việc cấp chứng nhận. Ông nhấn mạnh vào sự tham gia mạnh mẽ hơn của các hiệp hội vào xây dựng chính sách. Hiện tại, các sở ngành thường gửi dự thảo chính sách tới hiệp hội. Một thử thách khác của hiệp hội là đào tạo nhân viên.

9. Quan tâm tới sự hài lòng của khách hàng

Tổng giám đốc của Công ty Cổ phần May Hưng Yên là một trong các phó chủ tịch của HYBA. Công ty có

5000 công nhân lành nghề tại 6 địa điểm sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc tới tất cả các thị trường nước ngoài.

Là một doanh nghiệp lớn, vị Phó chủ tịch không thể đại diện cho những nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo ông, yếu tố quyết định cho sự thành công của một hiệp hội doanh nghiệp là việc tuyên truyền một cách hiệu quả các thông tin về thủ tục pháp lý tới các hội viên

Điểm khiến các tác giả băn khoăn là có tới 2 hiệp hội doanh nghiệp đa ngành ở Hưng Yên nhưng cả 2 lại không đóng vai trò là nhà cung cấp dịch vụ và nhà vận động chính sách.

Các điển hình tốt

z Hiệp hội đã chuẩn bị một kế hoạch hành động và vạch ra các lĩnh vực hoạt động cụ thể (để có thể nhận được tiền hỗ trợ).

z Số hội viên từ 70 (2004) lên 400 (2007) nhờ một chiến lược tuyển hội viên: hiện diện ở các huyện - thị và trong các dịch vụ ăn uống.

z Có 2 mức đóng hội phí: một mức cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và một mức cho các doanh nghiệp lớn hơn.

z Có trang web để tuyên truyền các thông tin về chính sách của chính phủ và bản tin.

Những vấn đề cần được cải thiện:

z Chỉ thu phí của một số hội viên (40% tổng số hội viên).

z Mức phí năm 500.000 VND và 1.000.000 VND là quá thấp để vận hành một tổ chức bền vững.

z Cung cấp dịch vụ miễn phí

z Lãnh đạo có xu hướng bị định kiến (ảnh hưởng của chính quyền, doanh nghiệp lớn).

Một phần của tài liệu Hỗ trợ các hiệp hội ngành vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 60 - 62)