24 Schumacher (1997), trang 4 25 Schuhmacher (1997), trang
CÂU LẠC BỘ TƯƠNG TRỢ CÔNG THƯƠNG CHÂU ĐỐC (CBSC)
Câu lạc bộ có 77 thành viên chủ yếu sống ở Châu Đốc. Các hội viên kinh doanh về du lịch (khách sạn, nhà hàng), chế biến thức ăn bao gồm cả sản xuất, thương mại và sản xuất nước mắm. Gần nửa số doanh nghiệp là các hộ kinh doanh, số còn lại là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khoảng 35% trong số doanh nghiệp thành viên có trên dưới 100 nhân công. Toàn bộ thành viên của Câu lạc bộ Tương trợ Công thương Châu Đốc trả mức hội phí là 10,000 VND một tháng.
Câu lạc bộ Tương trợ Công thương Châu Đốc do các doanh nhân và Sở Kế hoạch Đầu tư khởi xướng. Câu lạc bộ được thành lập theo Quyết định số 1286/QDUB.TC ngày 08/06/1999 của Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang.
Câu lạc bộ có quan hệ mật thiết với các cơ quan chính quyền như Phòng Kinh tế Thị xã Châu Đốc. Câu lạc bộ cũng có quan hệ tốt với ABA. Câu lạc bộ Tương trợ Công thương Châu Đốc không phải là
hội viên nhóm của ABA nhưng cá nhân các hội viên là hội viên của ABA. Chủ tịch câu lạc bộ là một trong các Phó chủ tịch của ABA.
Ban chấp hành bao gồm một Chủ tịch, 4 Phó Chủ tịch và 6 ủy viên. Ngoài ra, câu lạc bộ có một ban giám sát với một trưởng ban, 1 phó ban và 3 thành viên khác. Bầu cử thường kỳ diễn ra 3 năm một lần. Chủ tịch câu lạc bộ là một doanh nhân có uy tín và là một thành viên trong Ban chấp hành của ABA. Tất cả các hoạt động của câu lạc bộ do chủ tịch tổ chức với sự hỗ trợ với sự trợ giúp của thư ký chỉ mang ý nghĩa danh dự vì không có nhân viên cũng như cơ sở vật chất văn phòng.
Câu lạc bộ hỗ trợ các thành viên bằng cách giới thiệu họ tới các khóa học hoặc hội thảo chuyên đề về khởi sự doanh nghiệp, marketing, dịch vụ khách hàng về du lịch và đào tạo kỹ thuật (ví dụ: an toàn thực phẩm, an toàn lao động) do chính quyền địa phương tổ chức, ví dụ Phòng Kinh tế Thị xã Châu Đốc.
Ngoài ra, câu lạc bộ đã thành lập một quỹ tiết kiệm để cải thiện việc tiếp cận nguồn tài chính và cho các thành viên vay. Khoản vốn của Quỹ là 60 triệu VND.
Hơn nữa, các thành viên trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, tư vấn về pháp lý và hỗ trợ các thành viên khác có được các khoản vay vì hiện tại có rất nhiều các dự án cho vay.
Các thành viên câu lạc bộ đang rất cần các nhà đào tạo địa phương và các chương trình đào tạo phù hợp để cải thiện doanh nghiệp của họ ở địa phương. Các chương trình này có thể do ABA, hoặc trong tương lai do Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (MDTA) tổ chức trong trường hợp chương trình có liên quan tới các doanh nghiệp du lịch.
Những điển hình tốt
Vì sự tiếp cận khiêm tốn với nguồn tín dụng, các thành viên góp tiền để hình thành một quỹ và cho các thành viên vay.
z Có sự tham gia tích cực của chủ tịch và các thành viên. Tất cả trong số họ là các thành viên danh dự.
z Sự tham gia của các doanh nhân trẻ đảm bảo sự gắn bó của họ đối với tương lai của câu lạc bộ.