TRONG TRUYỆN NGẮN GABRIEL GARCIA MARQUEZ
2.2.3. Người tiên, hồn ma
Một luận cứ rõ ràng nhất khi đề cập đến yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Marquez là có sự xuất hiện của người tiên và những hồn ma.
Trước hết, nói về người tiên trong truyện gắn Marquez chúng tôi muốn nhấn mạnh tính chất của dạng nhân vật này với tư cách là một motif huyền thoại tái sinh trong văn học hậu hiện đại và chịu sự
chi phối của tư tưởng thời đại và tác giả; những người tiên của Marquez không còn là những nhân vật quyền năng giúp đỡ các nhân vật khác như cổ tích mà đã trở thành người tiên bất lực và bị hiện thực
tra tấn. Điều này được thể hiện tiêu biểu nhất trong tác phẩm Cụ già với đôi cánh khổng lồ. Tác phẩm
được viết năm 1968, giữa hai tiểu thuyết Trăm năm cô đơn và Mùa thu của trưởng lão. Ông lão bí ẩn này gợi nhớ đến lão Menkyades nhưng ngay cả khi lão được bổ sung đôi cánh thì vẫn không thể làm người khác tin tưởng hay hội nhập vào cuộc sống của họđược. Như vậy, niềm tin vào cổ tích thần tiên
đã không còn. Chúng tôi thiết nghĩ là cần so sánh tác phẩm này với truyện cổ tích vì nó có phụ đề là A Tale For Children và nhận ra rằng tác phẩm dùng cơ cấu và tiến triển của truyện cổ tích, khác biệt là ở
cách giải thích- đó cũng chính là điểm khác biệt giữa tư duy cổ tích và tư duy của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo được chúng tôi phân biệt dưới đây:
Tư duy chủ nghĩa Hiện thực huyền ảo Tư duy cổ tích Không có bài học thuần túy đạo đức.
Thế giới đa nguyên, cuộc sống không có nguyên lý cũng như những bài học
đạo đức.
Hướng đến bài học đạo đức:
+Con người tham lam bị thần tiên từ bỏ
+Người đáng thương được thần tiên giúp đỡ
Điều này chính là khu biệt tác phẩm Marquez với một truyện cổ tích thần kỳ truyền thống. Cuộc sống không còn có chỗ cho thần thánh mà chỉ còn chỗ cho con người. Mọi thứđều được nhìn nhận và phân tích dưới mắt con người (thậm chí nhiều người trong truyện ngắn- trừ ông lão). Người ta phân tích chiếc cánh, rồi ông lão,… hoàn toàn như với một con người nhưng lại đối xử lão như một con vật; tất cả là do đôi cánh. Nó không quá tốt để là thiên thần nên đành phải đóng vai thứ quái dị. Chính đôi cánh là nguyên nhân dẫn đến việc lão bị đối xử như một con vật. Phép lạ đời thường nếu không giúp ích thực tế thì sẽ trở thành tai họa cho người sở hữu- đó là viễn cảnh đáng buồn cho một ngày nào đó các vị thần rơi xuống trần gian để rồi phải trầm luân hơn cả con người.
Từđó, có thể thấy vấn đề tác phẩm đặt ra là cách con người nhận thức thế giới thông qua những truyện kể, cổ tích, đối thoại, giải thích và nhìn nhận,… Đồng thời hình tượng này còn có thể mang nghĩa hướng đến tác giả- tư cách là nhà văn trong mối quan hệ châm biếm với quần chúng, đó là con đường từ sáng tạo cá nhân nghệ sĩđến nhận thức tập thể cộng đồng. Chuyện này nhắc người đọc nhớ đến câu chuyện của Zarathustra do Nietzsche kể lại: Người ta bỏ rơi người diễn thuyết, bậc hiền nhân để xem người đi trên dây. Đó là sự lạc mất niềm tin. Nhưng đây không phải là đáp án duy nhất cho câu hỏi. Từ
nhân vật người tiên, Marquez hướng người đọc nhận thức cái siêu nhiên, cái kỳ ảo. Nói chung cái thiêng đã bị tiêu vong, nhận định về nhân vật chỉ là một ông lão (un señor muy viejo) với đôi cánh to lớn (con unas alas enormes) chứ không phải là thiên thần (ángel). Ngoài hai yếu tố kỳảo ở ông lão và cô gái thì chuyện cua biển bò vào nhà Pelayo cũng là một điều bất thường, hai yếu tốđầu là siêu nhiên còn yếu tố sau chỉ là một sự kỳ lạ của tự nhiên. Nhưng Pelado không mảy may phân biệt điều đó. Trước sau anh chỉ thấy phiền vì cua và ông lão, vì thế khi xây căn nhà mới họ cố tình làm sao tránh
chấp nhận nó. Người đọc có thể nhận thức rõ hơn bi kịch của người tiên cũng chính là bi kịch của yếu tố kỳ ảo trong mối tương quan giữa ông lão và cô gái biến thành nhện sau một đêm trốn đi chơi. Thái
độ với cái kỳảo của công chúng thể hiện rõ sự thuần túy tò mò và tìm kiếm những giá trị quen thuộc,
đó là những bài học về đạo đức, phẩm giá,… Ông lão thu hút họ vì sự tò mò nhưng chỉ với điều đó người ta không thỏa mãn về ông lão thế là sau đó họ quay sang cô gái vì được giải thích rõ ràng bằng một bài học quen. Người ta đến với cái kỳảo chủ yếu vì tò mò nhưng cuối cùng lại luôn muốn nhận ra một điều gì quen thuộc với kinh nghiệm.
Thông qua hình tượng người tiên bất lực, Marquez đã chỉ ra sự suy thoái tính thiêng trong cuộc đời, con người sống hướng về vật chất và bị thế giới này chi phối. Không còn cơ hội cho câu chuyện cổ
tích, không còn cơ may cho những phép lạ xảy ra. Cái kỳ ảo đã rơi ra bên lề cuộc sống, cũng lấm lem bụi đất như những sự vật bình thường khác. Hai biểu hiện kỳảo trong tác phẩm này thuộc dạng cơ bản nhất của hệ tư duy nguyên thủy, đó là người bay và biến hình. Sự biến hình của cô gái thuộc trục quá khứ và được kể lại thu hút người xem bằng câu chuyện nối các tuyến không gian và thời gian. Trong khi đó ông lão lại không thể hiện sựđột biến mà lại như một sự thật đang diễn ra đằng sau cái vẻ kỳ lạ
của nó. Đôi cánh của ông lão không có một lời giải nào, ông từđâu đến và ông sẽ vềđâu cũng không ai có thể giải đáp. Cái kỳ ảo mang tầm tư duy nhân loại này mới chính là điều mà tác giả hướng đến, bởi tác phẩm không mang tên Cô gái biến thành nhện. Cái kỳ ảo của Marquez hướng đến nỗi cô đơn không được chia sẻ. Trường hợp ông lão chủ yếu là cô đơn khách quan bởi trước và sau ông không hề
gắn với thế giới này. Cái kỳ ảo được chia sẻ của cô gái lại không gợi lên suy tư nhiều và vì thế nằm ngoài trung tâm của vấn đề. Người ta dễ dàng đến với những tác phẩm thấy rõ nội dung, phản ánh cuộc sống chân thật vì tìm được mình và những bài học của mình trong đó, người ta vui sướng khi sống lại cuộc sống của mình với tư cách người khác, đó là một hành động vô hại nhưng chưa có nhiều người dám dấn thân vào một cuộc đời xa lạ mà nhiều khi chính mình bị biến thành vật hiến tế vì tính mờ ảo, lúc thực lúc huyễn của nó; vì lẽ đơn giản, người ta luôn sợ và xa lánh thứ mình không biết, nhà văn hiện đại, đặc biệt là nhà văn hiện thực huyền ảo, nhà văn hậu hiện đại phải đương đầu với chính điều này.
Như vậy, cái nhìn về cuộc sống và bản chất con người cần phải soi qua một thấu kính ngược của cái kỳ ảo. Câu chuyện của cô gái quá rõ ràng, quen thuộc như sự thật của đời sống bởi nó đơn giản, tương
đương với trường tư duy bình thường của con người; trong khi đó chuyện của ông lão lại mờ mịt, phức tạp, không hề dễ thâm nhập. Vấn đề là tác giả chọn và hướng người đọc vào cái kỳ ảo của ông lão bởi chính điều này làm hiện lên rõ ràng nhất tất cả cái hiện thực, cái phi nhân và tính chất con người nhất.
Đó chính là lý do mà cái kỳ ảo luôn cần, luôn được chú ý và tồn tại trong văn học. Dạng nhân vật người tiên mang tính đối sánh giá trị này tạo đường dây liên hệ với chủ nghĩa phê bình nghi lễ của Frazer và nhóm Cambridge với học thuyết của Jung. Như chúng ta đã biết, các nhà nghi lễ tạo nên sơ
đồ rất trừu tượng, hợp nhất lễ thụ pháp và “các nghi thức chuyển tiếp” khác cùng với tục thờ cúng những vị thần nông chết đi sống lại, với điển lễ đổi ngôi vị vua chúa thông qua việc trừ khử tượng trưng (lúc đầu là có thật) và sự phục sinh của quốc vương- phù thủy (từ đây xuất hiện motif “chúa thể trong giây lát” và “vật hiến sinh”- nhân vật thay thế trong nghi lễ),… [55,127]. Từ đó nhân vật này kết nối hệ thống những lễ hội, những nghi thức tôn tụng tạm thời tạo điều kiện cho sự phá hủy giá trị
về sau của ông lão. Nằm ở trung tâm tiến trình này là yếu tố kỳ ảo, do đó nhân vật được chú ý và tạo xung quanh mình những lễ hội, không khí quảng trường… yếu tố này cũng thể hiện bằng nhân vật. Đó là một vị tiên mắc đoạ, một con người đa mang huyền lực. Đó là khâu nối tư duy thực ảo của nhân loại nói chung và châu Mỹ Latin nói riêng trong quá trình truy tầm cầu nối hai bờ thực ảo trong đời, trong mơ.
Thứ đến, truyện ngắn của Marquez có khá nhiều hồn ma. Có những hồn ma được thể hiện trực tiếp như Lần thứ ba an phận, Nữ thần Eva ở ngay trong con mèo của nàng, Ai đó đã làm rối những bông hồng; hoặc gián tiếp như trong Những bóng ma tháng tám. Đặc điểm chung của các bóng ma này không nhằm mục đích gây kinh hãi cho người đọc như các truyện kinh dị, văn chương gothic nhưng là phương tiện tập trung nhất để thể hiện sự cô đơn. Trong lời nói đầu Doce cuentos peregrinos, Marquez
đã từng tâm sự về giấc mơ thấy mình chết đi và nỗi cô đơn khi không thểđi theo mọi người, không thể
chia sẻ cùng ai khác. Những hồn ma ở nhiều dạng khác nhau của Marquez đều thể hiện cảm giác cô
đơn này. Đó là sự bất lực của nhân vật xưng tôi trong Lần thứ ba yên phận khi rất muốn nói với mọi người rằng anh ta vẫn cảm giác được nhưng không thể. Đó là cảm giác của nhân vật tôi khi muốn lấy
đi những bông hồng nhưng lại đành phải chờ người con gái đi khỏi và vẫn chờ đến ngày nàng chết để
có thể chia sẻ rằng ai đã làm rối những bông hồng. Cũng không mấy võ đoán khi lý giải bóng ma của Ludovico trong tòa lâu đài vẫn lang thang tìm sự yên bình và đem những người khách vào phòng gây án như một nỗ lực để giãi bày câu chuyện nhằm xóa bỏ nỗi cô đơn. Trường hợp Nữ thần Eva thì nỗi cô
đơn càng rõ rệt, nàng đau khổ vì vẻ đẹp tông truyền của mình và những mong vứt bỏ nó, nàng mong nhập vào con mèo để ăn một quả cam nhằm xóa đi nỗi giày vò mà chỉ mình phải chịu. Từ cái tên Eva, người ta nhận ra rằng khao khát muốn chia sẻ của người nữđầu tiên trong Kinh Thánh đã không ngừng thôi thúc nhân vật của Marquez, khiến bóng dáng quả táo vẫn được lưu giữ tuy dưới dạng quả cam. Bên cạnh đó, sự cô đơn còn biểu hiện ở dạng nhân vật hồn ma của Marquez bằng cách tác giảđan cài những nhân vật khác như người nữ trồng hoa hồng trong Ai đó đã làm rối những bông hồng hay đứa bé trong Nữ thần Eva ở trong con mèo của nàng. Đó là những điểm đến trong tâm hồn các bóng ma, như
ông lão Santiago của Hemingway trong gian khổ vẫn mong có cậu bé Manoline.
Tóm lại, những bóng ma trong truyện ngắn của Marquez hiện lên như những nhân vật cô đơn cần
sống, là nơi nỗi cô đơn vẫn không nguôi đày đọa con người. Nhắc đến những nhân vật của cõi chết, yếu tố kỳảo của Marquez vẫn luôn hướng về cõi sống, về cuộc đời.