Người thú, người công cụ

Một phần của tài liệu YẾU TỐKỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN GABRIEL GARCIA MARQUEZ (Trang 40 - 44)

TRONG TRUYỆN NGẮN GABRIEL GARCIA MARQUEZ

2.2.1.Người thú, người công cụ

Ở đây, để tránh việc phán xét võ đoán như Marquez từng than phiền việc áp đặt quan điểm châu Âu vào định giá Mỹ Latin, chúng tôi vận dụng những ý kiến của các nhà triết học hiện đại Mỹ Latin để

phân tích hai dạng nhân vật này.

Antonio Caso (1883-1946) từng khẳng định con người theo đúng nghĩa khác với vật và khác với cá thể

có thể bị phân chia, trong khi con người đòi hỏi sựduy nhất, xác định và mang mối liên hệ phi gián đoạn với thực tế [94,33], ông đưa ra hai công thức:

Đó là hai mẫu tư duy của cá thể và con người, độ chênh của chúng sẽ tạo nên mâu thuẫn về đạo đức. Cái kỳ ảo tô đậm thêm tính chất của mâu thuẫn và vấn đề, nói cách khác, nó thúc đẩy mạnh hơn sự

phân cực vềđạo đức.

Francisco Romero (1891-1962) khẳng định hai thành phần tác thành và phân biệt con người là ý thức và tâm hồn. Trong khi các loài vật có ý thức sơ khai thì con người có ý thức đầy đủ, ngoài ra quan trọng hơn anh ta còn có tâm hồn. Ông phân biệt rõ

Tuy nhiên, người hay bản thân ý thức chưa là con người đầy đủ. Anh ta chỉ là “người thuần túy”. Nhân cách anh ta phải hoàn chỉnh với yếu tố thứ hai đó là tâm hồn. Về cấu trúc, không có gì khác biệt giữa người ý thức và người tâm hồn. Họ đều được tạo thành như một thế giới tự mình. Điều khác biệt là ở khuynh hướng. Cái thứ nhất là chủ quan, hướng về chủ thể. Cái thứ hai là khách quan, hướng về đối tượng. Hành động thuần túy ý thức luôn quay về bản thân mình còn hành động

Cuộc sống = thành quả tối đa với nỗ lực tối thiểu Hy sinh = nỗ lực tối đa với thành quả tối thiểu

mang tính tâm hồn luôn hướng về tha nhân… Người ý thức là một phần của tự nhiên và hành động đúng theo quy luật của nó. Trong khi đó người tâm hồn không thuần tự nhiên. Hướng về người khác chứng minh một điều anh ta đã phá vỡ tính thuần túy tự nhiên, điều này mang đến cho anh ta sự tự do và được hình thành như một thể giá trị. [94,36]

Chính động thái hướng vềđối tượng đã mang lại tính siêu nghiệm cho tâm hồn. Và như vậy ông khái quát các chặng phát triển tuần tự: Vô cơ- Hữu cơ- Ý thức- Tâm hồn. Có thể nhận ra dạng biểu hiện này

ở các nhân vật như: Blacaman và đặc biệt nhất là người bà của Erendira trong tác phẩm viết năm 1978 mang tên La increíble y triste historia de la cándida Eréndira y de su abuela desalmada, Marquez đã

đối lập hai bà cháu để nhận ra và phân biệt con người ý thức và con người tâm hồn dựa trên nhân hướng của họ. Người bà của Êrênđira là một con người thuần túy, một con người chỉ mang ý thức, ý thức đó hướng vào trong và rỉ ra ngoài sự phì nhiêu bệnh hoạn của cơ thể. Marquez cụ thể hóa con

đường biến chất của con người này từ dạng người ý thức thành một thứ bước nhảy ngược ở dạng hữu cơ khi cho chảy ra dòng máu xanh ma quỷ. Người bà bất lương của Erendira là hình tượng đặc biệt thể

hiện mẫu người phụ nữ gia trưởng (sẽ được tiếp nối trong hình ảnh những người già). Trong khi Erendira luôn hướng về người thân thì người bà của cô bé lại hướng về bản thân mình. Cái kỳ ảo thể

hiện ở sựđối lập logic cá nhân với cuộc sống, đó là sự vị kỷđến mức kỳảo không cần giải thích. Khi bị đâm chết, từ người bà: “một dòng máu phụt ra thật mạnh… Đó là một thứ máu đặc sánh, óng ánh một màu xanh giống như thứ máu trong lông ống còn tơ” [53,226]. Đó là sự tha hóa con người từ tâm hồn, dòng máu xanh mang nghĩa biểu tượng phi thân xác- nó toát ra từ tâm hồn của những người thú.

Tuy nhiên, Erendira cũng không phải là một con người- nghĩa lý tưởng theo đối sánh của hai nhà triết học này. Nhìn rộng ra đại đa số các nhân vật của Marquez không ai thỏa mãn tiêu chí là con người hoàn mỹ, toàn thiện như hệ thống lý luận triết học. Mọi lý thuyết đều màu xám và cây đời mãi xanh tươi, Marquez đã thể hiện điều đó trong tác phẩm của mình. Erendira không phải là chuẩn mẫu mà chỉ

là một con người đáng thương (cándida). Cô cũng như Pelayo (Cụ già đó đôi cánh khổng lồ), Tobias (Biển của thời đã mất) và nhiều nhân vật khác, chỉ biết cam chịu một cuộc sống quẩn quanh và trở

thành công cụ cho người khác, cho những ràng buộc phi lý của cuộc đời từ lúc nào không biết. Yếu tố

kỳ ảo khắc đậm sự bất lực của những con người công cụ này nhằm mục đích cảnh tỉnh và thúc đẩy sự

thức dậy của nhân tính, lòng dũng cảm sống và thiên hướng bảo vệ cái đẹp.

2.2.2.Người già

Người già là dạng thức tập trung những suy tư, tình cảm của văn chương nói chung và Marquez nói riêng. Đi từ góc độ này chúng tôi lưu ý đến hai dạng hình tượng người già là ông lão và bà lão.

Có thể nói hình ảnh ông lão xuất hiện khá thường xuyên trong tác phẩm của Marquez. (Biển của thời đã mất, Thánh bà, Gió bắc, Ông lão có đôi cánh khổng lồ, Nabo- người khiến các thiên thần phải chờ,…) Từ góc độ tâm lý thì đây là dạng nhân vật như linh dương (animus), mang nặng những câu hỏi

về nhận thức và cuộc đời. Có khi họ đóng vai trò hiền triết nhưng nhiều khi cũng thất bại trong bản thân, có thể nói, Marquez ký thác nhiều vào dạng nhân vật này.

Từ dạng nhân vật ông lão có thể nhận thấy nỗi ám ảnh thường xuyên trong các truyện ngắn Marquez là sự khẳng định bản thể. Đó là sự tìm kiếm mạnh mẽ nhất. Trong Biển của thời đã mất, ông lão Jacob là người duy nhất khiêu chiến với anh người Mỹ chứ không cầu xin sự giúp đỡ một chiều. Cuộc chiến của ông lão trên bàn cờ đam chia trắng đen như luân phiên ngày và đêm, nhưđấu tranh giữa những mặt tính cách, những thái cực đối lập của con người và cuộc sống; trong đó ông đặt hy vọng của mình vào còn người Mỹ thì không, anh ta sử dụng chúng không suy nghĩ. Đó không phải là cuộc chiến mà là cuộc chơi không cân sức.

Vì thế, dạng nhân vật ông lão còn giúp Marquez triển khai những điều băn khoăn nhất mà tập trung lại là nỗi cô đơn. Đây là vấn đề chung của cả châu lục Mỹ Latin. Họđi tìm sự khẳng định bản thể như Mỹ

Latin tìm kiếm hình ảnh của mình và họ trăn trở trước hình ảnh của Bắc Mỹ và châu Âu. Mỹ Latin là hình ảnh, là phái sinh của châu Âu. Nguồn gốc này làm cho người ta lo ngại về khả năng tự sinh thành của mình. Như triết gia Leopoldo Zea (1912) trong bài tiểu luận về triết học lịch sử- “Chức năng của Triết học ở Mỹ Latin” đã trình bày:

Người mỹ Latin đang sống thoải mái (dưới nền văn hóa Châu Âu-NTT) đã nhận ra rằng nền văn hóa từng nâng đỡ đã làm hư mình, rằng anh ta không có tương lai, rằng những tư tưởng mà anh ta xác tín giờ chỉ là những vật tạo tác, không còn ý nghĩa, thiếu đi giá trị ngay cả với những người làm ra nó. Con người đã sống vô cùng tự tin dưới bóng cây nên đã không thể tự trồng cây bỗng nhận ra mình đang sống dưới một khoảng không khi mà người làm vườn chặt đi tán cây và quăng vào lửa như một thứ vô dụng. Con người giờ phải tự trồng lấy cây văn hóa, phải tự suy nghĩ. Nhưng văn hóa không thể từ trời rơi xuống, hạt giống phải được lấy từ một nơi nào, phải thuộc về một ai đó. Bây giờ, vấn đề của người mỹ Latin là anh ta phải tìm đâu ra hạt giống? Anh ta phải suy nghĩ điều gì, phải tin vào gì? Có thể tiếp tục tin tưởng và phát triển hệ tư tưởng châu Âu, hay có hệ tư tưởng nào phù hợp với hoàn cảnh châu Mỹ Latin?... [94,220]

Không phải họ không có truyền thống của mình, người châu Á vẫn học hỏi kỹ thuật của châu Âu nhưng vẫn bảo tồn được văn hóa và giải quyết được những vấn đề phát sinh của họ. Truyền thống Inca, Maya, Atez không còn ứng dụng được trong cuộc sống mẫu hình châu Âu; họ vừa cố hòa nhập nhưng

đồng thời lại cố chống đối như đứa con cố chống lại việc nó sẽ giống người cha. Các nhân vật của Marquez luôn mang tâm thế này, họ phiêu dạt trên những nẻo đường của châu Âu vừa như bám lấy nguồn mạch sữa thân quen từ thuởấu thơ nhưng lại nỗ lực chứng tỏ tính độc lập bản thân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Con đường của Mỹ Latin là nhận thức mình và châu Âu. Thật ra châu Mỹ chính là giấc mơ của châu Âu già cỗi. Những gì người ta không làm ở châu Âu được nên phải mơ về một thiên đường thì bất chợt thiên đường đó rơi xuống trần gian và mang một cái tên vừa đối lập, vừa hòa mình vào trần thế: Tân

thế giới. Người châu Âu đến châu Mỹ với mơ ước một cuộc đời mới, một chân trời phóng khoáng hơn, một giấc mơ có cơ may thành hiện thực. Như vậy, châu Âu và châu Mỹ nói chung, Mỹ Latin nói riêng

đang rơi vào một cuộc chơi trốn tìm mà cả hai đều không thỏa mãn với vai trò của mình.

Nếu không nhận thức được điều này, như Zea chỉ rõ, người Mỹ Latin đã, đang và sẽ sống trong một thế giới thân quen nhưng với tâm thế không phải là của mình. Họ cố tận dụng nó, không cần nghĩ

nhiều chỉ cần thu lợi từ nó là được. Vì thế, bộ máy chính trị của Mỹ Latin luôn đè nặng bởi chế độ

quan liêu.

Zea đi xa hơn nữa, chỉ ra con đường tiến đến ngày khải huyền của Mỹ Latin về mặt tư duy là không phủ nhận nguồn gốc châu Âu của văn hóa, tư tưởng Mỹ Latin mà phải nhận thức đầy đủ nó và hoàn tất những gì triết học châu Âu chưa hoàn thành. Đó là ý thức phát triển, để Mỹ Latin có thể tự tin, là một bản copy không giống châu Âu không có nghĩa là thảm họa mà ngược lại: tồn tại một bản sắc. Từđó, châu Mỹ Latin sẽ giải quyết những vấn đề không chỉ bó hẹp trong khu vực mà còn mở rộng đến tầm nhân loại… Marquez đã dùng hình ảnh những ông lão trăn trở, những cái chết đầy ám ảnh và những hảo vọng chưa thành để thúc đẩy viễn tượng này thành sự thật, bằng cách hy vọng một cơ hội khác cho dòng họ Buendia không còn bị nguyền rủa- đó là con đường phá bỏ sự cô đơn.

Bên cạnh những ông lão thì hình ảnh các bà lão của Marquez lại có điểm riêng khá lý thú. Theo truyền thống của nhiều dân tộc thì từ cổ sơ, người phụ nữ là nguồn gốc hiểu biết, vừa có khả năng khai tâm vừa mang khả năng thiêng liêng là sinh sản; cũng trên cơ sở này Marquez đã xây dựng những hình tượng người nữ của riêng mình. Cơ cấu gia đình Colobia thường mang khuynh hướng mở rộng, tuy nhiên các gia đình của Marquez lại thường theo dạng gia đình cơ bản (trừ Trăm năm cô đơn), đây là dạng rút gọn theo yêu cầu của những truyện ngắn tuy nhiên cũng có thể thấy dấu vết ý thức của tác giả ở đây: Quan hệ cha và con trai không mấy tốt đẹp trong khi quan hệ cha vợ và con rể luôn là rạn vỡ

(như trong Dấu máu em trên tuyết) bù vào đó, tất yếu là vai trò người nữ. Tuy nhiên, chúng tôi muốn

đề cập đến dạng đặc biệt của hình tượng người nữ của Marquez như là đặc trưng của khu vực và của tác giả, đó là mẫu nữđộc tài. Điều này cần quay lại với ý kiến của Antonio Caso (1883-1946), triết gia nổi bật của Mexico, vấn đề trọng tâm trong triết học của ông là Con người và tình trạng chuyên chế, [94, 43-47] đã xác định ba cấp độ tồn tại: người, cá thể và vật. Con người lại đóng vai trò xã hội, anh ta như diễn viên trên sân khấu và do đó mở rộng ra, con người mang vai trò lịch sử; như Nietzsche đã nhiều lần khẳng định con người là chủ thể tạo ra giá trị. Vật thì có thể chia nhỏ mà không bị tổn thương, về bản chất không đổi khi chia nhỏ; cá nhân cũng mang tính đơn nhất, xác định và liên tục.

Để hoàn thành con người, cá thể phải tham gia xã hội, phải góp phần kiến tạo lịch sử, nhưng Marquez

đã chỉ ra hậu quả của sự thoái hóa này bằng một dạng nhân vật đặc trưng cho Mỹ Latin: dạng nhân vật

độc tài. Đó là con người đồng nhất cá nhân với giá trị, với lịch sử, là con người đi ngược lại văn hóa theo nghĩa rộng nhất, chống lại con người. Có thể so sánh với 10 luận điểm của Caso về con người và

văn hóa (tlđd); đó là con người tinh thần trong mối quan hệ với xã hội để hoàn thiện khái niệm văn hóa. Mẫu hình này đi vào thực tế sẽ thành một con người cụ thể với ý thức hướng nội và hướng ngoại. Nếu quá hướng ngoại, người này cũng không tạo thành một thể văn hóa cùng xã hội, mà sẽ lạc lõng, không thuộc về thế giới này như những người tiên sẽ được bàn kỹ hơn phía sau- tóm lại con người không thể tách rời khỏi cộng đồng, không được chối bỏ vị trí và nhiệm vụ của mình. Ngược lại, xã hội cũng không được chối bỏ nhiệm vụ với con người. Các mẫu nhân vật độc tài thường là kết quả của một con người hướng nội, khi nắm được quyền lực thì hướng tất cả về phía mình, đó là phi văn hóa. Quả

thật, mẫu nhân vật độc tài vi phạm gần hết các nguyên tắc nêu ra như tôn trọng con người, cứu rỗi con người, xem cá nhân nhà cầm quyền cao hơn xã hội,…

Nhân vật bà lão của Marquez có thể xem như là sự tiếp nối bản thể mẫu về mẹ, về cái nguồn gốc sâu xa của nhân loại. Vì tính chất riêng của khu vực, các nhân vật nữ của Marquez luôn có một uy quyền nhất định lên cuộc sống và người đàn ông, đó là sự tiếp thu hình ảnh mẫu độc tài của riêng Mỹ

Latin: những người phụ nữ trong Biển của thời đã mất, vợ của Pelayo- người quyết định mọi chuyện trong Ông lão có đôi cánh khổng lồ, người bà của Erendira... nổi bật nhất là Bà mẹ vĩ đại trong Đám tang bà mẹ vĩ đại.

Dạng nhân vật này là sự thoái hóa và mang dấu vết của huyền thoại, đó là tư duy biến chuyển theo lối sinh sản của người nữ; vai trò quyền lực được quyết định như người nam lại tạo nên linh dương trong mẫu người nữ. Đó là dấu vết lưỡng tính thần thánh của hình thái tư duy cổ đại lưỡng nguyên- con

đường trở về khởi nguyên vĩnh cữu giúp thấy lại chiều sâu của các huyền thoại cổ thể hiện trong tư duy xây dựng nhân vật. Cái lưỡng nguyên này phát triển trong lịch sử sẽ hình thành những cặp cha mẹ thần thánh, những cặp anh hùng đối lập,… và phát triển về tận sau này là tình yêu- đó là quá trình hai nửa thiêng liêng tìm lại sự kết hợp vĩnh cửu. Do những vấn đề về chính trị, văn hóa và xã hội, nỗ lực bám lấy huyền thoại cổ xưa đã tạo nên một khuynh hướng đẩy các nhân vật của Marquez thành hai nửa, tự

nó hoàn thiện, theo cách thức và theo quan điểm của mình.

Như vậy, bằng hình tượng người nữđộc tài, Marquez thể hiện sự tiếp nối có tính chu kỳ những cổ

mẫu nhưng theo một hướng mới, đó là hướng giải huyền thoại; nhờ đó yếu tố kỳ ảo được soi chiếu bằng thứ ánh sáng của hiện thực và thời đại.

Một phần của tài liệu YẾU TỐKỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN GABRIEL GARCIA MARQUEZ (Trang 40 - 44)