Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo nảy sinh vào thời kỳ Mỹ Latin đang hiện đại hóa nhanh chóng. Lòng tự tin mang tính dân tộc chủ nghĩa đã mang lại một tầm quan trọng mới cho truyền thống văn hóa dân gian đã bị gạt ra bên lề suốt một thời gian dài. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo vốn là một thuật ngữ
trong ngành hội họa, được Franz Roh- một nhiếp ảnh gia, nhà phê bình nghệ thuật- đề xuất vào năm 1925 và sau đó được trình bày cụ thể trong tác phẩm Nach-Expressionismus: Magischer Realismus
(Post Expressionism: Magic Realism) rồi được dịch sang tiếng Tây Ban Nha, in trong tờ tạp chí
Revista Occidente của José Ortega y Gasset ở Madrid vào năm 1927 mang tên Realismo Mágico, Post Expresionismo. Thuật ngữ này vốn dùng để chỉ một nhóm họa sĩ châu Âu (ví dụ như: các nghệ sĩ Đức bao gồm George Grosz, Otto Dix, Christian Schad, Carl Grossberg, Alexander Kanoldt, Max
Beckmann, Georg Schrimpf, Franz Radziwill, Conrad Felixmuller, Giorgio de Chirico- nhà nghệ thuật người Ý, họa sĩ người Pháp Henri Rousseau) sáng tác theo dạng hậu Biểu hiện vào khoảng sau thế
chiến thứ nhất. Nhóm này hướng đến một hiện thực mới lạ và khác thường. Để diễn đạt loại hiện thực kỳ diệu này, Franz Roh ban đầu định danh là chủ nghĩa hậu biểu hiện, nhưng có vẻ tên gọi này không mang tính độc lập nên ông chuyển thành chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Huyền ảo mà không phải là thần bí vì “thần bí không có khả năng bao quát thể hiện thế giới mà nó chỉ nấp đằng sau trong mối liên hệ với thế giới mà thôi”[8,243]. Mở rộng khái niệm từ hội họa, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo bắt đầu thâm nhập vào châu Mỹ như là một thuật ngữ chỉ tính chất thôn quê lãng mạn kiểu mới của văn chương châu Âu khi theo chân các nhà nghệ sĩ, lý luận… di cư trong Thế chiến lần thứ hai. Theo Franz Roh, hiện thực huyền ảo thể hiện những hình ảnh có chiều hướng kỳ ảo ngay trong hiện thực được miêu tả, tạo ra những cảnh hiện thực đời sống đã được nhấn mạnh triệt để nhằm làm cho chúng thật lôi cuốn, sống động, tuyệt vời. Đây là đặc điểm quan trọng của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, nó phân xuất cái mô hình ý thức, trong đó yếu tố kỳ ảo được trình bày như thật chứ không phải một thế giới thật được trình bày dưới dạng mơ mộng như Thần thoại Hy Lạp, truyện cổ tích, truyền kỳ,… Hiện thực Mỹ Latin thể hiện điều này có phần rõ hơn cả châu Âu; vì thế với những tiểu luận của Alejo Carpentier (1949) và Angel Flores (1955), Realismo Mágico đã được xem là đặc trưng về thể loại và phong cách của văn học Mỹ Latin. Khác với thế giới trong mơ của chủ nghĩa biểu hiện, người nghệ sĩ truy cầu một thế giới thực được tái lập trước mắt học trong thứ ánh sáng ban ngày, nhìn được bằng mắt,…
Tựu trung, có thể khẳng định đặc trưng chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là một cách nhìn mới. Trong khi những điều kỳ dị và những điểm nhấn của chuyện kinh dị, văn chương gothic không còn thu hút được người đọc; cách nhìn của của chủ nghĩa hiện thực vẫn chưa thỏa mãn hết khao khát của người
đọc thì chủ nghĩa hiện thực huyền ảo đề xuất một cách nhìn mới, đó là cái nhìn tháo bỏ mọi ràng buộc và sức ép để giành lấy địa vị trung tâm cho tiếp nhận. Cái nhìn tự làm mới sự vật bằng chính nó, bằng cách trẻ em quan sát thế giới để nhận ra tất cảđề lạ lẫm, đều thu hút. Sức hút như vậy là sự cộng hưởng từ sự vật và bản thân người quan sát. Đó chính là cách mà Marquez đã dùng để cho cậu bé Aureliano Buendia trong Trăm năm cô đơn của Marquez nhìn ngắm một khối kỳ diệu, trong suốt, có thể thấy
được những mũi kim bên trong mà ánh sáng mặt trời vỡ ra thành ngàn ngôi sao. Cậu đã cho rằng đó là viên kim cương lớn nhất thế giới, người Gypsy đã trả lời: Không, đó là nước đá. Như vậy, khi hiện thực được miêu tả bằng một đôi mắt trong suốt, không quan ngại những kinh nghiệm quá khứ, không tì vết những thiên kiến thì điều chúng ta nhận được thông qua đó như một sự kỳảo. Và ngược lại, những
điều kỳ ảo khi vượt thoát khỏi những nhận định, những khung giá trị được định trước thông qua kinh nghiệm hay tiên nghiệm thì một sự thật mới sẽđược hé lộ.
Đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (để phân biệt với các trào lưu, trường phái khác) cần
Về lịch sử, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo- dạng thứ ba của yếu tố kỳ ảo- là tập hợp con nằm trong chủ
nghĩa hậu hiện đại. Đây là sự tiếp nối chủ nghĩa hiện đại trên các phương diện tư tưởng, bút pháp. Từ
sau năm 1960, một trào lưu sáng tác mới ra đời dựa trên nhận thức rõ về sự cô đơn và hoài nghi của
đời sống hiện đại; áp lực tự nhiên và xã hội đẩy con người về một phía, bật ra khỏi các tường thành bảo vệ đã cố kết tự lâu- một lần nữa người ta có cảm giác rơi vào thế giới bất khả tri và buộc phải chấp nhận nhìn cuộc đời theo quy luật trò chơi quyết định bởi sự may rủi, có khi gián đoạn bởi cái chết. Chính vì thế con người quay lại bám lấy những thứ trong tầm tay, đó không phải là những biến cố
trọng đại mà là những gì bình thường họđã kinh qua, khuynh hướng tiểu tự sự vì thế trở nên phổ biến. Tiểu tự sự cố gắng nắm bắt bản chất tồn tại thông qua cá thể nào đó và miêu tả như chính sự xuất hiện của nó trong cuộc sống, những ý nghĩa đạo đức nhân sinh giáo dục vốn có của văn học được người đọc tự rút ra trong mối quan hệ của cá thể người đó với văn bản. Vì lẽđó vai trò của người đọc được nâng cao theo dạng hoán dụ đồng sáng tạo trên ba nguyên tắc: trộn lẫn thực và ảo (chủ nghĩa hiện thực huyền ảo), ghép mảnh (nhằm phá bỏ liên kết tuyến tính của ngôn ngữ và tư duy), cực hạn (chủ nghĩa tối giản, thiểu tố).
Về văn hóa tư tưởng, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo với yếu tố kỳảo nằm ở trung tâm là kết quả tất yếu của khu vực Mỹ Latin. Các nhà văn Mỹ Latin là người tiếp nối mô hình quan niệm kỳ ảo và phát huy nó ở mức hiệu quả nhất. Theo Borges- văn hào Argentina, người đặt nền móng tư tưởng sâu sắc cho chủ nghĩa hiện thực huyền ảo của khu vực, thì văn học bắt đầu từ văn học ma quái chứ không phải từ
chủ nghĩa hiện thực. Những Sáng thế luận, những huyền thoại phù hợp với thời đại nguyên thủy cũng thuộc về văn học ma quái. Borges đã chỉ ra đường dây liên tục của yếu tố kỳảo và khẳng định đây là khuynh hướng văn chương của mình, đồng thời ông cũng bao hàm ý chính cuộc sống tự nó đã mang yếu tố kỳ ảo như Marquez trong diễn từ Nobel từng nhắc đến hiện thực ngoại cỡ của khu vực này, không cần thêm bất cứ điều huyền ảo gì nữa [Xem 11]. Có thể nói Borges là nhà văn tiên phong đại diện tiêu biểu nhất của khu vực đã sản sinh ra chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, đặc biệt là ảnh hưởng đến Marquez về cảm quan hiện thực huyền ảo, đó là mô hình về cái thực và cái ảo.
Phân biệt thực và ảo thoạt nhìn thì đơn giản nhưng bản chất thì không kém phần phức tạp, tựa như nội dung và hình thức trong nghiên cứu văn học, tánh và tướng trong Phật học,… ảo và thực dung thông lẫn nhau, không thể tách rời. Tựa như ánh sáng không sắc màu nhưng nhìn qua lăng kính thì tán sắc thành lục, lam, chàm, tím… Lăng kính ấy là của riêng mỗi người nên nhận thức và phát biểu cũng mỗi người một vẻ, vì thế Marquez từng than phiền về nỗi cô đơn của Mỹ Latin khi người phương Tây dùng lăng kính của mình soi vào văn học, văn hóa Mỹ Latin để tách biệt, phân loại thực và ảo, trong khi với người bản xứ, đấy là cuộc sống không có sự phân biệt giả tạo ấy. Với óc phân tích, màu thực và
ảo hiện lên, với người Mỹ Latin, nói chung và Marquez nói riêng, có một thước đo, một lăng kính khác. Điều này càng sáng rõ hơn khi đề cập đến khái niệm chủ nghĩa huyền ảo gốc được dùng đầu tiên
bằng tiếng Tây Ban Nha của Carpentier: El realismo magical - đó là hiện thực diệu kỳ mà nhà văn cần phải tin. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo thường được truy nguyên về lời nói đầu của Alejo Carpentier trong “Vương quốc trần gian”- tác phẩm ông viết năm 1949. Trong phần đầu của bài viết, Carpentier công kích hiện thực trống rỗng của Châu Âu; sau đó đề cập đến hiện thực kỳ diệu của Haiti trong phần hai. Trong lời nói đầu này có những luận điểm quan trọng như:
…Cái kỳ ảo trở nên kỳ ảo rõ ràng (kỳ ảo theo đúng nghĩa của nó- NTT) khi nó được sinh ra từ một hiện thực thay thế vượt ngoài sức mong đợi của hiện thực, đó là sự phát hiện đặc biệt về hiện thực, một sự chiếu sáng rực rỡ khác thường những mặt phong phú của cuộc sống mà từ trước đến nay chưa được khai phá, một sự khuếch trương các đại lượng và phạm trù của hiện thực, mà (điều này) chỉ có thể nhận thức được thông qua một độ căng lớn do sự nâng cao tinh thần lên một tầng bậc của khả năng giới hạn (như một dạng quá độ- NTT). Trước tiên, cái kỳ ảo bao hàm một niềm tin. … Vì thế, những cái kỳ ảo sinh ra từ lòng bất tín như chủ nghĩa siêu thực vẫn làm nhiều năm nay, đến giờ, chỉ không gì hơn là một mẹo vặt văn chương chán ngắt; một dạng văn học mơ mộng “ngăn nắp”, một dạng tán dương cuồng nhiệt nhất định mà tất cả chúng ta đều đã quá quen thuộc rồi… [88]
Như vậy, rõ ràng tồn tại một quan niệm về cuộc đời đặc trưng ở Mỹ Latin. Và yếu tố kỳ ảo đến chủ
nghĩa hiện thực huyền ảo đã mang thêm một đặc điểm là niềm tin, đó cũng chính là cách mà Marquez
đã dùng để kể lại những câu chuyện của mình. Như vậy niềm tin là thành phần mới của yếu tố kỳ ảo khi tham gia hình thành mô hình quan niệm về con người và thế giới của G.G.Marquez, được thể hiện bằng giọng kểđặc biệt của nhà văn đối với các tiểu thuyết cũng như truyện ngắn của ông.