Tính chất của biểu tượng

Một phần của tài liệu YẾU TỐKỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN GABRIEL GARCIA MARQUEZ (Trang 66 - 71)

YẾU TỐ KỲ ẢO VÀ BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN NGẮ N MARQUEZ

3.1.1.2. Tính chất của biểu tượng

Thứ nhất, ứng dụng biểu tượng vào phân tích văn học tức là quan tâm đến những kết tinh nhất trong tác phẩm, có thểđó là những biểu tượng mang tính tập thể nhưng cũng có thể mang tính cá nhân tác giả. Như vậy, nhà văn tập trung cái chung và riêng ấy trong bản thân đời sống mình rồi phóng chiếu vào trang viết. Việc tìm hiểu biểu tượng trong tác phẩm văn học tất yếu gắn với việc khám phá những cơ tầng tâm lý trầm tích của nhà văn. Theo hướng đó thì phân tâm học đã có nhiều bước tiến với đóng góp của S.Freud và K.Jung.

Freud (1856-1939) thông qua khảo sát các chủđề huyền thoại như chọn một người giữa ba người phụ

nữ; chủ đề Eudipe; người phụ nữ hoàn hảo, người phụ nữ im lặng là biểu tượng cái chết; mối quan hệ

giữa huyễn tưởng tính dục với sáng tạo, nghệ thuật, hội họa,… khẳng định rằng sáng tạo nghệ thuật chẳng qua là sự thỏa mãn các ẩn ức tính dục bị kiềm nén: “Rối nhiễu tâm lý bắt đầu phát triển từ lúc có một ấn tượng nào đó bất ngờ đánh thức những ấn tượng của tuổi thơ đã bị lãng quên, những ấn tượng chí ít một lần mang màu sắc kích dục… Phải quy những biểu tượng rất đúng của nhà văn về những thuật ngữ chuyên môn của tâm lý học…” [29,35]

Từ đó, những biểu tượng (hình ảnh tượng trưng) đều được Freud dùng để minh họa cho libido tính dục:

Trong khái luận về phân tâm học, ông đã đưa ra những tượng trưng như cửa phòng lúc đóng lúc mở, vải vóc, quần áo trắng, chiếc hộp, cái bàn là tượng trưng cho đàn bà… Còn tượng trưng cho đàn ông là chìa khóa, áo tơi, cà vạt… Dã thú thì tượng trưng cho những người đam mê tình ái. Áo dài hoặc đồng phục tượng trưng cho sự trần truồng. Đặc biệt trái cây là chỉ đôi vú; còn phong cảnh, vườn tược, giày da, giày vải thì chỉ âm hộ; hoa và nhụy cũng vậy nhưng mang thêm ý nghĩa trinh tiết. Còn dương vật thì tượng trưng bằng tảng đá, núi non. Đặc biệt là cầu thang với những bậc và chỗ vịn tay là tượng trưng cho sự giao hợp. Trong Giải mộng, ông còn đem những thứ xuất hiện trong giấc mơ như rìu, dao găm, súng ngắn, ngọn nến, cá, tôm,… cho đó đều là tượng trưng của dương vật. Còn các thứ như hang, hòm, lò, nồi, … là tượng trưng cho âm hộ,

[45,189]

Đây là hướng lý giải biểu tượng văn học gắn với tác giả khá mới mẻ và đã có những đóng góp không kém phần lý thú. Tuy nhiên, nhìn nhận quá trình sáng tạo văn học nói chung và lý giải hệ thống biểu tượng nói riêng thì sẽ khá cực đoan khi quy tất cả về xung năng tính dục. Người đồng sự của Freud đã phát triển hệ thống ý kiến của mình trên quan niệm này nhưng đã có những đóng góp, bổ sung hữu ích cho quá trình nghiên cứu văn học và biểu tượng- đó là Karl Gustave Jung (1875-1961) với ý kiến về vô thức tập thể và cổ mẫu.

Jung vẫn dùng khái niệm xung năng libido nhưng cho rằng nó không chỉ là xung năng tính dục mà còn mang tính chất nhiều hoạt động khác đặt dưới sựảnh hưởng của bối cảnh xã hội, truyền thống văn hóa, hoàn cảnh gia đình, kỷ niệm ấu thơ,… Ông đi sâu hơn vào mảng vô thức để nhận ra rằng có một thứ vô thức tập thểđằng sau vô thức bản năng mang tính cá nhân mà Freud gọi là cái bản ngã (id). Ông cho rằng vô thức tập thể có nguồn gốc sâu xa từ kinh nghiệm lịch sử của nhân loại, chủng tộc, thủy tổ tiền nhân loại. Đó là những ký ức mang tính chất tiên thiên do di truyền xã hội thể hiện ở những nghi thức tôn giáo, tô tem, ma thuật… Những nội dung này có những yếu tố cơ bản tương ứng với tất cả những tình cảnh điển hình trong cuộc sống, gọi là cổ mẫu (archetype)- và có 05 dạng cơ bản nhất gồm: Persona (mặt nạ nhân cách), anima và animus, shadou (bóng âm), sefl (vô thức tự ngã). Tuy vậy, nhưng Jung luôn nhấn mạnh không nên đồng nhất cổ mẫu với những nội dung cụ thể, tuy có những

định danh nhưng nó chỉ nên là những hạt nhân tiên thiên mở ra một hình thức rỗng, một thế khả năng cho các biểu hiện. Thông qua phê phán khái niệm biểu tượng của Freud chỉ là những nội dung của ý thức khiến ngờ vực sự hiện diện của cái nền vô thức, Jung đã đưa ra một định nghĩa ngắn gọn- biểu tượng là sự diễn đạt cho tư tưởng trong lúc chưa thể mô tả được nó một cách trọn vẹn, hoàn chỉnh.

[29,52]

Bởi biểu tượng ở đây phải được xem là khả năng có một ý nghĩa khác rộng hơn, cao hơn nằm ngoài năng lực cảm nhận và ám chỉ đến ý nghĩa đó của chúng ta… Biểu tượng nhô lên như một lời trách cứ thường xuyên đối với khả năng suy xét và cảm nhận của chúng ta. Từ đây tất nhiên

sẽ bắt đầu một thực tế là sản phẩm mang tính biểu tượng đánh thức chúng ta nhiều hơn, có thể nói, quấy đảo chúng ta sâu hơn và vì thế hiếm khi đưa cho chúng ta khoái cảm thẩm mỹ thuần túy, trong khi tác phẩm không mang tính biểu tượng từ đầu thì nhằm hướng đến cảm giác thẩm mỹ của chúng ta dưới dạng thuần túy hơn rất nhiều khi thấy nó cho thấy tận mắt bức tranh hài hòa của sự trọn vẹn. [sđd, tr.63-64]

Về biểu tượng, Jung đã đi xa hơn Freud và mở ra thông lộ đồng thời cung cấp những chỉ dẫn rõ ràng hơn để nghiên cứu và lý giải những hình ảnh tượng trưng trong tác phẩm văn chương. Đặc biệt ông nhấn mạnh tính chất của các biểu tượng như một thể không hoàn kết bất động mà luôn vận động, dịch chuyển để thách thức và mời gọi người đọc.

Như vậy, Jung hiểu biểu tượng của Freud như quan hệ một đối một của cái biểu hiện và cái được biểu hiện. Theo ông thì biểu tượng như một cái biểu hiện đi xa hơn không phải trong phạm vi bản thân nó mà là trong kết hợp (hoặc biến đổi), lúc này nó trở thành một cái được biểu hiện thứ cấp kết hợp với một cái biểu hiện thứ cấp khác ở một vị trí nhất định nào đó và lại tạo thành một hệ mới. Trong phạm vi kết hợp này có thể lần về tính phổ quát của nhân loại đến một đối tượng mà Jung gọi là cổ mẫu. Nếu như Jung nhắc đến phương Đông, Phật giáo như những biểu tượng, cổ mẫu và vô thức tập thể với ý muốn đào sâu hơn nguồn giếng bị khuất lấp bởi hệ thống tín điều Cơ Đốc giáo và Hồi giáo thì biểu tượng của Marquez có con đường phức tạp không kém. Tư tưởng Thiên Chúa giáo ảnh hưởng đậm đến tinh thần châu Mỹ Latin và Colombia, kết hợp tính chất sôi nổi của cư dân địa phương tạo thành một thể tổng hợp mang tính tôn giáo, văn hóa và xã hội hòa quyện vào nhau. Cổ mẫu hay biểu tượng mang gốc tích nhân loại của Marquez, vì thế, có sự hòa trộn, chuyển hóa khá linh động giữa các phạm trù văn hóa, xã hội và tôn giáo. Có thể lấy cổ mẫu nữ làm điển hình, Marquez trong bầu không khí chung của xã hội và tôn giáo, cũng vận dụng biểu tượng đẹp về nữđồng trinh trong các tiểu thuyết và truyện ngắn của mình. Nhưng rõ ràng biểu tượng này không thuộc về ông, những người phụ nữ trong tác phẩm Marquez không phải là những thánh nữ. Nếu có thì họ cũng không thể sống được ở cuộc đời này bởi với tâm hồn trong sáng- họ sẽ trở thành tai họa cho người khác hoặc bản thân. Vì thế nàng Remedios phải bay lên trời tách khỏi cuộc sống trần gian (khác biệt rõ ràng về bản chất với hình ảnh

Đức bà Mary hồn xác lên trời trong truyền thống Thiên Chúa giáo). Ngược lại, cố bám lấy trần gian thì họ phải trầm luân như Erendira tội nghiệp. Con đường khả dĩđể dung nạp hình ảnh người nữ vĩnh cửu hóa thân vào là người nữ thủ lĩnh, độc tài như Bà mẹ vĩ đại hay chỉ còn lưu giữ lại nét chung nhất là dục vọng của muôn đời. Sự liên kết này nối các nhân vật nữ của Marquez lại thành một hệ hình mà trong đó cuộc sống hiện tại không thể tạo cơ hội cho tính nữ vĩnh cửu sinh sôi nẩy nở hài hòa trước sức tấn công của những hiểm họa thường trực mà nguy hiểm nhất là cô đơn và tự cô đơn hóa bản thân.

Thứ hai, biểu tượng có cấu trúc tầng bậc. Trước hết: “Bởi vì cảm nhận một biểu tượng là công việc hết sức cá nhân, không chỉ theo nghĩa là nó biến đổi tùy theo từng người, mà còn theo nghĩa là nó

bắt nguồn từ toàn bộ con người anh ta. Mà, cái toàn bộ con người vừa là một cái mắc phải vừa là một cái tiếp nhận được; nó thừa kế từ di sản tâm sinh lý của nhân loại nhiều nghìn năm tuổi; nó chịu ảnh hưởng những sự khu biệt văn hóa và xã hội riêng của môi trường phát triển trực tiếp của anh ta, thêm vào đó lại còn có hệ quả của một trải nghiệm đơn nhất và những ưu tư do tình cảnh hiện tại của anh ta. Đặc tính riêng biệt của biểu tượng chính là ở chỗ nó tổng hợp trong một biểu hiện dễ cảm nhận tất cả những ảnh hưởng ấy của vô thức và ý thức, cùng các sức mạnh bản năng và trí tuệ, xung đột lẫn nhau hay đang trong tiến trình hài hòa bên trong mỗi con người. [14, XV]

Như vậy, có sự xếp chồng ảnh hưởng của ít nhất ba tầng bậc trong tiếp nhận biểu tượng, bao gồm: Đầu tiên là lớp cá nhân, bởi lẽ mỗi người đọc đều bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm và hoàn cảnh sống riêng mình; những dấu ấn sâu đậm xảy ra với bản thân sẽảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và giải mã biểu tượng. Với Marquez, biểu tượng biển là“một vùng nước xanh mênh mông với những ngọn sóng trắng xóa, đang trôi nổi cả một thế giới gà mái bị chết ngạt. - Đó là biển, cháu biết không? – ông nói với tôi. Tôi thất vọng hỏi bờ bên kia có gì và ông trả lời một cách chắc chắn: - Phía bên kia không có bờ. Cho đến tận hôm nay, khi đã bôn ba qua nhiều sông sâu, biển cả, tôi vẫn nghĩ đó là một trong những câu trả lời vĩ đại nhất” [50,27]. Thứđến là lớp văn hóa, mỗi biểu tượng sẽ mang hệ thống ý nghĩa khác nhau trong các vùng văn hóa phân biệt; bởi mỗi cộng đồng sẽ lý giải các biểu tượng theo cách riêng mình và từđó sẽ hình thành những khung giá trị khác nhau khi áp vào các biểu tượng. Ví dụ, biểu tượng hoa hồng mang nhiều ý nghĩa khác nhau như sự hồi sinh ở La Mã, Thụy Sĩ; sắc đẹp của nữ giới (trong kịch Shakespeare); vẻđẹp của phái mạnh trong văn hoá Ả Rập... Thứ ba là lớp phổ quát. Lớp này tương tựđến các cổ mẫu của Jung; theo đó có những biểu tượng mang nghĩa phổ quát cho loài người. Ví dụ như sư tử trong nhiều nền văn hóa đều mang nét nghĩa sức mạnh uy quyền…

Nhìn nhận ý nghĩa xếp chồng của biểu tượng sẽ góp phần lý giải cho sựđộc lập của tác phẩm như

một sinh thể tự sinh sôi và có đời sống riêng mình khi tác giả chấm vết mực cuối cùng lên bản thảo. Sự

phân cấp theo cơ chế biểu tượng cung cấp cho những hình ảnh- trước đó là những hình tượng mà bản chất khởi thủy là các ký hiệu thẩm mỹ có thể mang những nét nghĩa vượt ra khỏi nó ở nhiều cấp độ mà thành biểu tượng do cách tiếp cận mang tầm phổ quát, dân tộc hay cá nhân mỗi người.

Điều này nảy sinh ba trường hợp: Sự trùng khít giữa tiếp nhận và sáng tạo biểu tượng đồng nhất môi trường văn hóa phổ quát, địa phương và cá nhân; sự trùng khít bộ phận; hoặc là sự phân ly hoàn toàn. Trong trường hợp trùng khít toàn phần hoặc đại đa số bộ phận thì tác phẩm sẽđạt được môi trường lý tưởng để phát triển. Với trường hợp ngược lại, cần đọc biểu tượng theo hướng gắn với chủ đề tác phẩm.

Trong ba lớp này thì cấp độ cá nhân trong hệ thống phân tầng ý nghĩa biểu tượng cần được chú ý. Tuy chia thành 3 cấp độ nhưng quan trọng nhất vẫn là cấp độ cá nhân, vì thực tế cá nhân tiếp nhận chính là sự tổng hợp và hiện thực hóa ba nhóm trên. Tính cá nhân trong tiếp nhận biểu tượng là tất yếu và nguy

cơ đẩy một hình ảnh đi quá xa bản chất của nó do tính tùy tiện và ngẫu nhiên kinh nghiệm của người tiếp nhận. Vì thế cần phải đảm bảo khâu xác định tiêu chí biểu tượng- gắn với kinh nghiệm tác giả, khu vực và các lớp ý nghĩa phổ quát- tầm cá nhân người tiếp nhận chỉ nên mang tính tham khảo, soi chiếu. Vì lẽ đó, chúng tôi cố gắng chỉ ra các cấp độ dù hiểu rằng sự phân biệt như vậy chỉ là tương đối và nhiều khi mang tính tư biện. Tuy nhiên cần luôn ý thức tính biểu hiện đồng thời, tiến trình hợp nhất các yếu tố của biểu tượng. Một biểu tượng có giá trị ở mọi cấp độ và những cấp độ này phát lộđồng thời. Có được điều này là do biểu tượng có chức năng hợp nhất.

Như vậy, một mặt biểu tượng tiếp tục tính biện chứng của sự hiển linh, bằng cách biến đổi những đối tượng thành vật khác so với cái mà chúng hình như được coi là như vậy trong kinh nghiệm trần tục… Mặt khác trong khi trở thành biểu tượng, có nghĩa là dấu hiệu của một thực thể siêu việt, những đối tượng đó xóa bỏ những giới hạn cụ thể của chúng, chấm dứt trạng thái là những đoạn ngắn đơn độc để gia nhập vào một hệ thống; hơn nữa, chúng thể hiện ở những đoạn ngắn đó, bất chấp tính lỏng lẻo và đứt đoạn của chúng, toàn bộ hệ thống đang được bàn tới. [26,184]

Đó là xu hướng đại diện, gắn liền với cái tổng thể. Ba cấp độ được phát lộ và hòa quyện vào nhau. Sự

hợp nhất này không hòa tan mà làm cho biểu tượng di chuyển qua nhiều cấp độ, làm đọng lại cái tình thếở mức trong sáng nhất của nó.

Thứ ba, cần ý thức về sự phân biệt giữa hình tượng và biểu tượng. Đó không chỉ là vấn đề thuật ngữ mà là con đường đi của các yếu tố nghệ thuật, là con đường triển khai của tư duy nhà văn.

Nếu sử dụng cách phân loại tín hiệu do C.S.Peirce đề xuất thành: các tín hiệu- biểu số, các tín hiệu- biểu hình, các tín hiệu- biểu tượng (trong Peirce C.S: Speculative Grammar, Collected papers, Haward University Press, Cambridge, Mass., 1932, p.129), thì có thể nói rằng đối với cá nhân tiếp nhận, tín hiệu- biểu số được liên tưởng với đối tượng mà nó biểu hiện do có những quan hệ thực tồn giữa chúng trong tự nhiên; tín hiệu có tính biểu hình (tức hình tượng- chú thích của người viết- NTT) do sự tương đồng thực tế, trong khi đó giữa tín hiệu biểu tượng và đối tượng mà nó chú dẫn không tồn tại một quan hệ tự nhiên- có tính tiên định nào. Tín hiệu- biểu tượng là tín hiệu của đối tượng “ trên cơ sở sự thỏa thuận”. Cơ sở của các quan hệ giữa những biểu tượng đa loại thuộc cùng một hệ thống là những nguyên tắc truyền thống. Mối quan hệ giữa cái biểu đạt được tri nhận cảm tính của biểu tượng và cái được biểu đạt của biểu tượng này được nhận thức (được phiên dịch) trong tư tưởng dựa trên sự liên tưởng có tính chất thỏa thuận, giả tạo và theo tập quán. [39,125]

Có thể khái quát ba hệ thống tín hiệu và tính chất này theo ý kiến của R.Jakobson như sau: Tín hiệu- biểu số Tín hiệu- biểu tượng Tín hiệu- biểu hình

trên quan hệ thực tồn cơ sở sự thỏa thuận quan hệ tương đồng

Một phần của tài liệu YẾU TỐKỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN GABRIEL GARCIA MARQUEZ (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)