G.Marquez tác giản ổi bật của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo

Một phần của tài liệu YẾU TỐKỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN GABRIEL GARCIA MARQUEZ (Trang 31 - 37)

Trong phần này, chúng tôi sẽ điểm qua những nét khái quát về tác giả, đồng thời nêu lên những

điểm cơ bản về yếu tố kỳảo trong truyện ngắn của Marquez như là những nhận định sơ khởi có vai trò là giải thuyết khoa học để chúng tôi triển khai và nhận định trong phần nội dung.

Gabriel Garcia Márquez là nhà văn Columbia sinh năm 1928, tại Aracataca. Tốt nghiệp ngành báo chí Đại học Quốc gia Columbia ở Bogotá và đại học Cartagena, ông hành nghề ký giả, viết kịch bản phim. Tác phẩm đầu tiên của ông là tập truyện ngắn “La Hojarasca” xuất bản năm 1955. Cả cuộc

đời ông luôn cố gắng đấu tranh cho các giá trị tiến bộ trên đất nước và khu vực. G.G. Marquez chống lại các nhà độc tài bảo thủ thống trị xứ Colombia Laureana Gomez và người kế vị, tướng Gustavo Rojas Pinilla nên sống lưu vong ở Mexico và Tây Ban Nha.

Đất nước Colombia để lại dấu ấn không thể phai mờ trong những truyện ngắn của Marquez về

những biến động chính trị xã hội. Năm 1810 nền dân chủđầu tiên ra đời ở đất nước này, đến năm 1820 Simon Bolivar lãnh đạo nhân dân nổi dậy đánh đổ áp bức tàn bạo thành lập nền cộng hòa. Năm 1849

Đảng Tự Do; năm 1899 cuộc chiến Một ngàn ngày diễn ra đưa Colombia vào một giai đoạn lịch sửđen tối, kết thúc chiến trận phe Tự Do tuyên bốđầu hàng vào năm 1902. Đất nước bước vào giai đoạn phát triển kinh tế tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản nước ngoài bước vào, sự mâu thuẫn quyền lợi đã tạo nên sự kiện năm 1928- hàng ngàn công nhân công ty chuối đình công đòi quyền lợi bị tàn sát. Những biến động này và cách người ta đối mặt với nó đã trở thành một trong những chuyện kỳảo lớn nhất mà con người có thể tưởng tượng.

Gia đình có tác động không nhỏđến việc hình thành bút pháp kỳảo của Marquez. Sống với ông ngoại suốt tuổi ấu thơ, trong Marquez in sâu những câu chuyện chính trị của vị đại tá phe Tự Do và vô số những truyền thuyết, huyền thoại và truyện kể, trong đó luôn chập chờn những bóng ma định mệnh, những điềm báo số phận, những dấu vết tâm linh của bà ngoại đã bồi đắp một nền tảng cái kỳảo vững chắc trong lòng ông ... Người bà kể những chuyện hoang đường thần bí bằng một vẻ tin tưởng tuyệt

đối và thuyết phục người nghe bằng lòng xác tín của mình rằng không có gì ngớ ngẩn hơn là không tin những điều đó đều hiện tồn. Giọng điệu của bà ngoại chính là thứ Marquez tìm kiếm cả đời và vận dụng trong quyển tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn cũng như các truyện ngắn của ông.

Marquez đến với yếu tố kỳảo là một sự kế thừa và phát huy. Ngay từ khi còn là sinh viên ông đã bị kích thích cực độ khi đọc Hóa thân của Kafka. Mang những yếu tố kỳ ảo của Kafka từ đời thường Marquez đặt nó vào một hoàn cảnh xa lạ và cô lập; những thể chế quan liêu tha hóa con người được Marquez thay bằng hiện thực châu Mỹ Latin không kém phần dữ dội. Marquez còn chịu ảnh hưởng từ

nhà văn đàn anh Argentina Borges. Borges được xem như nhà văn hậu hiện đại đầu tiên của Mỹ Latin khi ông vận dụng các yếu tố tôn giáo và kỳ ảo trong một thể kết hợp các tư tưởng Khổng giáo, Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo, qua đó trừu tượng hóa các hình ảnh và mặc cho tác phẩm của ông lớp áo ngụ ngôn, trinh thám… Marquez đã thừa hưởng những yếu tố này và mở rộng ra bằng sự

kết hợp hệ thống văn hóa bản xứ Mỹ Latin, văn hóa châu Âu (Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha) với văn hóa châu Phi; lồng vào bối cảnh đặc biệt của châu Mỹ Latin để thể hiện những vấn đề cốt yếu của không chỉđất nước, khu vực mà là nhân loại.

Khả năng thể hiện yếu tố kỳ ảo một cách sáng tạo của Marquez thường được giới phê bình tập trung nhất ở truyện ngắn Ông lão có đôi cánh khổng lồ bởi tác phẩm này thể hiện rõ nhất những đặc trưng chung của chủ nghĩa hậu hiện đại lẫn nét riêng của tác giả.

Vì sao tác phẩm gọi nhân vật chính là Ông lão có đôi cánh khổng lồ chứ không phải là thiên thần? Song đề thực và ảo, thiêng và phàm đã quy định điều đó. Về mặt thiêng, truyện ngắn này có thểđược xem như một câu chuyện cổ tích về một vị thiên thần đến cứu giúp một gia đình nghèo với đứa con gần chết. Ông ra đi để lại cho họ sự giàu có sung túc và đứa con trai khỏe mạnh. Về mặt phàm, ông không thể là thiên thần vì kiểu hạ phàm tệ hại, vì đôi cánh ẩm mốc và không có khả năng làm phép màu. Ông chỉ là công cụ kiếm tiền của một cặp vợ chồng trần thế không hơn không kém. Ông được nuôi trong

chuồng gà, thảđi trong nhà như một con vật và thậm chí người ta bực tức với sự có mặt của một thứ vô tích sự như vậy; chỉ khi ông đi, người ta mới có thể nhẹ lòng. Điều khác biệt trong tác phẩm này là tuy Gogol hay Kafka cũng dùng yếu tố kỳ ảo nhưng Marquez huy động vào cả hệ thống yếu tố kỳảo (cua bò vào nhà, ông lão có cánh, cô gái biến thành nhện,…) để mặc chúng ở đấy cho người đọc quan sát. Tính phong phú, năng sản và hững hờ đối với những gì lẽ ra phải tập trung thể hiện cái nhìn mới, mô hình mới và thế giới quan mới- đó là cái nhìn nghệ thuật, cách nhìn cuộc đời dung thông bất ngại của nhà văn hậu hiện đại- Marquez. Tác phẩm này dễ dàng trở thành một câu chuyện ngụ ngôn hay một kiểu bóng gió nào khác, tuy nhiên Marquez đã xóa sạch những khả năng đó bằng một kết thúc lấp lửng, để lại nhiều câu hỏi về bản chất và mục đích chuyến đi của ông lão. Ông lão là động thái giữa khái niệm thiêng và phàm, ông không thuần nhất nên những giải pháp thuần nhất không thể giải quyết

được trường hợp của ông; Marquez không hề thể hiện một cố gắng dù là nhỏđể đưa ra giải đáp. Bởi lẽ, cảm hứng hậu hiện đại từ chối đưa ra bất kỳ lý giải thỏa mãn độc giả, những tiền giả định được xây dựng vượt qua tiền giảđịnh nhà hiện thực đồng ý và khai thác. Nhà văn hậu hiện đại vượt qua nó, đẩy

đến nhiều cánh cửa hơn và cuối cùng để người đọc ởđó quyết định mở cánh cửa nào dựa vào tiền giả định đã được tạo ra một cách hữu tình hay cố ý gì thì cũng khá hững hờ và lạnh nhạt của tác giả. Lão thiên thần đến, hay đi,… mang một ý nghĩa mà tôn giáo, tín ngưỡng hay nhân sinh đều có thể khai thác

ở ít nhiều góc độ, người đọc sẽ làm điều đó, tác giả hậu hiện đại đứng ngoài lặng lẽ, nhiều khi cố nói thật nhỏđể không ai nghe: Có gì quan trọng đâu bằng việc ông ta đã đến và giờ, đã đi.

Theo đúng thủ pháp của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, Marquez đã trộn thực và ảo trong cùng một thể mờ nhạt ranh giới. Khi ông lão có đôi cánh rơi xuống được phát hiện ra thì người ta không thể

xác định được liệu ông là thiên thần (như miêu tả trong Kinh Thánh) hay chỉ là một người ngoại quốc tội nghiệp bị bão đánh dạt vào bờ. Ông không phản ứng với bất kỳ ai từ vị cha xứ đến để xác định nguồn gốc thần thánh, những người cầu xin phép màu đến những người hiếu kỳ lấy cây châm vào người và xem ông như một dạng sinh vật lạ. Cuối cùng việc ông bay đi không thể kết luận là thăng thiêng trong hào quang như Thiên Chúa giáo từng miêu tả về tiên tri Elia hay đó là một hành động trốn chạy cõi thế gian không phù hợp với ông… Sự việc biến đổi giữa thiêng và phàm, giữa thực và ảo. Tóm lại, từ một vài nét đặc trưng nhất về nhân vật, không gian, hình tượng, kết cấu và ý nghĩa của truyện ngắn này, có thể thấy Marquez đã vận dụng yếu tố kỳ ảo bằng cảm quan của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo đặt trong khuôn khổ của chủ nghĩa hậu hiện đại. Thông qua hệ thống các tác phẩm và dẫn chứng một điển hình, có thể tạm thời khẳng định yếu tố kỳảo mà chúng tôi dùng mang nghĩa rộng

để dung chứa được thực và ảo. Nó là cái trung gian, không đơn thuần là thực cũng không đơn thuần là

ảo, nó không nằm trong hạn định thực ảo mà bao trùm vì không thể loại bỏ nó ra khỏi chỉnh thể do tính chất bộ phận cấu thành, không thểđẩy xuống hàng thứ hai vì nó quan trọng, trên hết, nó kết nối thực và ảo ở những đường dây liên hệ phi thực, phi ảo.

Yếu tố kỳ ảo của Marquez trong mối liên hệ với truyện ngắn có thể khái quát thông qua các luận

điểm như sau:

Thứ nhất, Marquez đi về giữa hai khái niệm là thực và ảo. Đây là sự xác quyết từ nền văn học Mỹ

Latin, con đường của tác giả trong quá trình sự kế thừa và tiếp nối thực - ảo của văn học thế giới cũng như khu vực. Cái thực và ảo này cần nhìn ở tổng thể rộng, bởi lẽ nhiều chuyện của Marquez rất thực nhưng vẫn mang đâu đó cái ảo tiên nghiệm, bất khả tư nghì. Chúng tôi hồ nghi cái phức thể này mang một mô hình tổng thể tạo thành từ hai trục: thực và ảo mà sáng tác của Marquez là đồ thị hình sin luôn chuyển động giữa hai giới hạn ấy; từđây vấn đề là cách nhìn của người tiếp nhận.

Với trục ngang là thực, trục dọc là ảo; cái ảo luôn biến đổi theo thang độ còn thực thì trải dài theo cuộc sống nhưng không bao giờ mất đi vị trí. Sơ đồ này vừa chỉ ra vị trí nguồn gốc hiện thực trong văn học vừa lý giải được một cách trực giác y=sinx; cái biến ảo phải từ hiện thực mà ra. Nhưng cái làm người ta quan tâm lại chính là cái ảo. Như vậy nhìn từ mặt phẳng vuông góc, tác phẩm của Marquez di chuyển giữa hai cực theo một chu kỳ thẩm mỹ. Có thể nhìn tổng thể sáng tác của Marquez bao gồm cả

những mảng ngỡ như kẻ ngoại đạo của cái kỳ ảo, đó là những chuyện rất thật từ lịch sử, những câu chuyện của gia đình tác giả, nhưng nguồn mạch liên kết và thúc đẩy những mảng ấy chính là cái ảo, hay đúng hơn là yếu tố kỳảo. Có thể nhận ra điểm tương đồng (tất yếu) và dị biệt của Marquez với các tác giả kỳ ảo khác. Với Kafka, cái thực và ảo gắn với nhau mang màu sắc phi lý như thể là mặt trái cuộc sống, đó là đường chéo hình vuông tạo từ hai góc tọa độ và thành một mê lộ càng đi càng xa gốc tọa độ (lối vào mê cung) x=y (đây là giá trị chứ không phải tương đương số học). Còn Hoan Rupho như một đường xoắn ốc lấy trục là hiện thực phát triển mà không sao chạm đến quá khứ con người mãi

đi tìm, cuối cùng cái chạm đến được chỉ là quá khứ…

Thứ hai, yếu tố kỳ ảo mà chúng tôi đề cập gắn với mảng truyện ngắn của Marquez. Thời gian đã tự nó phủ nhận những nhận định cực đoan rằng chủ nghĩa hiện thực huyền ảo chỉ tồn tại trong tiểu thuyết và thực tế xác nhận sự tồn tại mảng truyện ngắn kỳ ảo của Marquez. Ý thức về mặt thể loại trong quá trình hành chức của yếu tố kỳ ảo sẽ được làm rõ ở chương 2 và chương 3, vì thế, ở đây chúng tôi chỉ trình bày hai luận điểm cơ bản nhất xuất phát từ bản chất thể loại truyện ngắn.

Là thể loại sơ khởi của văn chương nhân loại, truyện ngắn vẫn tồn tại đến ngày nay và dần khẳng định vị trí của mình trong nền văn học hiện đại. Dưới áp lực cuộc sống, hình thức ngắn của thể loại này đã tự vũ trang cho mình ưu thếđối với các thể loại khác. Mảng truyện ngắn kỳ ảo của Marquez cũng có một vai trò như thế. Có nhiều trường hợp truyện ngắn cấu thành nên hoặc tách ra từ một tiểu thuyết, vì thế hoàn toàn có cơ sở để giải quyết vấn đề yếu tố kỳảo trong dạng thức cơ sở và cô đọng của văn học- tức truyện ngắn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn từ bên trong, truyện ngắn thường được cấu trúc tinh giản, tập trung nhất vào một hay một vài vấn

đềđược giới hạn. Trong hoàn cảnh này, yếu tố kỳảo sẽđược cơ cấu một cách điển hình nhất và có xác suất mang giá trị nghệ thuật nhất.

Tìm hiểu mảng truyện ngắn kỳ ảo chính là vận dụng tính chất này của thể loại nhằm làm rõ được đặc

điểm yếu tố kỳ ảo của Marquez, từ đây mở rộng ứng dụng tìm hiểu hệ thống này trong các thể loại khác có quy mô lớn hơn của tác giả cũng là một khả năng thuận lợi.

Quan điểm của Marquez về truyện ngắn gắn liền với hệ thống nhân sinh quan và thế giới quan của ông. Nếu xem xét nhà văn Marquez dựa vào mô hình quan điểm về con người và thế giới của ông thì có thể

nói mô hình này được định dạng bằng hai trục thực ảo làm điểm tựa cho một thế giới song tồn của cái thực và cái ảo, đi về giữa cõi sống và cõi chết. Và như vậy quan niệm này thể hiện rõ nhất khi ông viết truyện ngắn:

Ngày hôm nay khi ôn lại đời mình tôi nhớ lại rằng quan niệm về truyện ngắn của tôi khá đơn giản, sơ đẳng mặc dù lúc đó tôi vô cùng kinh ngạc khi đọc Nghìn lẻ một đêm. Tôi đã nghĩ rằng những điều kỳ lạ mà nàng Shehrazat kể là có thật trong đời thường vào đời đó, và sau này không còn xảy ra nữa vì người ta không tin và cũng vì sự hèn nhát của phái hiện thực chủ nghĩa của các thế hệ tiếp theo. Cũng vì lẽ đó, tôi thấy rằng ngày nay khó có ai lại tin rằng mình có thể ngồi trên các tấm thảm bay qua các thành phố núi rừng, hoặc là tin có những người nô lệ bị phạt nhốt trong chai suốt hai trăm năm trừ phi tác giả của truyện ngắn đủ khả năng làm độc giả tin vào điều mình viết là như vậy. [50, 290]

Vì lẽđó, tìm hiểu mảng truyện ngắn của ông cũng quan trọng không kém gì, nếu không nói là hơn, tiểu thuyết.

Như vậy, trong chương 1, chúng tôi có những nhận định như là các khái quát cơ bản có vai trò nền tảng cho những vấn đề cụ thể sẽđược triển khai ở phần nội dung như sau:

Xác định yếu tố huyền ảo như một thành phần quan trọng trong nền văn học thế giới nói chung và văn học Mỹ Latin; chúng tôi hướng đến việc trình bày yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn Marquez với những đặc điểm và hệ hình của nó. Việc phân loại các dạng yếu tố kỳ ảo như các tác giả đi trước đã thực hiện dường như là một bước cần thiết. Tuy thế do đặc điểm vấn đề và đối tượng, chúng tôi thiết nghĩ nỗ lực thiết lập một hệ thống các nhóm yếu tố huyền ảo thì cũng không kém phần “huyền ảo” hơn tính chất yếu tố là mấy dù vẫn có thể xếp các dạng, nguồn gốc yếu tố huyền ảo xung quanh vài loại hình nổi trội; đồng thời hiệu quả thu được từ quá trình đó bản thân chúng tôi cũng chưa thể tận dụng

được trọn vẹn. Bởi lẽ việc khớp nối các loại dạng chủ quan của chúng tôi với khung khách quan của nền văn hoá Mỹ Latin và bộ phận chủ quan của tác giả dường như bất khả bởi các đối tượng này luôn chồng chéo lên nhau, xoáy sâu và hoà tan, có khi lại mất hút, tựa nhưđánh mất đi tính liên tục được trông đợi dù là với ít hy vọng nhất…

Xác định yếu tố kỳ ảo không nhằm chỉ ra đâu là yếu tố kỳ ảo, không chỉ phân biệt phần nào

Một phần của tài liệu YẾU TỐKỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN GABRIEL GARCIA MARQUEZ (Trang 31 - 37)