Thời gian chu kỳ

Một phần của tài liệu YẾU TỐKỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN GABRIEL GARCIA MARQUEZ (Trang 59 - 62)

TRONG TRUYỆN NGẮN GABRIEL GARCIA MARQUEZ

2.4.2.Thời gian chu kỳ

Có thể nói thời gian chu kỳ và thời gian tuyến tính là hai hệ hình phân biệt mô thức tư duy phương Tây và phương Đông. Trong nền văn hoá Tây Âu, thời gian được biểu thị bằng hình ảnh thần Kronos một tay cầm đồng hồ cát thể hiện dòng thời gian trôi chảy bất tận, tay còn lại mang lưỡi liềm tượng trưng cho thời gian bị phân đoạn thành các phạm trù quá khứ, hiện tại, tương lai. Đó là quan

điểm thời gian theo kiểu tuyến tính chỉ chảy xuôi một chiều được biểu diễn bằng một đường thẳng bắt nguồn từ vô thủy và chạy thẳng đến vô chung. Ngược lại, thời gian trong nền văn hóa phương Đông

được xem như chuyển động theo hình tròn bởi những chu kỳ nối tiếp nhau, vì thế người Trung Hoa tính thời gian bằng thiên can và địa chi; thời gian cứ thế tuần tự nối nhau miên viễn vận hành; không có sự phân biệt và chấp trước về thời gian, như kinh Kim Cương đã viết: Quá khứ tâm bất khả đắc,

hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc. Tư duy phương Đông vì thế mang tính hướng nội, hướng phát triển thường tạo thành hình tròn. Không phải ngẫu nhiên mà các mô hình tâm linh như

Samsara, vòng Mandala hay vòng Thái cực Âm Dương,… đều vẽ nên những chu kỳ mang ý nghĩa quy hồi. Có thể nói, cách nhìn của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo chính là nằm trên trục không chấp thời gian, cảm nhận thời gian diễn hành theo cách của nó mà không băn khoăn, để thời gian trôi chảy và chấp nhận tất cả dù là tuyến tính phân mảnh thời gian, đây cũng là điểm gặp gỡ với cảm thức thời gian của chủ nghĩa hậu hiện đại. Vì thế mà phần lớn các tác phẩm của Marquez đều bắt đầu bằng một điểm tạm gọi là hiện tại, sau đó lùi ngược về quá khứ rồi cứ thế tiếp diễn đến tương lai (Trăm năm cô đơn, Sống để kể lại, Gió bắc, Dấu máu em trên tuyết, Biển của thời đã mất,…)

Trong truyện ngắn Marquez, do quy định của thể loại nên dấu ấn thời gian quy hồi không rõ như

Nguồn gốc của thời gian chu kỳ là sự lưỡng phân giữa quá khứ sáng tạo đã lùi sâu vào lịch sử và huyền thoại cùng với những hiện thực của nó. Với Mỹ Latin, những hiện thực ngoại cỡ của nó đã bù vào khoảng trống này gây tái sinh cảm thức thời gian chu kỳ. Lịch sử Mỹ Latin là một chuỗi những bất tương hợp từ chế độ thuộc địa châu Âu. Những mô hình từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không thể

hoàn toàn phù hợp vào một vùng đất từng có lịch sử vàng son của đế quốc Inca, Maya và Aztec. Vì thế

sau khi được độc lập về chính trị, ở Mỹ Latin đã liên tục có sự lặp lại những cuộc tranh giành quyền lực chính trị của các phe phái đứng đầu bằng những nhà độc tài mà về bản chất thì cơ cấu cai trị của họ

cũng không khác gì với hoàng gia Tây Ban Nha và BồĐào Nha. Thế nên lịch sử Mỹ Latin không phải một đường thẳng về tương lai mà luôn quanh co về quá khứ. Trong khi người Châu Âu quen với những khái niệm như đêm trường Trung Cổ rồi Phục Hưng, Khai Sáng, Cách mạng công nghiệp… thì Mỹ

Latin lại hoàn toàn không thể nghiệm những khái niệm lý tính đó. Tất yếu niềm tin của châu lục này lại nghiêng về hướng quy hồi (như kiểu mê cung của Borge) và suy ngẫm về những thế lực thiêng liêng

đằng sau quy luật mang tính chất cốđịnh này; cũng vì thế mà dân bản xứ có cái nhìn cuộc đời khác với người châu Âu và Marquez có mô hình quan niệm thực- ảo phân biệt với những nhà văn hiện đại khác. Châu Mỹ Latin với đặc điểm nền chính trị xã hội mang nhiều biến động, những chính phủ dựng nên luôn biến chất thành những chính thểđộc tài và rồi những chính thểấy liên tục thay thế nhau- cái vòng luẩn quẩn này đã tạo một dấu ấn sâu đậm trong tư tưởng dân tộc cũng như khu vực. Thời gian mang tính chu kỳ của Marquez không chỉ là một kết cấu thuần túy nghệ thuật mà là một bộ phận trong mô hình quan niệm con người và thế giới của tác giả Marquez.

Trong truyện ngắn của Marquez có thể bắt gặp nhiều mảnh thời gian phá vỡ liên hệ tuyến tính. Những mảnh vỡ thời gian được lắp ghép với nhau theo kiểu chủ nghĩa hậu hiện đại trong Nabo, Người da đen khiến các thiên thần phải đợi đã thể hiện rõ nhất cảm nhận về thời gian đứt đoạn của nhân vật chính. Đó là thứ thời gian bị rối tung trong đầu người da đen bị ngựa đá móng sắt vào đầu và luôn vẩn vơ về người đàn ông da đen với lời mời vào dàn đồng ca của những thiên thần. Sự trì hoãn của Nabo chính là sự trì hoãn cái chết và sự quên lãng bằng ký ức mạnh mẽ nhất về những con ngựa và chiếc bàn chải. Cuối cùng nhân vật này đã thành công khiến các thiên thần không chỉ phải đợi mà còn phải nhượng bộ, đã vùng dậy để tìm lại chiếc bàn chải lông ngựa; anh ta đã tìm lại thời gian mình đã mất chính ở nơi anh ta bị lấy đi 15 năm trước. Sự truy tìm thời gian đã mất chính là nỗ lực làm tái hồi hay kéo ngược thời gian cũng như những ước mơ mà con người từng đánh mất.

Đặc biệt ở mảng truyện phiêu dạt, thời gian tuyến tính không còn nguyên vẹn trước những con người không có tiểu sử; điểm đến là phương tiện nhưng đi mới là cứu cánh. Đây vừa là dấu ấn hậu hiện đại nhưng cũng là kết quả của sự cô đơn mà các nhân vật phải chịu đựng. Với họ, ra đi cũng không giải quyết định vấn đề nên đành ngậm ngùi và dự cảm về một cuộc trở lại, như thời gian sẽ quy hồi vậy.

Thời gian quy hồi diễn đạt rõ nhất quan niệm sự cô đơn mất đoàn kết sẽ dẫn đến diệt vong trong truyện ngắn của Marquez.

Với Biển của thời đã mất, cả làng bị thu hút và tập trung vào mùi hoa hồng nhưng mỗi người đều có những kiến giải riêng mình hoặc đứng ngoài cuộc. Petra thì nghĩ đó là điềm báo cái chết, cha xứ thì cho rằng đó là dấu hiệu chúa ban phước lành, có người lại cho rằng đó là một ảo ảnh,… Vấn đề là đằng sau những nhận định khác nhau đó họ bị xô đẩy đi bởi sự mù quáng về cái kỳảo để đổ dồn về làng một cách tấp nập rồi lại bỏđi khi mùi hương hoa hồng đã mất. Đó là một tập hợp không được cố kết mà các phần tử bị cuốn hút theo những tư kiến.

Blacaman- Người hiền bán phép tiên lại đề cập đến một khía cạnh khác của thời gian chu kỳ. Ở tầng thứ nhất, đó là sự liên tục chết đi và hồi sinh của Blacaman trong mồ nhờ phép lạ của nhân vật xưng tôi. Đây được xem như sự trừng phạt cho một kẻ tàn nhẫn đối với người y không lợi dụng được. Dòng sống chết của Blacaman là hình ảnh rõ nhất của chu kỳ hướng đến cái chết. Nhưng ở tầng thứ hai, với một hình phạt như thế, không gì có thể ngăn cản nhân vật tôi trở thành một Blacaman thứ hai, khi mà khả năng cứu sống chữa lành mọi thứ bệnh tật không còn nữa, khi nhân vật tôi qua cái thời vàng son như Blacaman từng mất đi trong đời mình và phải đầu tư cho mình một cơ hội khác. Cứ như vậy, vòng quay lại tiếp tục. Chu kỳ không còn chỉ là thời gian mà là cuộc đời.

Thời gian chu kỳ dễ gắn với bất động, không tiến triển hay hướng vận động đến cái chết. Bản chất của cái chết là cô đơn, là hư vô; con người cố thoát khỏi cô đơn để rơi vào một cái cô đơn khác. Trong cái mê lộ của thời gian, con người tập trung vào bản thân mình và chấp nhận cái kỳảo, phi lý. Nhiều tác giả phương Tây hiện đại đã sa vào vòng luẩn quẩn này không lối thoát như James Joyce, Kafka… Khác biệt của Marquez là sự tập trung vào cái cô đơn, tuy kết cục là vòng chu kỳ cái chết nhưng tác giả không làm người đọc bi quan, mà vẫn cố gắng vạch ra lối thoát bằng việc lên án cái xấu và kể lại những bi kịch bằng một giọng ngậm ngùi xót thương, trên hết là mang đến hy vọng cho con người bằng chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, bằng yếu tố kỳảo lẩn khuất trong những tác phẩm của mình nhằm tạo ra một hiện thực mới tươi đẹp hơn hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống.

Đối mặt với cái thực tại đáng sợ này, cái thực tại mà ắt hẳn đã luôn luôn dường như chỉ là một thứ không tưởng trong suốt lịch sử nhân loại, chúng tôi, những kẻ phát minh ra chuyện kể, những kẻ sẽ tin mọi thứ, cảm thấy mình có quyền tin rằng vẫn còn chưa quá muộn để dấn mình sáng tạo một thứ không tưởng ngược lại. Một thứ không tưởng mới và toàn thắng của sự sống, nơi không ai còn có thể quyết định chuyện người khác chết ra sao, nơi mà tình yêu sẽ chứng tỏ là có thật và hạnh phúc là có thể, nơi mà những chủng tộc bị kết án trăm năm cô đơn rốt cuộc sẽ có và mãi mãi có một cơ hội thứ hai trên mặt đất này. [48]

Như vậy, Marquez luôn quan tâm đề cập đến nỗi cô đơn của con người trong chu kỳ bất tận của cuộc sống. Các nhà văn lớn có những cách thức khác nhau để nhìn nhận và giải quyết vấn đề này. Cô

đơn của Hemingway hướng đến cái chết như là sự hoàn trả món nợ, như một nghĩa vụ; Kawabata muốn dùng cái đẹp để cứu rỗi con người và cũng không ít lần ông cố tìm cái đẹp trong nỗi buồn, cô

đơn. Marquez bằng cách riêng của mình đã đưa cái kỳảo vào đời thực bằng việc cấp cho nó cái căn cớ

hợp lý rồi đẩy nó tới đỉnh giới hạn để soi chiếu cuộc đời và vượt thoát nỗi cô đơn.

Một phần của tài liệu YẾU TỐKỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN GABRIEL GARCIA MARQUEZ (Trang 59 - 62)