Quan điểm về cấu trúc truyện ngắn kỳ ảo

Một phần của tài liệu YẾU TỐKỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN GABRIEL GARCIA MARQUEZ (Trang 88 - 90)

YẾU TỐ KỲ ẢO VÀ BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN NGẮ N MARQUEZ

4.1.Quan điểm về cấu trúc truyện ngắn kỳ ảo

Cấu trúc là cái khung, là mô hình mà nhà văn triển khai các vấn đề của tác phẩm. Nói đến cấu trúc là nói đến khuôn mẫu, dạng thức như một tổng thể trong mối quan hệ so sánh với cốt truyện, là xem xét tác phẩm trong trạng thái tĩnh. Cốt truyện cũng có thểđược nhìn như một tổng thể nhưng đó là tổng thể trải dài theo kiểu hình tuyến thường có quan hệ nguyên nhân- kết quả. Từ góc độ tiến trình, có thể khái quát tổng thể truyện ngắn thành cốt truyện gồm 05 phần: Mở đầu, thắt nút, đỉnh điểm, mở nút, kết thúc; các thành phần này trải dài theo thời gian tri nhận tác phẩm. Như vậy, khi khảo sát cốt truyện có thể tìm ra mối liên hệ giữa các bộ phận của truyện kể theo trục ngang trong khi đó cấu trúc là mối liên hệ của các thành tố theo kiểu không gian. Đó là dạng liên kết không phải một đối một mà là đa phương. Đồng thời, khảo sát cấu trúc tác phẩm nói chung và truyện ngắn nói riêng có thể lần tìm ra mối liên hệ giữa không gian, thời gian, nhân vật… Vì thế, khảo sát cấu trúc truyện ngắn Marquez trong mối liên hệ với yếu tố kỳ ảo chính là nhu cầu và là hệ quả của những vấn đề đã được giải quyết trong chương 2 và 3 của luận văn này.

Với truyện ngắn, có thểđề cập đến hai dạng cấu trúc cơ bản là tuyến tính và phân mảng. Loại thứ

nhất gần với sự phát triển tuần tự theo trật tự thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai của cốt truyện. Ở

các tác phẩm hiện đại, nếu đi theo cấu trúc này, thường đến giai đoạn cao trào của cốt truyện, tác giả đặt vào đó một ẩn dụ sâu lắng làm nổi bật ý tưởng chủđạo. Theo tiến trình ấy thì điểm nhìn của người kể chuyện thường là xác định, từ một nơi nào đó bên ngoài quan sát, miêu tả, và điểm nhìn không hề

thay đổi từđầu đến cuối đểđảm bảo tính nhất quán.

Với cấu trúc phân mảng, văn bản truyện được lắp ghép bởi những mảng trần thuật khác nhau mà nhìn bề ngoài như những khối rời rạc, ít hoặc không có liên hệ, nhưng thực ra bên dưới lại tồn tại một mối liên hệ ngầm có tác dụng liên kết và định hướng các bộ phận khác. Nếu ở cấu trúc tuyến tính, nhà văn miêu tả sự việc theo trật tự thời gian thực tại, thì với cấu trúc phân mảng, nhà văn có thể di chuyển ngược xuôi, đảo chiều hoặc đẩy nhanh thời gian. Đặc biệt, nếu trong cấu trúc tuyến tính, điểm nhìn là

tĩnh và thường duy nhất thì ở cấu trúc phân mảng, thường có sự thay đổi điểm nhìn ở người kể chuyện. Một hệ quả của cơ cấu phân mảng là nảy sinh những khoảng trống tự sự, dẫn đến có những phần của câu chuyện diễn ra trong tưởng tượng của độc giả mà không hiển lộ trên trang sách. Ngoài hai kiểu cơ

bản trên, có nhiều nhà văn đã tạo ra kiểu cấu trúc của riêng mình như dạng cấu trúc mê cung của nhà văn Argentina- Jorge Borges trong tác phẩm Những công viên có lối đi rẽ hai ngã mà chúng tôi từng

đề cập.

Có thể thấy rằng không phải yếu tố kỳ ảo luôn thể hiện một vai trò duy nhất trong các tác phẩm kỳảo. Yếu tố kỳảo có thể là thành phần, có thể là tổng thể trong tiến trình hành chức của nó. Tùy vào ý đồ tác giả thể hiện ở văn bản mà yếu tố kỳ ảo có thểđảm đương những nhiệm vụ khác nhau. Theo ý kiến của Todorov, cơ bản nhất có thểđề cập đến ba dạng chức năng chính như sau:

Dạng thứ nhất là chức năng ngữ dụng. Yếu tố kỳảo mang chức năng ngữ dụng khi được quan sát trong mối quan hệ với ngữ cảnh sử dụng. Ở đây, yếu tố kỳ ảo được kết hợp bên cạnh hiện thực như

một dạng hỗ trợ, không lấn át được hiện thực nhưng có thể gia giảm tính chất và thu hút, định hướng tập trung người đọc. Như vậy, yếu tố kỳ ảo trong trường hợp này có thể được lược đi mà không ảnh hưởng gì đến nội dung hiện thực được phản ánh, ví dụ như trường hợp những con chim giấy có thể bay

được trong “Thần chết thường ẩn sau ái tình” hay dòng máu xanh của người bà bất lương trong

“Chuyện buồn không thể tin được của Erendira đáng thương và người bà bất lương”,…

Thứ hai là dạng chức năng ngữ nghĩa. Với chức năng này, yếu tố kỳ ảo trong văn bản mang ý nghĩa nhất định, nó là tính chất riêng của kiểu truyện kỳ ảo, là sự khám phá một hiện thực mới thông qua con đường của cái kỳảo. Yếu tố kỳảo, như vậy, nếu bị tách rời sẽ tạo thành một khoảng trống về

nghệ thuật. Tác phẩm còn lại chỉ là một thể bình thường hoặc nhiều khi không thểđứng được trọn vẹn vì sự mất mát ý nghĩa. Đó là trường hợp khả năng trị những bệnh tật của nhân vật tôi trong Blacaman- người hiền bán phép tiên, là hơi thở hút mọi vật tạo nên khoảng môi trường chân không của Herbert trong Biển của thời đã mất, hay sự tham gia đám tang của các vị lãnh đạo tôn giáo cũng như chính quyền trong Đám tang bà mẹ vĩ đại

Dạng thứ ba là chức năng cú pháp của yếu tố kỳ ảo. Yếu tố kỳ ảo, trong trường hợp này không thể chỉ ra hay gọi tên một cách đơn thuần, cụ thể vì nó là gắn với tổng thể tác phẩm. Nó thúc đẩy sự

tiến triển của trần thuật, cơ cấu tác phẩm thành một chỉnh thể như nó phải có. Điều này có nghĩa là không thể vì bất cứ lý do gì loại yếu tố kỳ ảo ra khỏi tác phẩm, vì như thế có nghĩa là tiêu hủy cả tác phẩm. Vì yếu tố kỳ ảo “gia nhập vào sự phát triển của truyện kể. Chức nằng thứ ba này gắn với tính toàn thể của tác phẩm văn chương trực tiếp hơn hai chức năng kia” [70, 195]. Đây là trường hợp “Ánh sáng cũng như nước, Chuyến đi cuối cùng của con tàu ma, Ông lão có đôi cánh khổng lồ”,…

Ý thức như vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát cấu trúc truyện ngắn kỳảo của Marquez theo hướng nhấn mạnh vào sự tham gia của yếu tố kỳ ảo vào cấu trúc tổng thể của truyện ngắn với cấp độ chức năng cú pháp và ngữ nghĩa.

4.2. Cấu trúc truyện ngắn Marquez gắn với yếu tố kỳ ảo 4.2.1. Cấu trúc truyện ngắn cơ cấu theo cái kỳảo

Một phần của tài liệu YẾU TỐKỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN GABRIEL GARCIA MARQUEZ (Trang 88 - 90)