Nhóm biểu tượng du tử

Một phần của tài liệu YẾU TỐKỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN GABRIEL GARCIA MARQUEZ (Trang 81 - 88)

YẾU TỐ KỲ ẢO VÀ BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN NGẮ N MARQUEZ

3.2.3. Nhóm biểu tượng du tử

Đây là nhóm biểu tượng linh động và khó nắm bắt nhất. Du tử trước hết được hiểu là những người đi lang thang trên các trang truyện ngắn của Marquez. Tất yếu một hình ảnh được nhắc đến ngay là những người digan (gypsy) như Melquiades đã bất tử trong Trăm năm cô đơn. Tuy nhiên, do đặc tính của nhóm người này là chủ nghĩa xê dịch và thực thi các điều kỳảo nên với tư cách biểu tượng, hệ

người phiêu dạt (như trong Mười hai truyện ngắn phiêu dạt), những đám đông hội hè, người đi qua các ranh giới… Khảo sát nhóm người du tử chúng tôi hướng đến những lớp ý nghĩa khái quát nhất, những nét văn hóa nhằm xác định tính chất truyện ngắn kỳ ảo của Marquez, và trên tiến trình đó, nhóm du tử

hiện ra với tư cách là một hệ biểu tượng thể hiện khát khao vượt thoát khỏi những tù đọng của cuộc đời bằng những chuyến ra đi, những phép lạ, hội hè và dấu ấn văn hóa.

Thứ nhất, có thể nói trong tác phẩm của Marquez nói chung và truyện ngắn nói riêng thường xuyên có sự xuất hiện của những nhân vật digan và nhân vật này thường để lại những ấn tượng sâu sắc. Về từ nguyên học, người Digan có tên gọi chính thức trong tiếng Anh là Romani people do họ tự gọi mình là rom hoặc rrom với nghĩa “chồng” và romni/rromni vói nghĩa "vợ" nhưng họ hoàn toàn không có mối liên hệ nào với người Romani hay Roma của Ý cả. Nhiều người Di-gan sống ở Pháp có gốc từ

Bohemia, nên họ còn được gọi là người Bohémien (Bohémiens). Do niềm tin sai lầm rằng người Di- gan bắt nguồn từ Ai Cập (Egypt), và đã bị đày biệt xứ vì tội đã che dấu Jesus thời bé nên họ bị định danh trong tiếng Anh là Gypsy (hay Gipsy) do bắt nguồn từ chữ Hy Lạp Αιγύπτοι (Aigyptoi). Người ta tin rằng người Di-gan có nguồn gốc từ các vùng Punjab và Rajasthan của bán đảo Ấn Độ. Họ bắt đầu di cưđến Châu Âu và Bắc Phi qua cao nguyên Iran vào khoảng năm 1050… Tuy nhiên, do tính chất phổ biến của họ, tên gọi “digan” trở thành một tính từ và được dùng để chỉ tất cả những người du tử, những người sống tự do, không chấp nhận bất cứ quy định cố kết nào. Đằng sau cuộc sống bề ngoài luôn sôi động, cộng đồng người Digan gắn kết với những tập quán và phong tục huyền bí, không bao giờ định cư một nơi. Người Digan luôn bị coi là người ngoài cuộc, không nhà, không quốc gia và thường bị người châu Âu gán cho những thành kiến như lừa đảo, dính dáng đến những tà thuật đen tối, trộm cắp do lối sống du mục,… Nhân vật điển hình nhất của dạng này trong truyện ngắn Marquez là Blacaman.

Blacaman với ngoại hình mang đậm tính sặc sỡ Digan “với những dải áo viền sợi vàng, những chiếc nhẫn mặt đá kim cương đeo khắp các đốt ngón tay như ốc bấu và cái tóc kết đuôi sam có giắt những quả chuông con…” [330] Khả năng của người Digan liên quan đến những kỹ xảo và điều kỳ ảo được Blacaman thể hiện một cách thuần thục khi y bán thuốc trị rắn cắn thần diệu (hắn đã thuê người ta mang đến một con rắn không có nọc độc và tự làm mình trương phù lên rồi tự dùng thuốc của mình mà khỏi), đã tạo cho thây ma các vị phó vương một bộ mặt tươi tỉnh và điều hành đất nước tốt hơn cả khi các vị còn sống,… Tuy đóng vai là một Blacaman kẻ ác nhưng người digan trong truyện ngắn Marquez lại không phải là thứ khuôn mẫu tiêu cực như nhận định của người châu Âu về dân tộc du mục này. Nếu hình ảnh người hiền triết Menquiades đọng lại trong lòng người đọc những cảm xúc tốt đẹp nhất thì Blacaman cũng thốt lên những lời nói tâm huyết nhất của tác giả, của chính Marquez khi nói về

Mặc dù quý vị có đủ thẩm quyền để mà không tin tôi sau bao nhiêu năm đã tin những thủ đoạn bịp bợm và giả dối đầy tội lỗi của tôi, thưa quý ông quý bà tôi xin lấy vong linh của mẹ tôi ra để thề rằng cuộc thí nghiệm hôm nay không minh chứng một điều gì viễn vông thuộc thế giới khác mà minh chứng cho một chân lý giản dị của cuộc đời thực tại này và nếu quý vị không tin thì xin hãy chú ý: hôm nay tôi sẽ không cười như mọi bận mà chỉ cố sức ghìm nước mắt mình lại.

[53,342]

Đó là tất cả những gì một người nghệ sĩ thực hiện. Anh ta nói điều kỳ lạ như chân lý hiển nhiên và cùng một cách đó nói những thứ gần gũi thành kỳảo đầy đam mê. Cách anh ta làm chính là điều quan trọng nhất- chọn khóc hay cười nhằm vào một mục đích- làm cho người ta tin, điều này không khác lối kể chuyện kỳảo của Marquez là mấy nếu không nói là tương đồng.

Thứ hai, xuất phát từ tính chất du cư, người Digan gắn liền với hình ảnh hững cuộc ra đi, những chuyến hành hương trong truyện ngắn Marquez. Hành hương chính là sự tìm kiếm chân lý, hòa bình, bất tử, là tìm kiếm và phát hiện một trung tâm tinh thần [14,385] trên con đường nhằm hướng đến cái trung tâm không lối vào, bởi thế cuộc hành trình có vai trò như một nghi thức thụ pháp. Người ta nhắc nhiều đến các huyền tích phiêu lưu như Tây Du Ký, hành trình tìm chén thánh (Graal), cuộc tìm kiếm miền đất Hứa, những cuộc du hành sau khi chết của Ai Cập và Tây Tạng. Trong đó những cuộc du hành xuống địa phủ là những nghi thức bí truyền còn lên trời là nghi thức quảng truyền,… Những chuyến ra đi, nhờ vậy gắn kết được với những tầng lớp sâu nhất trong văn hóa và tâm lý loài người, nó là phổ quát. Truyện ngắn của Marquez gắn với hình ảnh những du tử, những người đã đi về không biết bao nhiêu lần trong Biển của thời đã mất, những người đã bỏ làng ra đi lâu năm nay lại về theo mùi hương hoa hồng và rồi sau đó họ lại bỏ ra đi khi làng tàn lụi trong sự mong mỏi mùi hương sẽ trở lại. Trong tập Mười hai truyện ngắn phiêu dạt tất cả những con người ấy đều là du tử nơi miền đất lạ, đều

đang trên con đường tìm kiếm trung tâm thần thánh. Margarito Duarte tìm kiếm ý nghĩa thiêng liêng cho đứa con của mình, Phrau Phrida thì luôn phiêu dạt để tìm kiếm giấc mơ cho bản thân, gia đình nhân vật xưng tôi tìm kiếm sự hiện thân của quá khứ, nhân vật tôi trong Gió bắc thì tìm kiếm ý nghĩa và trải nghiệm của Tramontana,…

Thứ ba, gắn liền với biểu tượng du tử chính là những phép lạđược họ thực hiện với vẻ bình thản như không. Điểm này tương hợp với quan niệm của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, cách vận dụng yếu tố kỳ ảo và kể chuyện của Marquez. Những người digan đã thực hiện cũng như thúc đẩy các phép lạ

xuất hiện với tính chất của yếu tố kỳảo hiện đại- phá vỡ tính huyễn hoặc của phép lạ. Tiêu biểu là phép lạ mà gánh xiếc lưu động mang đến- một gã bay vù vù trên đầu khán giả với đôi cánh dơi, tiết mục người con gái biến thành nhện; chính ông lão cũng là một du tử và thực hiện phép lạ theo kiểu giải thiêng: chữa một ông mù thì ông không lành lại còn mọc thêm được ba cái răng, trị bệnh cho kẻ bại liệt thì không khỏi mà hắn suýt trúng số độc đắc, chữa người hủi thì lại thấy cây hướng dương mọc lên

quanh những vết lở loét,... Rõ nhất trong việc thực hiện những phép lạ theo kiểu hiện thực huyền ảo- nói với một gương mặt lạnh- là nhân vật xưng tôi- đệ tử của Blacaman [53,339]:

Từ đó tôi đi lang thang khắp thế gian để chữa khỏi sốt cho những người mắc chứng sốt rét với giá hai peso; để chữa lành mắt cho những người bị mù lòa với giá bốn peso (nguyên bản là bốn peso rưỡi); để chữa cho những người ra mồ hôi trộm với giá mười tám peso; để trả lại chân tay cho những người què cụt bẩm sinh với giá hai mươi peso,… tiếng tăm xấu xa của bọn Blacaman đã kết thúc và niềm vui chung của thế gian đã được xác lập.

Cảm thức hiện thực huyền ảo thấm đẫm đoạn kể chuyện kỳ ảo này không chỉ với giọng kể bình thản kèm giá tiền đằng sau những chứng bệnh nan y, đồng thời tính hiện thực còn được nhấn mạnh đến nỗi

đẩy một câu tự sự này thành một đoạn dài 16 dòng nguyên bản tiếng Tây Ban Nha [79,127] với 248 từ được phân ra bằng 25 dấu phẩy với trên 20 mệnh đề. (Trong bản tiếng Việt của Nguyễn Trung Đức [53], câu này dài đến 37 dòng với 444 từđược phân ra bằng 33 dấu phẩy và chấm phẩy). Những phép lạđược thực hiện theo đúng cách mà yếu tố kỳảo được sử dụng đã gắn liền với biểu tượng người du tử đã tạo nên một sức hút đặc biệt cho truyện ngắn kỳảo của Marquez.

Thứ tư, nhờ tính chất di động của nhóm biểu tượng du tử mà Marquez có thể trình bày dấu ấn tổng hợp văn hóa của Mỹ Latin trong truyện ngắn của mình. Văn hóa Mỹ Latin được cấu thành từ ba mảng: văn hóa châu Âu, châu Phi và văn hóa bản địa. Có thể dễ dàng nhận ra dấu ấn của ba mảng này thông qua hình ảnh du tử lãng mạn nhưng cũng trần thế nhất: ông lão có đôi cánh khổng lồ.

Trước hết, hình ảnh ông lão bay lên trời có thể bắt gặp trong nhiều chuyện cổ tích Phi châu, của những người bị đem qua châu Mỹ làm việc như nô lệ, tiêu biểu nhất là All God's chillun got wings. Câu chuyện này thể hiện niềm mong mỏi của những người nô lệ Châu Phi, họ hy vọng một ngày được thoát khỏi cuộc sống đau khổ bằng cách bay lên trời, mong ước một cuộc sống tốt đẹp hơn. Câu chuyện này về sau được nhà thờ Công giáo giải thích theo Kinh Thánh bằng lời tiên tri Isaiah rằng: “Những người mong chờ Thượng Đế sẽ được tiếp thêm sức mạnh. Họ sẽ chạy mà không mệt mỏi. họ sẽ ra đi mà không đớn đau.” Cách thức bay lên trời cũng đáng lưu ý, đó là nói, hành động bằng lời- gắn với việc thiên chúa phán truyền và dựng nên trời đất, ngôi Hai- ngôi Lời xuống làm người,… Vì thế, người ta gắn ông lão với hình ảnh Thiên thần theo tinh thần Thiên Chúa giáo châu Âu, ứng với mảng văn hóa thứ hai và thứ ba. Thiên chúa giáo, chính xác hơn là nhà thờ Công giáo La Mã có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của châu Mỹ Latin nhờ có mối quan hệ chặt chẽ với thế quyền của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Có thể nói hai thế lực vương quyền và thần quyền này đã dựa vào nhau để xác

định và duy trì vị thế của mình ở Tân thế giới.

Trong giáo lý Thiên chúa giáo thì thiên thần có nghĩa gốc là “sứ giả.” Trong Kinh Thánh, thiên thần là những sứ giảđược Thượng Đế sử dụng để truyền đạt ý chí của ngài tới con người. Họ là những thực thể trung gian hoạt động như những sứ giả truyền tin của Thượng Đế cho con người. Thiên thần được

nhìn thấy trong hình hài con người, đến gặp gỡ và sinh hoạt với con người. Đôi cánh của thiên thần, tượng trưng cho vai trò người đưa tin của nó. Do Thái giáo thiết lập một hệ thống thứ bậc thiên thần bao gồm tiểu thiên thần và tổng lãnh thiên thần, rồi phân biệt thiên thần cao cấp với các thiên thần khác. Ngày nay, tuy ý tưởng về các thiên thần hẳn bị đánh giá là phù phiếm như quỷ sứ hay linh hồn,… nhưng rõ ràng “ý niệm về thiên thần soi sáng những suy nghĩ của chúng ta về trần gian. Sự suy tư về một vương quốc của những tạo thể phi vật chất – của những lý trí thuần túy hoặc tinh thần – có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn thế giới vật chất mà ở đó lý trí và tinh thần chúng ta gắn chặt vào”.

[2,181]

Trường hợp ông lão có đôi cánh khổng lồ, người ta nhận ra ngay cùng một thông điệp. Đó là cách ý thức và hành động của con người khi không có chuẩn mẫu thiên thần, những hành động mù quáng và bất tín ấy gây nên sự ngậm ngùi và phẫn uất. Đặt trong môi trường thuần túy Mỹ Latin, cụ thể là thuộc một vùng văn hóa duyên hải khi người ta gắn với biển ngay cả trong những suy kiến mơ hồ nhất, có thể thấy dấu ấn Thiên Chúa giáo pha tạp thành một vị chua chát của hiện tại.

Thứ năm, biểu tượng du tử và phái sinh của nó là những con người sống tự do khỏi mọi ràng buộc, yêu đời,… dẫn đến một hình ảnh khác của nhóm biểu tượng này chính là cảnh hội hè. Đã có rất nhiều hội hè, carnaval trong truyện ngắn Marquez. Đó là đoàn du khách hội hè di động của Erendira:

“Bọn mày râu từ mọi miền dù xa đến mấy, cũng ùn ùn kéo đến để thưởng thức cái tân kỳ của Erendira. Bọn người này tới kéo thêm những bàn xổ số, những quán nhậu và cả một cửa hàng ảnh lưu động”

[53,434]. Trong Biển của thời đã mất cũng xuất hiện “Đổ về làng này còn có cả phường nhạc, bàn xổ số, sòng bạc, bàn bói toán, cả những tên găngxtơ, cả những người đàn ông cuốn một con rắn nơi cổ mình đang rao án thuốc trường sinh bất tử….” [53,640] Đặc biệt, trong Cụ già có đôi cánh khổng lồ, ít nhất có thể kểđến hai hội hè được tác giả tổ chức và miêu tả- tất cả đều gắn với yếu tố kỳảo, đều sôi nổi và rộn ràng nhất đến mức có thể. Điều này xuất phát từ đặc trưng văn hóa Mỹ Latin gắn liền với niềm tin tôn giáo. Hội hè gắn với yếu tố kỳ ảo ở bản chất của nó- vừa là tò mò vừa là lòng tin. Hội hè thứ nhất là khi ông lão hạ cánh xuống nhà Pelayo và sau đó chuyển thành hội hè kinh tế của hai vợ

chồng nhà này- rào cửa và bán vé cho khách tham quan: “Những kẻ tò mò thích chuyện lạ từ đảo Mactinic đã đến. Một gánh xiếc lưu động với một gã làm trò nhào lộn cũng đến… Những người bất hạnh của cả cùng biển Caribê đã đến đây để được chữa bệnh…” [53,395]. Hội hè thứ hai diễn ra khi người ta tập trung đến xem cô gái bị biến thành nhện. Từ đây, có thể so sánh tư duy hội hè diễn ra ở

ngôi làng này: người ta đến với cô gái biến thành nhện hơn là ở lại với ông lão do không có điểm nhấn quen thuộc trong kinh nghiệm cũng như thỏa mãn hai yếu tố tò và niềm tin. Hội hè thường xuyên xảy ra trong tác phẩm Marquez, dường như khi có chuyện gì đặc biệt, khi xuất hiện yếu tố kỳảo thì lập tức có sự tập trung của hội hè. Nhưng hội hè gắn với yếu tố kỳ ảo, đồng thời là sự khuếch đại nhưng sau

ngay sau đó. Hội hè xuất hiện khi người ta đến với ông lão, nhưng vì vậy cũng có những đám xiếc đến và người ta quên ngay ông lão khi có cô gái biến thành nhện. Bà mẹ vĩ đại được miêu tả với đầy đủ

quyền lực tột bực, khi đám tang diễn ra không biết có bao nhiêu người từ mọi phương đến viếng, nhưng khi họ ra đi thì: “Nay thật khó mà len chân nổi trên những nẻo đường của vương quốc Macondo bởi chỗ nào cũng ngập ngụa những vỏ chai, những mẫu tàn thuốc lá, những khúc xương thối, những thùng rỗng, những mẫu giẻ rách, những bãi phân mà đám đông đã để lại,…” [53,306] Những yếu tố

này chen vào giữa dòng chảy bình thường của cuộc sống. Nó làm hiện rõ yếu tố kỳảo, nhưng như một thứ ký sinh, nó dần tiêu hủy chính cái kỳ ảo. Cuộc sống thể hiện bản thân nó còn kỳảo hơn cả cái mà

Một phần của tài liệu YẾU TỐKỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN GABRIEL GARCIA MARQUEZ (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)