Nhóm biểu tượng biển

Một phần của tài liệu YẾU TỐKỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN GABRIEL GARCIA MARQUEZ (Trang 74 - 79)

YẾU TỐ KỲ ẢO VÀ BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN NGẮ N MARQUEZ

3.2.1. Nhóm biểu tượng biển

Trong phần này chúng tôi đề cập đến hai vấn đề: đặc điểm và vai trò của nhóm biểu tượng biển. Nhóm biểu tượng biển là một điểm nổi bật trong thế giới nghệ thuật của Marquez. Bởi lẽ biển và những thể hiện của nó xuất hiện trong khá nhiều tác phẩm khiến có cảm giác như hình thành cả một thế

giới nghệ thuật gắn với biển của Marquez. Lướt qua các truyện ngắn của ông có thể thấy biển xuất hiện với vai trò chủđạo của mình trong Biển của thời đã mất, Chuyến đi cuối cùng của con tàu ma, biển với tư cách là tác nhân quan trọng trong Cụ già có đôi cánh khổng lồ, Gió bắc, Người chết trôi đẹp nhất trần gian, Quà tết; được nhắc đến như thành phần tác phẩm trong Blacaman- người hiền bán phép tiên, Chuyện buồn không thể tin được của Erendira và người bà bất lương, Tôi được thuê để nằm mộng… Trong chương ba chúng tôi đã làm rõ không gian biển trong một số các tác phẩm nêu trên. Thông qua liệt kê của chúng tôi có thể nhận thấy biển với vai trò chủ đạo của mình đã vượt quá một hình tượng không gian làm tiền đề cho các nhân vật hành động hay triển khai cốt truyện. Thêm vào đó sự xuất hiện với tần số lớn cộng với các biến thể cũng như liên kết phong phú, chúng tôi nhận thấy biển vừa có tính năng sản đồng thời lại đóng vai trò là một trục liên kết các thành phần như gió, bão, nước, cua, rùa,… tạo thành một hệ biểu tượng khá phong phú. Như vậy khảo sát biểu tượng biển, ít nhất có thể tiến hành theo hai hướng: bản thân biển và các liên kết khác của nó.

Biểu tượng biển đặc trưng ở tính chất đa diện trong văn hóa nhân loại, là động thái của sự sống và cái chết, hay là con đường của sự sống [14,80]. Nhiều sinh thể đến từ biển và đi cũng trở về biển. Rõ ràng ông lão có đôi cánh khổng lồ được xác định rằng giọng sang sảng như giọng thủy thủ, hai vợ

chồng Pelayo định trả ông về bằng cách thả ông trên chiếc bè với lương thực trong vài ngày và khi ra

đi thì ông cụ cũng chỉ còn là một điểm tưởng tượng trong đường chân trời ngoài biển cả mênh mông. Biển cả là nơi con tàu ma tồn tại và khi nó xuất hiện trước mặt công chúng thì trên thân tàu còn rỏ ra thứ nước cổ xưa của vùng biển chết. Người ta đã chôn và sẽ chôn cất những người làng ở biển, biển cả

trở thành nấm mồ chung nơi người ta thường ném tử thi trong Biển của thời đã mất.

Biển còn là sự quá độ giữa những khả năng phi hình và các thực tại đã hiện hình. Biển trong Chuyến đi cuối cùng của con tàu ma đã làm sáng rõ điểm này. Khả năng của con tàu ma như một thực tại siêu hình từ phía biển đã hiện diện giữa làng mà trên boong còn mang theo thứ nước từ những vùng biển chết. Sự quá độ này với biển là vai trò trung gian đã tạo nhiều hướng thúc đẩy để nhân vật khao khát, liều lĩnh thực hiện hành động cứu con tàu ma và đưa nó vào đất liền. Đây gần như là sự hiển linh mà mỗi cuộc đời đều trông chờ. Với nhân vật chính thì hành động đó như thỏa mãn một ẩn ức từ sâu xa mà cả làng đã đặt lên gia đình anh ta. Trong góc nhìn đó thì biển là bản năng, tiềm thức là nơi nổi lên những con quái vật ám ảnh ý thức, việc dẫn con tàu ma về chính là làm sáng tỏ một huyền thoại bị

kiềm giữ từ lâu trong cộng đồng và trở thành ẩn ức của một cá nhân khi gia đình anh ta ngẫu nhiên lại như bị sức nặng của một lời nguyền truy đuổi. Sự khai sáng cộng đồng như vậy cũng mang ý nghĩa giải thỏa kiềm nén cá nhân. Soi chiếu với những lớp ý nghĩa kinh Thánh thì biển giữ thế thù nghịch với Thiên Chúa [14,81], truyền thống Do Thái giáo thời xưa mong muốn Thiên Chúa chinh phục biển cả

(như Jehova đã làm khô biển Đỏ, và Jesus làm dịu giông bão trên biển) thì trường hợp trong nền văn hóa Mỹ Latin thì không chỉ thể hiện sự kiềm chế biển cả mà dường như khi kết hợp với yếu tố kỳ ảo thì cũng bị hiện thực tra tấn: biển đục ngầu và đầy những rác, biển là nơi người ta quăng xác chết, là nơi người ta lừa phỉnh nhau bằng những con chim giấy bay về,… Với Mỹ Latin và trong truyện ngắn Marquez như chúng tôi đã chỉ ra, biển đóng vai trò là sự hóa giải tình thế (ở một xứ nhiệt đới), là ước mơ thể nhập và thoát khỏi sự cô đơn tù túng và vượt thoát thứ hiện thực bình thường hằng ngày của cuộc sống.

Hình ảnh biển ánh sáng trong Ánh sáng cũng như nước có cả lớp ý nghĩa về lụt và hồng thủy. Đó là mặc cảm trong lòng con người tích lũy từ ngàn xưa. Hồng thủy là kết quả tội lỗi song cũng là sự thanh tẩy tội lỗi. Đối diện với nó, người ta thấy nhỏ bé, hỗ thẹn bao nhiêu thì cũng sảng khoái khi lướt thuyền trên hồng thủy như Noel trong Kinh Thánh: “ngồi lên thuyền bơi theo ý thích, luồn lách khắp nhà.”Đó là cảm giác vượt lên khó khăn cũng như những thứ thường ngày mà người ta phải ngước nhìn giờ lại thấy ngay dưới chân. Được nước thanh tẩy, mọi thứ trở nên lạ lẫm và hiện ra với ánh sáng mới, tham gia vào một hiện thực của thế giới để hé lộ những điều mà ánh sáng bình thường không thể thấy được.

Nhờ đó lũ trẻ có thể: “như những chú cá sấu hiền lành, chúng bơi lặn ở bên dưới những giường, tủ, bàn, ghế và nhặt nhạnh từ dưới đáy ánh sáng những thứ bị mất trong bóng tối nhiều năm.” Chính nhờ

cách nhìn mới về thực tế mà một hiện thực mới vượt qua những phạm vi của sự thật, hiển lộ như một sự kỳ ảo giữa cuộc đời vốn từ lâu không có chỗ cho những phép lạ: “Dân chúng đổ ra đại lộ Castedana ngắm nhìn một cái thác ánh sáng đổ xuống từ một ngôi nhà cổ ẩn giữa những cây to. Từ các ban công ánh sáng tràn rồi đổ thành dòng xuống theo bức tường mặt tiền ngôi nhà, làm ngập chìm cả đại lộ trong một dòng chảy màu vàng và làm hừng sáng cả thành phố cho đến tận vùng ngoại ô Goadarama” [50,58]. Hình ảnh ẩn dụ về đại dương này chính là một giải pháp cho ước mơ bị bóp nghẹt trong cuộc sống. Những giấc mơ và niềm vui của trẻ con không thể bị bó hẹp trong khuôn khổ

gian phòng nhỏ, không thể thỏa mãn bằng những buổi tối thứ tư xem phim. Không chỉ trẻ con mà con người cần những khoảng không rộng lớn của tâm hồn để có thể tháo bay tung những ước mơ, đó là cuộc sống chỉ tìm thấy khung trời của nó trong biểu tượng biển cả.

Biểu tượng rùa là một thành phần, một liên kết với biển để mở rộng ý nghĩa của hệ biểu tượng này. Hành trình đi xuống tầng sâu- dưới tầng những người chết trôi- nơi có nhiều rùa béo của Tobias và Herbert chính là cuộc thâm nhập về quá khứ cổ xưa. Khác với kiểu xâm lược Thực dân kiểu cũ của Tây Ban Nha và BồĐào Nha, Thực dân mới liên kết với người dân bản địa nhằm khai thác thuộc địa, ngay cả những tài nguyên trong lòng biển mà người bản xứ không hay biết. Đối với Tobias thì chỉ có người chết mới biết dưới lòng biển có gì nhưng với ngài Herbert thì các nhà khoa học cũng biết cả. Tuy nhiên, ý nghĩa của biểu tượng rùa nằm sâu trong lòng biển cả vượt quá tầm vóc hiểu như tài nguyên bị bóc lột nhưng đạt đến mối liên kết với những giá trị văn hóa truyền thống. Bởi rùa thuộc

nam tính và nữ tính, thuộc loài người và vũ trụ- tìm về rùa là về nghĩa biểu trưng của lịch sử [14,783]. Quá khứ thần thoại của khu vực Mỹ Latin hiện lên thông qua tính lưỡng phân song tồn này; thứ hiện thực ấy tồn tại trên khắp dãi đất Trung và Nam Mỹ. Dưới biển là những con rùa béo mập mà khi chết

đi thì người ta phải dùng dao giết chết trái tim cứ giẫy đành đạch ngoài sân, trên đất liền là những con người giống nhau như phân đôi: “Đúng vậy. Họ chính xác là hai anh em sinh đôi, không ai có phân biệt được ai là anh, ai là em. Trước đây, khi cả hai còn sống riêng thì họ không giống như hai anh em sinh đôi, giản dị và biệt lập giống như cặp khác” (Bên kia cái chết).

Một biểu tượng khác gắn liền với biển đồng thời trở thành ám ảnh lớn nhất của con người, thu hút như một sức mạnh kỳ ảo trong truyện ngắn Marquez, đó là gió. Gió trong nhiều nền văn hóa thể hiện tính hư phù, bất ổn định, nó là sức mạnh sơđẳng vừa dữ dội, vừa mù quáng. Gió đồng nghĩa với khí, là thần linh. Theo các truyền thuyết Ba Tư cổ thì gió có vai trò giá đỡ thế giới và điều tiết các thế cân bằng của vũ trụ và tinh thần; theo các truyền thuyết Hồi giáo gió có chức năng tàng trữ nước, tạo ra không khí và mây, gió có vô số cánh, cũng mang vai trò giá đỡ… [14,362-263] Trong truyện ngắn Tramontana, gió đã mạnh lên trở thành cơn dông, khi nó nó không còn là hư phù nhưng đã khuếch đại

sức mạnh linh thiêng kỳ ảo, thường được hiểu như là sự can thiệp của thánh thần hay cơn giận của Thượng Đế. Cơn dông là dấu hiệu của khai thế hay hủy diệt; đặc biệt cơn gió mạnh, cuồng phong lại có thể hiểu theo quan niệm của thổ dân châu Mỹ là sự trổi dậy của không khí, lửa [14,226-261].

Ở Tây Ban Nha, Tramontana là trận gió thổi theo hướng đông bắc- tây nam ngang qua Ampurdan vùng Ginora, thường kéo dài từ 03 đến 12 ngày trong đất liền, với tốc độ xấp xỉ 130 km/h; để đối phó với hiện tượng tự nhiên này, người ta thường phải đóng kín các cửa nhà, gia cố vật liệu và tránh trận gió này phó mặc ngoài trời tiếng rít dữ dội. Tramontana với tư cách là thứ gió cổ xưa nhất đã mang bốn

đặc điểm như sau khi nó đóng vai trò biểu tượng: Là một sự mặc khải, là sự giận dữ như một thông

điệp, là sự nổi dậy chống trật tự và là quy trình của hủy diệt và tái sinh. Nhờđó có thể lý giải về những cái chết trong Tramontana.

Gió bắc thực chất là một thông điệp về sự cô đơn của con người trước cái đẹp của cái chết. Cái chết như một giới hạn mà không ai có thể vượt qua, không hề có tiền giảđịnh kinh nghiệm cho cái chết nên tự nhiên nó mang sức hấp dẫn lớn. Vẻ đẹp gắn với cái chết tự nhiên đã trở thành một dạng tồn tại thiêng liêng của khái niệm trừu tượng trong nhận thức. Hai vấn đề quan trọng trong Tramontana của Marquez là mối quan hệ giữa vẻđẹp và cái chết. Người ta ngắm nhìn thưởng thức vẻđẹp của nó trong sự bạo cuồng của tự nhiên, cảm giác được chinh phục của con người khi tự nhiên hé lộ cái kỳ vĩ của nó. Quan niệm về bản thân gió bắc khác nhau dẫn đến những thái độ khác nhau. Ban đầu là sự tò mò thu hút của cái đẹp nhưng về sau các nhân vật đều trốn tránh nó; đặc biệt là bằng cả cái chết. Có khả

năng đây là việc thể nhập với cái kỳảo của thiên nhiên, hứa hẹn cái chết sự sợ hãi trở về với bản chất cố hữu của con người từ ngàn xưa khi mang một thân phận mỏng manh giữa thế giới bao la. Vì thế, con đường chết nếu bản thân nó là khả năng gió bắc hứa hẹn thì cái chết cũng không loại trừ khả năng là cách thể nhập với gió bắc một cách rõ ràng nhất.

Cái chết trong tác phẩm mang hai ý nghĩa do khác biệt nhận thức. Cái chết của chàng thanh niên và ông lão đều bịảnh hưởng bởi tính tâm linh của gió bắc nhưng chàng trai là sự hoảng loạn và tiếp nhận hệ thống phức tạp, ngồn ngộn ban đầu như một “đám tinh vân” hiện tượng được khái quát thành tín ngưỡng dân gian, đây là bước đầu con người đến với cái kỳảo. Nhưng cái chết của ông cụ lại là sự thể

nhập và giải mã cái kỳảo- đó chính là tín hiệu, là dấu hiệu cho cái chết của ông. Vì thế, mà dạng điềm triệu, dấu hiệu được sử dụng khá nhiều trong tác phẩm của Marquez, cả truyện ngắn hiện thực nghiêm ngặt lẫn hiện thực kỳảo.

Tuy bản thân không là một biểu tượng nhưng cua lại đóng góp vào hệ biểu tượng biển những đối chiếu lý thú với yếu tố kỳ ảo. Cua trong truyện ngắn Marquez không phải là là hóa thân của những sinh lực siêu tại, thường có nguồn gốc âm ty, nhưng đôi khi cũng từ thiên giới [14,221]. Không còn là một con vật huyền thoại khi di chuyển gây nên những bão táp trên mặt biển nhưng cua đóng vai trò là sứ giả của yếu tố kỳ ảo. Cua cứ bò vào nhà và chết trong đó, những nhân vật trong Biển của thời đã

mấtCụ già có đôi cánh khổng lồđều phải chịu đựng điều này. Cua là biến thái đầu tiên cho sự bước qua các ranh giới huyền thoại của không gian dẫn đến thời gian; sự bất tri nhận nó của con người thể

hiện một độ lệch bản chất giữa các thế giới được giới hạn bởi những mô hình cảm thức nhất định. Người ta đánh giá cua cũng như ông lão có đôi cánh tương đồng với mùi hương hoa hồng,… tất cảđều là sự rắt rối và phiền nhiễu của cuộc sống. Khi bị xếp loại như nhau thì những sự việc kỳ lạ thường ngày như cua bò vào nhà, bò lên người Tobias sẽ giúp soi chiếu và nhận ra một sự lệch lạc trong nhận thức của con người sống trong thế giới hiện thực bị thổi phồng khiến những mặt khác của cuộc sống không thể bày tỏ. Truyện ngắn của Marquuez nhắc nhở tình trạng này nhằm tháo gỡ thế cô đơn khách quan lẫn chủ quan.

Có thể nhận thấy biểu tượng biển mang chức năng quan trọng trong việc liên kết các nhân vật cũng như tạo bước chuyển trong cốt truyện, điển hình nhất là trong Biển của thời đã mất.

Thứ nhất, biểu tượng biển liên kết nhân vật của hai tuyến thế giới khác nhau. Trong khi những người khác trong làng và ngay cả ông lão Jacob đều được liên kết với nhân vật Herbert bởi túi vàng thì Tobias lại liên kết với nhân vật này bằng hành trình đi xuống biển. Đại dương mở ra một sự kết hợp của hai nhân vật chưa có được giao điểm ở làng, ở bàn phát tiền. Một nhân vật khác có thể xem như sự

soi chiếu với Tobias là ông già Jacob đã thất bại và trở thành con nợ của Tobias. Ông lão Jacob không thể thực hiện một hành trình dài xuống biển để gặp lại bà Petra đang tươi trẻ trong dòng nước hoa bất tử. Jacob là quá khứ trong khi Tobias là hiện tại của châu lục; nhưng hướng phát triển trong quan hệ

với nhân vật người Mỹđã chỉ ra một hiện trạng là Tobias phải dưới sự dẫn đường của Herbert và khả

năng để Herbert biến Tobias thành Jacob là hoàn toàn có thể, tính hiện thực trong cái kỳảo là ởđấy. Thứ hai, biển còn có chức năng phá vỡ phạm vi đời sống hạn hẹp thường ngày và cho phép yếu tố kỳảo xâm thực vào mình để mở ra một thế giới mà ở đấy sự liên kết các nhân vật diễn ra vĩnh cữu, chống lại mọi giới hạn không gian và thời gian. Bà Petra là một trường hợp như vậy. Khi sống bà luôn băn khoăn và xem mùi hoa hồng từ biển là điềm báo cái chết, sau khi chết bà lại được hồi sinh trong lòng biển cả thành: “một người đàn bà rất trẻ bơi qua trước mặt họ. Bà ấy bơi nghiêng, hai mắt mở to, có một dòng hoa chảy theo… Đó là một người đàn bà đẹp nhất… Bà ta trẻ lại đến năm mươi tuổi

Một phần của tài liệu YẾU TỐKỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN GABRIEL GARCIA MARQUEZ (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)