Yếu tố kỳ ảo như một phương thức kết nối nội bộ và liên văn bản

Một phần của tài liệu YẾU TỐKỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN GABRIEL GARCIA MARQUEZ (Trang 105 - 115)

YẾU TỐ KỲ ẢO VÀ BIỂU TƯỢNG TRONG TRUYỆN NGẮ N MARQUEZ

4.2.3. Yếu tố kỳ ảo như một phương thức kết nối nội bộ và liên văn bản

Trong quá trình khảo sát mối quan hệ giữa yếu tố kỳ ảo và cấu trúc truyện ngắn của Marquez, chúng tôi nhận ra có một sự liên kết các tác phẩm của Marquez, làm người xem có cảm giác như bước vào một thế giới nghệ thuật thống nhất mà mỗi truyện ngắn là một mảng của tổng thể đó. Có những cảm giác quen thuộc, những nhân vật được nhắc đến từ những tác phẩm khác, những yếu tố kỳ ảo nhiều lần xảy ra với những nhân vật khác nhau,…

Thứ nhất, chúng tôi quan tâm đến sự kết nối nội bộ văn bản. Nói cách khác đó là sư tương hợp giữa tên của các tác phẩm với nội dung chuyển tải trong sự liên kết của yếu tố kỳảo.

Trước hết, trong 23 truyện ngắn kỳảo mà chúng tôi khảo sát, có những tác phẩm chứa đựng yếu tố kỳ ảo ngay trong tựa đề [Bảng 4.3]. Như vậy, yếu tố kỳảo được đề cập ngay từ tên tác phẩm chính là một

bộ phận của cấu trúc truyện ngắn được cơ cấu theo hướng nhấn mạnh mối quan hệ mà chúng tôi đang

đề cập.

Thứ đến, chúng tôi quan tâm đến sự tương hợp giữa tên và nội dung tác phẩm. Có thể thấy 11 truyện ngắn có yếu tố kỳảo thể hiện ngay trên tựa đềđều gắn kết và mang tính định hướng trong tiếp nhận tác phẩm (Trừ trường hợp Blacaman, người hiền bán phép tiên sẽđược trình bày sau). Mối quan hệ này có thểđược soi sáng dưới quan điểm lý thuyết thông tin.

G.A.Golixun trong công trình Thông tin- Logic học- Thơ ca [31] đã sử dụng xác suất thống kê và logic học để lý giải thích về lượng thông tin cực đại trong giao tiếp. Ông chứng minh rằng: Lượng thông tin mà thông báo y cho ta về sự kiện x được xác định: I(x,y)= ln .

Ởđây p(x) là xác suất xảy ra sự kiện x trước khi nhận được thông báo y- ta tạm gọi là xác suất vô điều kiện hoặc xác suất tiên nghiệm. p(x/y) là xác suất cũng của sự kiện ấy sau khi nhận được thông báo y- ta gọi là xác suất có điều kiện hoặc xác suất hậu nghiệm. Nếu số lượng thông báo không phải chỉ là y mà là y1, y2 thì lượng thông tin ta nhận được vềđối tượng x bằng :

I(x,y1,y2) = ln , nhân cả tử và mẫu cho cùng một giá trị p(x/y1) ta có thể biểu diễn công thức ở

dạng sau :

I(x/y1,y2)= ln . = ln + ln [31,19].

Số hạng thứ nhất là lượng thông tin mà thông báo thứ nhất mang lại, số hạng thứ hai là lượng thông tin thông báo thứ hai, tổng là lượng thông tin thông báo hai mang lại trên nền thông báo đầu- với điều kiện thông báo thứ nhất hoàn tất. Từđó, ông sử dụng logic học để diễn tả quá trình hội và tuyển của tổ hợp thông tin này thì nhận ra rằng giá trị thông tin nằm ở miền dương khi hai tập hợp có sự trùng khít từng phần và giá trị bằng không khi hai tập hợp không giao hoặc trùng toàn phần. Điều này lý giải vì sao trong thơ ca, nguyên tắc gieo vần là trùng từng phần chứ không phải trùng toàn bộ hoặc khác biệt. Trở

lại vấn đề chúng tôi đang trình bày, có thể xem tên truyện ngắn là thông báo thứ nhất và nội dung văn bản tác phẩm là thông báo thứ hai. Lượng thông tin đạt giá trị cao khi có sự trùng khớp bộ phận giữa hai thành phần này. (Vì thế khi dịch “La luz es como el agua” (Ánh sáng cũng như nước) dịch giả

Nguyễn Trung Đức đã chuyển thành Quà Tết nhằm tạo ra độ lệch cần thiết để mang lại hiệu ứng cao

đến người đọc). Có thể nói trường hợp Blacaman, người hiền bán phép tiên thể hiện mối quan hệ này

đặc sắc nhất.

Blacaman, từ tên tác phẩm, được định hình là một người hiền bán phép tiên, tức thuộc nhân vật tích cực như ta vẫn thường xác định trong cổ tích. Nhưng bản thân tác phẩm lại nói lên một điều khác:

Blacaman là kẻ ác còn tôi mới là người hiền, chính sự không trùng khít với nội dung được gợi ra trong mởđầu đã làm cho tác phẩm thú vị hơn. Cấu trúc truyện ngắn được bố trí theo dạng này làm cho người

đọc như được khám phá một ý nghĩa mới khác với ý nghĩa tiên nghiệm tiếp xúc ở tên tác phẩm. Trường hợp này không phải là nhiều nếu không nói là khá hiếm. Mười truyện ngắn mang yếu tố kỳảo từ tên tác phẩm còn lại đều triển khai theo hướng thuận với tên tác phẩm. Tuy nhiên, với việc vận dụng yếu tố kỳ ảo và văn phong hiện đại, Marquez đã tránh được sự trùng khít toàn phần giữa tên và nội dung truyện ngắn của mình bằng khoảng cách thực- ảo, vì thế mà các tác phẩm đều mang sức hút đáng lưu ý. Ví dụ như tác phẩm Chuyến đi cuối cùng của con tàu mađược hình dung một cách kỳ bí qua tựa

đề thì kết thúc là hình ảnh con tàu giữa thanh thiên bạch nhật hay truyện ngắn Thánh Bà thì theo nhân vật tôi chính người cha đã phong thánh cho mình bằng hành trình xin phong thánh cho xác chết của

đứa con,… Quá trình nhận thức này cũng gần với việc vận dụng “Tầm đón đợi” mà Han Robert Jauss

đã đề cập vào trong cấu trúc văn bản nghệ thuật.

Thứ hai, đường dây liên kết giữa các truyện ngắn của Marquez cũng là những chỉ dẫn quan trọng khi khảo sát cấu trúc truyện ngắn Marquez. Có thể nhận thấy rằng các truyện ngắn của Marquez có một mối liên hệ chặt chẽ với nhau, dễ dàng bắt gặp hiện tượng tái xuất hiện các không gian và nhân vật trong hệ thống truyện ngắn này. Về không gian, làng Macondo chính là mẫu thức chung quy định các không gian làng không tên trong truyện ngắn Marquez. Bản thân Marquez cũng ý thức về mối liên kết không gian khi ông đặt tên cho 12 truyện ngắn của mình là Doce cuentos peregrinos (Mười hai truyện ngắn phiêu dạt). Bên cạnh đó, còn có thể nhận ra hiện tượng nhân vật thuộc tác phẩm này được nhắc

đến trong một tác phẩm khác. Ví dụ như Blacaman (1955) được nhắc đến trong Thần chết thường ẩn sau ái tình (1970) với nhận xét của Nenson Parina về nghị viên Oneximo Sanchez: Merde- gã nói- c’est le Blacaman de la politique. Hay cuối truyện ngắn cùng tên, Bà góa Montiel trong một thị kiến của mình đã gặp và trò chuyện với Bà mẹ vĩđại; trong Biển của thời đã mất (1961) hình ảnh cô gái bán hoa tiếp 100 khách chính là hạt nhân để sau này (1972) Marquez triển khai trành một tác phẩm mang tên Chuyện buồn không thể tin được của Erendira đáng thương và người bà bất lương. Dạng nhân vật tái xuất hiện này tạo một sự liên kết, tiếp nối kiểu tái hiện nhân vật như một bức chân dung chứ không phải tổng thể; trong những mảng khác, tác giả lại hé lộ và giải thích các nhân vật ở những hoàn cảnh khác nhau. Nhận ra đường dây liên kết này có thể thấy được cấu trúc truyện ngắn Marquez ráng rõ hơn, các nhân vật hiện ra đầy đủ hơn. Như vậy, thế giới nghệ thuật của Marquez tìm ra sự thống nhất của mình trong hệ thống truyện ngắn. Những truyện ngắn là những lát cắt khác nhau trong một chỉnh thể thường xuyên soi chiếu và giải thích lẫn nhau. Tuy truyện ngắn của Marquez không nhiều nhưng do tính chất liên kết nhờ việc lặp lại trong cấu trúc những nhân vật, không gian,… đã trở thành một khối thống nhất, vững vàng và hoàn toàn có giá trị khi đối sánh với mảng tiểu thuyết nổi tiếng của ông.

Thứ ba, trong mối liên hệ với yếu tố kỳ ảo, cấu trúc nội tại truyện ngắn của Marquez mang khả

Đã có nhiều ý kiến cũng như nỗ lực phân biệt truyện ngắn và tiểu thuyết, những luận điểm về hệ hình tư duy, tính tập trung, độ dài,… đã là những điểm tựa để chúng ta tiếp tục suy nghĩ. Bản thân chúng tôi không có tham vọng chỉ ra hay đóng góp gì mới cho vấn đề phân biệt truyện ngắn và tiểu thuyết. Tuy nhiên, do đòi hỏi của vấn đề nghiên cứu- đó là sự kết nối các tác phẩm, trong đó có truyện ngắn và tiểu thuyết của Marquez- phải tìm được một điểm kết nối và đối sánh, dù là trong một phạm vi giới hạn nhất, truyện ngắn và tiểu thuyết của Marquez. Trong nỗ lực này, chúng tôi nhận thấy gợi ý về cấu trúc lồng ghép của Tzvetan Todorov mở ra cho đề tài một hướng đểđối sánh.

Trong bài viết của mình [71,46-47] ông đã chỉ ra sự tương đồng giữa cấu trúc hình thức của sự lồng ghép trùng hợp với cấu trúc của một hình thái cú pháp, trường hợp đặc biệt của mệnh đề phụ, mà ngữ pháp hiện đại đặt cho đúng cái tên là sự lồng ghép. Chứng minh một ví dụ bằng tiếng Đức và Todorov

đã đưa ra kết luận rằng:

Trong câu, việc xuất hiện một danh từ lập tức tạo nên một mệnh đề phụ có thể nói là kể câu chuyện của danh từ ấy, nhưng vì mệnh đề thứ hai này cũng chứa đựng một danh từ, nên đến lượt nó phải đòi có một mệnh đề phụ, và cứ tiếp tục như vậy, cho đến một sự gián đoạn võ đoán, từ chỗ gián đoạn này, ta trở lại các mệnh đề bị gián đoạn, lần lượt từng mệnh đề một. Truyện kể lồng ghéo có cấu trúc y hệt như vậy, vai trò của danh từ do nhân vật đóng: mỗi nhân vật mới đều kéo theo một câu chuyện mới. [71,47]

Todorov đã chỉ ra khâu kết nối của các truyện kể cũng tương tự như mệnh đề phụ của một đơn vị

câu, do đó việc phát triển các mệnh đề phụ bổ nghĩa cho câu cũng tương đồng với lồng ghép thêm các truyện kể mới vào truyện kể chính. Và như vậy, một câu đơn chính là mô hình sơ khởi nhất cho cấu trúc một truyện kể (truyện ngắn), việc phát triển truyện kể này phong phú bằng các mệnh đề quan hệ đến một lúc nào đó truyện kể này sẽ trở thành tiểu thuyết là khả năng có thể tiên liệu được. Thật ra, trong câu, việc phát triển mệnh đề quan hệ không chỉ nằm ở danh từ mà tất cả các thực từ. Có nghĩa ngoài những từ chỉ mang ý nghĩa ngữ pháp là hư từ như trợ từ, giới từ,… những từ loại có nghĩa từ

vựng nhưđộng từ, tính từ, danh từ,… đều có khả năng mở rộng thành ít nhất một mệnh đề quan hệ của riêng mình. Như vậy, việc phát triển những mệnh đề mới cho thành phần chính yếu của câu sẽ là phát triển các truyện kể mới, các tình tiết mới để truyện kể từ một truyện ngắn thành tiểu thuyết. Tất nhiên cuối cùng thì câu cơ bản hay truyện kể căn bản phải được hoàn kết để tạo tính thống nhất và sự kết nối cho văn bản. Từđó căn cứ vào độ tập trung vào tuyến truyện chính để xác định một văn bản là truyện ngắn lại trở thành mơ hồ vì bản thân tiểu thuyết cũng phải có sự kết nối ấy (do cũng xuất phát và hoàn kết câu/ truyện kể cơ bản). Đặt dấu chấm hết cho các tranh cãi về phân biệt truyện ngắn và tiểu thuyết,

đến đây, có vẻ như khả thi nếu ấn định tiêu chí phát triển thêm truyện kể như mở rộng mệnh đề quan hệ của câu thì sẽ biến truyện ngắn thành tiểu thuyết; nhưng rõ ràng là thực tế sẽ phủ nhận tiêu chí này. Nỗ lực tiếp theo, nếu có, là hạn định số lượng các truyện kể được phát triển đến bao nhiêu thì sẽ biến

truyện ngắn thành tiểu thuyết, và trong giới hạn nào thì vẫn giữ truyện ngắn ở nguyên chất của nó dù có sự biến đổi về lượng. Hạn định này, khi so sánh với việc xác định độ dài bao nhiêu trang là truyện ngắn, bao nhiêu trang là tiểu thuyết, cũng không rõ ràng và khả thi hơn là mấy.

Con đường đi của truyện ngắn như vậy là đã được xác lập: từ kiểu truyện tình tiết đến những biến động phá vỡ các quy định tưởng rất chắc chắn đối với một thể loại mà độ ngắn của nó được xem là yếu tố quy định mọi đặc trưng. Tại những biến thể này, truyện ngắn đã làm những cuộc kết nối/ lắp ghép bất ngờ trong bản thân nó/ với nó để tái sinh dưới một lốt mới mà hình hài lại tiếp tục được tiếp nhận đa dạng như kiểu một tập truyện hoặc như một tiểu thuyết. Chính tính chất tự đủ trong thế luôn luôn vượt khỏi bản thân (nghĩa là trong cái dạng tự đủ đó luôn chứa đựng một khả năng bùng vỡ của cấu trúc và tiếp nhận) của truyện ngắn đã tạo cơ hội cho những cuộc lắp ghép bất ngờ trong văn bản tác phẩm được xem là một tổng thể của nó để có thể làm nên kiểu truyện ngắn hậu hiện đại. Trong trường hợp này bản thân cấu trúc của truyện ngắn nói được rõ nhất những cảm quan hậu hiện đại về thế giới. [18, 78]

Tuy ở đây chưa thể giải quyết vấn đề truyện ngắn và tiểu thuyết nhưng lại cung cấp một cái nhìn khá thú vị vế mối quan hệ giữa truyện ngắn và tiểu thuyết. Cần nhấn mạnh là chúng tôi không khẳng định loại hình tiểu thuyết là sự phát triển phái sinh từ truyện ngắn hay ngược lại truyện ngắn là bản mô hình thu gọn từ tiểu thuyết mà có thể thấy rằng một câu đơn, một truyện kể cơ sở chính là nền tảng của tiểu thuyết lẫn truyện ngắn. Chính do có cùng một nền tảng nên truyện ngắn và tiểu thuyết mang hàng loạt những điểm tương đồng mà hệ quả của nó là việc phân xuất, so sánh truyện ngắn và tiểu thuyết đã khó khăn như hiện nay.

Từ sự phân biệt này, chúng tôi chia truyện ngắn kỳ ảo của Marquez thành hai nhóm trên tiêu chí cấu trúc đơn và phức. Cấu trúc đơn là những truyện ngắn được phát triển trên một truyện kể cơ bản nhưChuyền đi cuối cùng của con tàu ma, Bóng ma tháng tám, Dấu máu em trên tuyết, Ánh sáng cũng như nước,… Cấu trúc phức là truyện ngắn được lồng ghép và phát triển như trường hợp Biển của thời đã mất hay truyện mang tiềm năng này như Blacaman- người hiền bán phép tiên. Truyện ngắn mang cấu trúc phức này chính là mầm mống cho tiểu thuyết. Và rõ ràng, khi phát triển thành tiểu thuyết thì những tình tiết như mùi hương hoa hồng, biển, những phép lạ của nhân vật xưng tôi,… chắc chắn sẽ

không mất đi chỗđứng của mình.

Bản thân truyện kể cơ bản có mang phần thừa ra, phần thặng dư (chữ của Todorov) cần được bổ

khuyết và bổ khuyết mãi mãi, câu truyện trở thành một phương kế thuyết phục người đối thoại (56). Người ta phải tập trung vào một câu chuyện mới của nàng Chahrazade nếu không làm được như vậy, nàng phải chết. Sự chọn lựa mang tính định mệnh nghiệt ngã- truyện kể hay cái chết được hình thành. Truyện ngắn kỳ ảo của Marquez làm người ta tập trung bằng những yếu tố kỳ ảo được nhà văn phát triển thành một thế giới nghệ thuật truyện kể- đó chính là con đường của yếu tố kỳ ảo- một ký hiệu

được lập ra nhằm thuyết phục người khác. Nếu không thuyết phục được người đọc bằng một cách nào

đó thì truyện ngắn và nhà văn sẽ chết trong lòng độc giả, như kiểu Marquez từng nói: … tôi đã tự xác định cho mình lời thề chiến đấu: viết văn hay là chết. Hoặc như Rilke đã nói: “Nếu bạn tin là có thể sống mà không cần viết văn thì tốt nhất là đừng viết”. [50,139]. Triển khai phần thặng dưấy chính là tạo mối liên kết giữa truyện ngắn này với truyện ngắn khác, đặc biệt là với tiểu thuyết.

Xuất bản năm 1967, có thể thấy Trăm năm cô đơn có sự liên kết với nhiều truyện ngắn của Marquez nhưĐộc thoại của Isabel ngắm mưa ở làng Macondo (1955), Ngài đại tá chờ thư (1957), Marquez còn từng tuyên bố ông viết Trăm năm cô đơn chỉ để mọi người đọc Ngài đại tá chờ thư. Trong khuôn khổ

luận văn này chúng tôi giới hạn trong mối quan hệ của một số truyện ngắn kỳ ảo với tiểu thuyết nổi tiếng nhất của tác giả: Trăm năm cô đơn. Mối quan hệ giữa truyện ngắn và tiểu thuyết thường được quy về ba dạng: truyện ngắn là phác thảo của tiểu thuyết, truyện ngắn là bộ phận và truyện ngắn là hạt

Một phần của tài liệu YẾU TỐKỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN GABRIEL GARCIA MARQUEZ (Trang 105 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)