Xuất phát từ yêu cầu khắc phục những khiếm khuyết của áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương docx (Trang 85 - 88)

luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương

Tình hình khiếu nại về đất đai hiện nay vẫn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định chính trị - xã hội. Ngoài ra, hoạt động áp dụng pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước còn nhiều tồn tại, bất cập, cần có những giải pháp chấn chỉnh nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác này. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả giải quyết khiếu nại, một trong những biện pháp quan trọng cần thực hiện là phải khắc phục những khiếm khuyết của áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai. Để tạo cơ sở cho hoạt động này, Đảng ta nhất quán tiếp tục thực hiện chủ trương, quan điểm về đổi mới chính sách, pháp luật đất đai để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đó là “Đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai phù hợp với đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…Kiên quyết lập lại trật tự trong quản lý, sử dụng đất đai theo pháp luật…có chế tài nghiêm trong thực thi chính sách,

pháp luật đất đai” [19, tr.61-62]. Quan điểm chỉ đạo trên của Đảng không những là điều kiện tiên quyết để củng cố, tăng cường công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với đất đai ở phạm vi vĩ mô, mà còn có ý nghĩa thực tiễn khác là nhằm khắc phục những khiếm khuyết của áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai của Uỷ ban nhân dân các cấp đang đặt ra ở mỗi địa phương.

Thực tiễn trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai ở Hải Dương nói chung, đối với hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương nói riêng, thì những khiếm khuyết đó được thể hiện, bộc lộ ở nhiều mặt với nhiều phạm vi, mức độ khác nhau đó là:

- Ở các cơ quan chức năng, chuyên môn đang có không ít cán bộ, công chức người tham gia giải quyết khiếu nại về đất đai chưa thể hiện đúng vai trò, trách nhiệm hay ngán ngại công việc nên hiệu quả công tác chưa cao. Mặt khác, cũng đang tồn tại những cán bộ, người tham gia giải quyết khiếu nại nhưng do thiếu kiến thức chuyên môn, năng lực và trình độ pháp luật kém; hiểu biết hạn chế do không nắm vững chủ trương, chính sách, pháp luật về đất đai và giải quyết khiếu nại về đất đai, cũng như các văn bản pháp luật có liên quan nên lúng túng, bị động, thiếu lập trường trong việc đưa ra các chứng cứ, cơ sở pháp lý hay biện pháp, phương pháp giải quyết; hoặc chưa dứt khoát, mạnh dạn trong kiến nghị, đề xuất về đường lối xử lý trong từng vụ việc, nhất là khi gặp những tình huống khó, có tính chất phức tạp.

- Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại còn hình thức, hiệu quả chưa cao. Một số nơi còn coi nhẹ công tác tiếp dân nên đã bố trí những cán bộ có năng lực hạn chế làm công tác tiếp dân; chưa thực hiện đối thoại với người khiếu nại theo pháp luật quy định; lãnh đạo chính quyền chưa có lịch trực tiếp tiếp dân, nhiều nơi thường uỷ quyền hoặc khoán trắng cho cơ quan Thanh tra cùng cấp tiếp. Ngoài ra là những hạn chế, khiếm khuyết về nghiệp vụ và thái độ, trách nhiệm của bộ phận tiếp dân, phân loại xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo. Nhiều trường hợp người dân đi khiếu nại do cán bộ, công chức chính quyền cấp dưới quan liêu, hách dịch, thách đố người dân đi khiếu nại.

- Hiện nay còn nhiều trường hợp chưa được giải quyết dứt điểm do thiếu thống nhất, kiên quyết giữa các cấp, các ngành; còn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc áp dụng đối với

những trường hợp có các quy định khác nhau về cùng một vấn đề; áp dụng pháp luật còn chưa thống nhất đối với vụ việc có tính chất tương tự nhau; nhiều vụ việc để tồn đọng, kéo dài, giải quyết nhiều lần, giải quyết quá hạn luật định. Còn nhiều quyết định hành chính giải quyết khiếu nại về đất đai đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa được thực thi, do đương sự cố tình né tránh hoặc không chịu thực hiện. Đây là hiện tượng tồn tại từ lâu, đã và đang trở thành những vấn đề bức xúc trong nhân dân, làm ảnh hưởng không tốt đến niềm tin và tính nghiêm minh pháp luật. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân của tình trạng khiếu nại vượt cấp kéo dài. Thậm chí có nơi phát sinh thành điểm nóng chính trị.

- Khi phát sinh khiếu nại, cấp uỷ, chính quyền, các ban ngành đoàn thể nhiều nơi chưa thực sự tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời, còn để kéo dài. Sự thiếu quan tâm chỉ đạo trong tổng kết để đúc kết kinh nghiệm thực tiễn, làm cơ sở để ban hành những chính sách kịp thời, phù hợp và thiết thực nhằm phục vụ tốt hơn cho quá trình quản lý đất đai ở tại địa phương. Việc buông lỏng công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại về đất đai cũng như chưa có cơ chế cụ thể xử lý đối với cán bộ, công chức; người có chức trách nhiệm vụ thiếu trách nhiệm, vi phạm pháp luật trong quá trình tham gia giải quyết khiếu nại về đất đai. Việc xây dựng và ban hành những văn bản quy phạm pháp luật; áp dụng pháp luật còn có những mâu thuẫn, kẽ hở, bất cập…Thực trạng này nói lên rằng, để đảm bảo áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nói chung, ở Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương nói riêng phát huy hiệu lực, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật thì việc cần phải nhanh chóng chấn chỉnh, khắc phục những khiếm khuyết như thời gian đã qua là một yêu cầu cấp bách và phải được xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của địa phương trong quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai.

Việc kiên quyết lập lại trật tự trong quản lý, sử dụng đất đai theo quan điểm của Đảng phải được dựa trên cơ sở luật pháp, coi luật pháp là tiêu chuẩn, công cụ quan trọng nhất. Để làm được điều này, trước hết chúng ta phải xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật đất đai hoàn thiện, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, đường lối phát triển của đất nước cũng như của mỗi địa phương. Chúng ta cũng phải xây dựng hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai đủ mạnh cả về số lượng và cả về chất lượng. Cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước đối với đất đai - đặc biệt là cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại về đất đai- phải

có đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hệ thống quản lý nhà nước đối với đất đai phải bảo đảm sự thống nhất của Trung ương, đồng thời phân cấp cho địa phương và có chế tài nghiêm khắc trong xử lý vi phạm pháp luật đất đai. Bên cạnh đó cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc, Hội nông dân, các đoàn thể khác và toàn dân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật đất đai nói chung, trong đường lối áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương docx (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)