TỈNH HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương docx (Trang 46 - 49)

* Khái quát chung về vị trí địa lý, diện tích tự nhiên, dân số, tình hình quản lý và sử dụng đất đai của Hải Dương:

Hải Dương là một tỉnh được tái lập vào ngày 01/4/1997, có vị trí địa lý thuận lợi về nhiều mặt, nằm ở gần trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, với toạ độ địa lý từ 20041’10’’ đến 21014’20’’ vĩ độ bắc, từ 106007’20’’ đến 106036’35’’ kinh độ đông. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang; Phía nam giáp tỉnh Thái Bình; Phía đông và phía đông nam giáp thành phố Hải Phòng; Phía tây và phía tây nam giáp tỉnh Hưng Yên; Phía tây bắc giáp tỉnh Bắc Ninh; Phía đông bắc giáp tỉnh Quảng Ninh. Đơn vị hành chính của tỉnh gồm 11 huyện: Chí Linh, Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Cẩm Giàng, Bình Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Ninh Giang, Thanh Miện và 01 thành phố Hải Dương. Toàn tỉnh có 236 xã, 11 phường, 16 thị trấn, 1412 thôn và khu dân cư.

Diện tích tự nhiên 1.651,85km2. Trong đó đất đồng bằng 1.389,00km2, chiếm gần

84,09%; đất miền núi 262,85km2, chiếm khoảng 15,91%. Chí Linh là huyện có diện tích lớn

nhất (281,9km2). Bình Giang là huyện có diện tích nhỏ nhất (104,7km2). Thành phố Hải Dương có diện tích là 36,2km2.

Dân số năm 2008 của toàn tỉnh là 1.732.347 người, mật độ dân số trung bình 1.047 người/km2. Huyện đông dân nhất là Tứ Kỳ có 165.178 người, huyện có dân số ít nhất là Bình Giang có 107.573 người. Dân số thành phố Hải Dương là 200.389 người.

Tỉnh Hải Dương cách Thủ đô Hà Nội 60km, cảng Hải Phòng 55km và cảng Cái Lân, tỉnh Quảng Ninh 120km. Giao thông đường bộ, đường thuỷ và đường sắt đều phát triển mạnh, rất thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của Hải Dương.

Tình hình quản lý đất đai trước khi ban hành Luật đất đai 1993: sau Cách mạng tháng Tám 1945, nhà nước công bố đất đai ở nước ta là của toàn dân. Ngày 19/12/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh ban hành Luật cải cách ruộng đất nhằm thủ tiêu quyền

chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam. Xoá bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ. Năm 1956, công cuộc cải cách ruộng đất được tiến hành trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Đất đai của địa chủ, cường hào đã bị tịch thu chia cho dân cày. Cải cách ruộng đất và tập thể hoá nông nghiệp đã làm lay chuyển tận gốc rễ không chỉ chế độ sở hữu ruộng đất ở nông thôn, mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến các vấn đề kinh tế xã hội ở nông thôn trong tỉnh. Đến năm 1960, phong trào hợp tác hoá trong nông nghiệp ở tỉnh đã cơ bản hoàn thành. Trên 90% diện tích đất canh tác được tập thể hoá, một phần được giao cho công trường, xí nghiệp, nông trường quốc doanh sử dụng. Tuy nhiên mô hình này tỏ ra không hiệu quả ngay cả khi đã được cải tiến và đổi mới. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã ngày một thấp, thua lỗ kéo dài cộng với chính sách phân phối sản phẩm mang nặng tính bình quân, bao cấp làm cho thu nhập của xã viên ngày càng giảm sút. Người nông dân tập trung phân bón, công sức vào chăm bón ruộng 5%. Thu hoạch từ diện tích nhỏ nhoi trở thành nguồn lương thực, thực phẩm quan trọng của nhiều hộ nông dân. Vào thập kỷ 70 của thế kỷ XX xuất hiện khoán chui ở nhiều nơi. Trước nhu cầu bức xúc của thực tiễn, ngày 13/01/1981 Ban Bí thư trung ương Đảng ra chỉ thị 100-CT/TW về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp nhằm phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế trên cơ sở khuyến khích người lao động hăng say sản xuất. Nhằm cụ thể hoá Chỉ thị 100, Tỉnh uỷ đã có Nghị quyết số 22-NQ/TU ngày 06/3/1981 và Chỉ thị số 16-CT/TU ngày 01/9/1981 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt hơn nữa việc khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp. Sau 5-6 năm thực hiện, hình thức khoán 100 đã bộc lộ những hạn chế, xuất hiện dấu hiệu kìm hãm sự tăng trưởng trong nông nghiệp. Trước tình hình trên, ngày 05/4/1988 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10-NQ/TW về đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp. Ngày 22/5/1988 Ban thường vụ Tỉnh uỷ Hải Hưng (Hải Dương và Hưng Yên ngày nay) đã ra nghị quyết số 28-NQ/TU về một số vấn đề đổi mới quản lý kinh tế hợp tác xã nông nghiệp nhằm cụ thể nghị quyết 10-NQ/TW. Trong những năm đó chưa có luật đất đai và bộ máy quản lý đất đai chưa được tổ chức chặt chẽ, chính quy như hiện nay, nên đất đai chưa được quản lý chặt chẽ. Trước năm 1988, Ban quản lý ruộng đất tỉnh Hải Hưng là cơ quan độc lập trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, có chức năng giúp Uỷ ban nhân tỉnh quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh. Năm 1988,

ban quản lý ruộng đất tỉnh sáp nhập vào Sở Nông nghiệp và thành lập phòng quản lý ruộng đất. Ngày 28/4/1992, Ban thường vụ Tỉnh Uỷ Hải Hưng ra nghị quyết 03/NQ- TU về tiếp tục đổi mới tổ chức và quản lý hợp tác xã nông nghiệp. Trong đó, nội dung quan trọng nhất là giao quyền sử dụng đất ổn định và lâu dài cho các hộ nông dân và thực hiện chuyển quyền sử dụng đất theo Luật đất đai. Ngày 25/02/1993, Uỷ ban nhân dân tỉnh ra Quyết định số 235/QĐ-UB nhằm thể chế hoá về nghị quyết nêu trên của Ban thường vụ tỉnh uỷ. Đây là bước chuyển đổi hết sức mới mẻ trong công tác quản lý và sử dụng đất đai của tỉnh, tạo điều kiện cho các hộ nông dân thực sự chủ động sử dụng diện tích đất được giao có hiệu quả nhất. Từ năm 1990, Phòng Quản lý đất đai đã giúp Sở Nông nghiệp tiến hành xây dựng quy hoạch sử dụng đất khu dân cư, thường xuyên thống kê đất đai, thanh tra đất đai, lập hồ sơ cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên, công tác quản lý đất đai chưa thực sự được các cấp chính quyền quan tâm, việc quản lý đất đai còn nhiều sơ hở, gây những hậu quả để giai đoạn sau này phải giải quyết.

Tình hình quản lý đất đai sau khi ban hành Luật đất đai 1993: sau khi Luật đất đai có hiệu lực, công tác quản lý đất đai đã được kiện toàn một bước quan trọng. Bộ máy tổ chức của ngành địa chính đã được thành lập ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã để giúp Uỷ ban nhân dân các cấp quản lý đất đai ở địa phương. Trong thời gian hơn 10 năm, ngành địa chính đã thực hiện được một khối lượng lớn công việc như: Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập hồ sơ địa chính; Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất; Đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý hợp đồng cho thuê đất, thống kê, kiểm kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Thanh tra đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai. Việc giao đất lâu dài và ổn định cho các hộ nông dân đã giải quyết cơ bản được vấn đề ruộng đất, cho phép người nông dân thực sự chủ động suy nghĩ trên thửa ruộng của mình. Từ đó năng suất tăng nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được cải thiện đáng kể. Tuy vậy, việc chia ruộng đất ồ ạt mang tính bình quân sao cho mỗi hộ đều phải có ruộng gần, ruộng xa, ruộng tốt, ruộng xấu, ruộng cao, ruộng trũng đã làm cho ruộng đất ở nông thôn trở lên manh mún. Trên địa bàn toàn tỉnh, ruộng đất được chia nhỏ thành 2.972.980 thửa, diện tích

thửa”, toàn tỉnh còn 1.370.049 thửa, diện tích bình quân mỗi thửa ruộng là 537m2. Trước đây bình quân mỗi hộ có 7-8 thửa ruộng ở đều khắp cánh đồng trong thôn, hiện nay chỉ còn 3-4 thửa, tập trung ở một vài cánh đồng. Từ tháng 7/2003, thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ nhất của Quốc Hội khoá X và Quyết định số 45/2003/QĐ- TTg ngày 02/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ, Sở Tài nguyên& Môi trường tỉnh được thành lập để thực hiện chức năng giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý các loại tài nguyên trong đó có tài nguyên đất trên địa bàn tỉnh. Công tác quản lý đất đai đã từng bước đi vào nề nếp.

Hiện trạng sử dụng đất năm 2008 trên địa bàn tỉnh: Tổng diện tích đất tự nhiên là 165.185,30 ha. Trong đó: đất nông nghiệp 104.358,74 ha; đất phi nông nghiệp 60.417,29 ha; đất chưa sử dụng 409,27 ha (Xem phụ lục 1).

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh: Tổng diện tích đất tự nhiên là 165.185,30 ha. Trong đó: đất nông nghiệp 101.667,0 ha; đất phi nông nghiệp 63.470,64 ha; đất chưa sử dụng 47,66 ha (Xem phụ lục 2).

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương docx (Trang 46 - 49)