Điều kiện kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương docx (Trang 41 - 42)

Theo học thuyết Mác về hình thái kinh tế xã hội, trong mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thì cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định. Do vậy, trong mối quan hệ giữa các điều kiện kinh tế xã hội với pháp luật thì pháp luật ra đời, tồn tại và phát triển phải dựa trên nền tảng của kinh tế- xã hội và phản ánh trình độ phát triển của kinh tế- xã

hội. Lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng chỉ ra rằng nếu như kiến trúc thượng tầng là phạm trù chỉ tất cả những hiện tượng xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế, bao gồm những hình thái ý thức xã hội về chính trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, triết học và những thiết chế tương ứng như nhà nước, chính đảng, giáo hội… thì cơ sở hạ tầng là tổng hợp những quan hệ sản xuất hợp thành kết cấu kinh tế của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Mác viết: “Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó xây dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó” [32, tr.15]. Do vậy, một nền kinh tế xã hội phát triển bền vững, ổn định là điều kiện quan trọng bậc nhất cho hiệu quả của pháp luật. Điều này cũng đồng nghĩa là nếu kinh tế chậm phát triển, xã hội lạc hậu, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn sẽ là những trở lực không nhỏ đến hoạt động pháp luật nói chung, trong đó có hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai. Song, vai trò của đất đai đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là vô cùng quan trọng. Đất đai còn có ý nghĩa sống còn trong kinh tế nông nghiệp, trong việc đáp ứng nhu cầu đất ở của người dân. Đặc biệt quyền sử dụng đất còn là hàng hoá đặc biệt (trong thị trường bất động sản). Như thế quan hệ xã hội về đất đai hiện thời và muôn đời là hiện thực khách quan mà Nhà nước và pháp luật phải phản ánh và bảo đảm. Thiếu những điều kiện này, không bảo đảm những điều kiện này thì không thể quản lý có hiệu quả về đất đai, thậm chí coi nhẹ việc áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai. Pháp luật và áp dụng đúng pháp luật cũng là đòn bẩy, là hành lang pháp lý tác động tích cực trở lại đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương docx (Trang 41 - 42)