Chính sách về môi trường an sinh xã hội cho đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá pot (Trang 90 - 102)

Hưng Yên

Môi trường an sinh xã hội của công nhân là rất đa dạng như: nhà ở và những dịch vụ phục vụ đời sống công nhân (chợ, nhà trẻ, học tập, giải trí…).

Đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên hiện nay có ít các điều kiện an sinh xã hội. Nên hệ thống này là cần thiết và xã hội có thể làm được để qua đó, cùng chia sẻ những thành quả mà phần không nhỏ lại chính từ lao động của công nhân tạo ra.

Về nhà ở: chi phí về nhà ở hiện đang chiếm từ 18 - 20% tổng thu nhập của công nhân. Trước vấn đề bức xúc này, tỉnh Hưng Yên cần đẩy mạnh thực hiện “chương trình nhà ở cho công nhân”. Tỉnh nên ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, nhất là tại các khu công nghiệp, trên cơ sở quy hoạch của tỉnh. Quy định việc phát triển các khu công nghiệp phải đi liền với phát triển các công trình phúc lợi công cộng, trong đó có khu nhà ở cho công nhân. Các doanh nghiệp nên có chính sách về nhà ở cho công nhân thuê hoặc mua trả dần phù hợp với thu nhập thực tế của công nhân.

Về chợ búa, trường học, nơi giải trí tại những khu vực tập trung đông công nhân: Cần định hướng để kinh tế thị trường chú ý tới nhóm xã hội dân cư đặc thù này và có những khuyến khích để thị trường có thể góp phần tạo dựng những dịch vụ xã hội. Tỉnh cũng nên có chính sách giảm thuế đối với quỹ đất để các doanh nghiệp dự định xây dựng những dịch vụ cho đời sống của công nhân (nhà ở, khu vui chơi - giải trí).

Cần xét lại việc quy hoạch các khu công nhân sắp tới. Thực tế, qua một số khu công nghiệp ở tỉnh cho thấy, đây không chỉ là khu sản xuất công nghiệp mà còn là nơi an cư của một cộng đồng xã hội đặc thù là đội ngũ công nhân. Họ còn có những nhu cầu tự nhiên và xứng đáng được xã hội đáp ứng nhưng hầu như chưa đáp ứng được. Giải pháp đặt ra hiện nay là những vành đai dịch vụ cần được ưu tiên hình thành trước, sau đó mới là các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Về xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa - xã hội nhằm phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần cho công nhân:

Hiện nay, hệ thống các thiết chế văn hóa - xã hội phục vụ cho việc đáp ứng nhu cầu tinh thần của đội ngũ công nhân ở các khu công nghiệp của tỉnh Hưng Yên còn yếu và thiếu trầm trọng, thậm trí có nơi còn chưa có các thiết chế này. Vì vậy, trên cơ sở quy hoạch tổng thể chung, lãnh đạo các cấp của tỉnh cần đầu tư xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa - xã hội như hệ thống trường học, bệnh viện, bệnh xá, thư viện, rạp chiếu phim, khu vui chơi giải trí thể thao giành cho công nhân sau giờ lao động tại khu nhà ở công nhân hay các khu vực có đông công nhân sinh sống.

Mặt khác, cần khuyến khích các hoạt động văn hóa công cộng không thu tiền thông qua các đoàn thể chính trị, xã hội như: công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ hay các câu lạc bộ công nhân, nhà văn hóa tự quản của công nhân. Việc xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa và khai thác có hiệu quả các thiết chế này là điều cơ bản đảm bảo về nâng cao đời sống tinh thần của đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên.

Về tổ chức phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong công nhân:

Đại đa số công nhân ở tỉnh Hưng Yên tham gia lao động trong các khu công nghiệp đều xuất thân từ nông dân. Bên cạnh những thói quen, phong tục tập quán tốt đẹp đem theo, thì họ còn mang cả những tập quán lạc hậu. Đó là tính tự do vô kỷ luật; ngại học hỏi và chậm tiếp thu cái mới; tác phong lề mề, luộm thuộm, ngại va chạm, ít quan tâm đến cộng đồng…Vì vậy, xây dựng nếp sống văn minh công nghiệp và xây dựng môi trường văn hóa tinh thần lành mạnh gắn với các tiêu chí cụ thể của từng địa phương, từng nơi cư trú và từng doanh nghiệp là giải pháp bức thiết, để góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của công nhân, vừa phát huy vai trò tích cực của họ trong việc phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xây dựng văn hóa.

Các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể, đặc biệt là công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ phải tham gia tích cực vào phong trào vận động công nhân để thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng này, phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong công nhân, xây dựng các câu lạc bộ công nhân, tuyên truyền giáo dục công nhân

giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và các tiêu cực trong công nhân, đặc biệt là tình trạng cờ bạc, mê tín dị đoan, số đề, nghiện hút, buôn bán ma túy, mại dâm. Đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà chưa có tổ chức đảng, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên thì cần phải sớm thành lập để chỉ đạo và lôi cuốn công nhân vào hoạt động văn hóa tinh thần lành mạnh.

Thực hiện chính sách xã hội hóa quá trình xây dựng và hoàn thiện môi trường văn hóa, xã hội nhằm phát huy vai trò của đội ngũ công nhân. Chính sách xã hội hóa quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu văn hóa, xã hội của đội ngũ công nhân là một chính sách đúng để khai thác và phát huy các nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp và công nhân dựa trên cơ sở những quy định chung của pháp luật.

Làm tốt những điều trên sẽ xây dựng được một môi trường văn hóa, xã hội lành mạnh tạo điều kiện cho sự phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên.

Kết luận chương 3

Xây dựng đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là việc cần thiết đối với tỉnh Hưng Yên hiện nay. Song, việc xây dựng đội ngũ công nhân tỉnh đạt đến mức độ nào lại phụ thuộc vào việc xây dựng các hệ thống nhóm giải pháp đúng đắn, đồng bộ và khả thi hay không, nhằm khơi dậy và phát huy một cách có hiệu quả mọi tiềm năng trí tuệ của đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên.

Các nhóm giải pháp nêu trên được xây dựng trước hết từ việc nhận thức rõ vai trò, đặc điểm cũng như từ thực trạng của đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên hiện nay, trên cơ sở quán triệt những phương hướng, những quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam. Các nhóm giải pháp nêu ra trên đây chỉ có tính độc lập tương đối. Trên thực tế, giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau. Do vậy, muốn xây dựng đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên một cách tốt nhất trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phải thực hiện đồng bộ hàng loạt các nhóm giải pháp.

Kết luận

Sau hơn 10 năm tái lập tỉnh, đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc nghiên cứu về thực trạng đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên cho thấy, bên cạnh những mặt đạt được vẫn còn bộc lộ không ít những hạn chế, biểu hiện ở những mặt sau:

Số lượng đội ngũ công nhân của tỉnh tuy tăng nhanh, nhưng lại chưa cân đối giữa các ngành nghề các khu vực kinh tế. Trong khu vực kinh tế nhà nước, số lượng đội ngũ công nhân giảm mạnh và càng có xu hướng giảm hơn trong những năm tới.

Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề còn nhiều bất cập, trình độ nhận thức chính trị, giác ngộ giai cấp còn yếu; tác phong lao động công nghiệp và sự hiểu biết về pháp luật, nhất là Luật lao động còn nhiều hạn chế.

Đời sống vật chất và tinh thần của công nhân còn nhiều khó khăn. Các tổ chức cơ sở Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh dù đã được các cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, song chất lượng hoạt động còn nhiều thiếu sót, nhất là đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Quan hệ chủ - thợ còn xảy ra tình trạng tranh chấp dẫn đến đình công ở một số doanh nghiệp.

Trong những năm tới, dưới sự tác động của các nhân tố quốc tế, trong nước và của tỉnh Hưng Yên, những vấn đề này sẽ tiếp tục còn tồn tại nếu không có những giải pháp tích cực. Vấn đề đặt ra ở đây là để khắc phục những mặt hạn chế đó cần phải tiến hành đồng bộ, có hiệu quả những nhóm giải pháp trên với những biện pháp cụ thể như tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục… thông qua các tổ chức chính trị - xã hội để xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên càng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Để góp phần xây dựng đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, các Đảng bộ trong tỉnh Hưng Yên, nhất là ở khối các doanh nghiệp cần phải tiến hành việc nghiên cứu, học tập một cách sâu sắc và có chương trình hành động cụ thể để đưa Nghị quyết Trung ương 6 khóa X của Đảng “Về tiếp tục xây dựng giai cấp

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” vào cuộc sống.

Thứ hai, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở tỉnh Hưng Yên cần tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh về vị trí, vai trò của giai cấp công nhân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đề cao trách nhiệm của các cơ quan Đảng, chính quyền, các tổ chức quần chúng trong việc xây dựng đội ngũ công nhân ở tỉnh Hưng Yên. Tùy theo vị trí, cương vị, vai trò của các tổ chức mà đề ra những giải pháp cụ thể, thiết thực xác định mục tiêu cụ thể để xây dựng đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên cho từng giai đoạn.

Thứ ba, trên cơ sở Nghị quyết Trung ương 6 khóa X của Đảng, tỉnh Hưng Yên cũng nên ra một Nghị quyết riêng về đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên cho phù hợp với sự phát triển đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên hiện nay.

Thứ tư, Chi cục Thống kê, Liên đoàn Lao động và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cần tiến hành khảo sát, điều tra, đánh giá một cách toàn diện hơn nữa về thực trạng đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên, tìm ra những điểm hạn chế, những nguyên nhân làm cản trở cho sự phát triển của đội ngũ công nhân tỉnh, từ đó tham mưu với Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh và một số ngành liên quan để điều chỉnh một số chủ trương, chính sách cho phù hợp hơn, nhằm tạo động lực cho sự phát triển của đội ngũ công nhân.

Thứ năm, tỉnh cần có chính sách cụ thể hơn để thu hút nhân tài, thu hút những nhà đầu tư ở những lĩnh vực yêu cầu trình độ khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại, chú trọng đến phát triển công nghiệp nặng để tạo ra những ngành nghề mới tiến tới hình thành bộ phận công nhân có trình độ cao, thúc đẩy sự phát triển chung của đại đa số công nhân trên địa bàn tỉnh.

Thứ sáu, trên cơ sở sự quan tâm và nỗ lực chung của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể trong xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân lớn mạnh, bản thân đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên cũng cần nhận thức được một cách đầy đủ vị thế của mình trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, có ý thức tự nâng cao năng lực, trình độ, tự giác thúc đẩy sự phát triển của bản thân giai cấp mình, đáp ứng những đòi hỏi đặt ra của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1996), Bài học về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Trung tâm

thông tin, Hà Nội.

2. Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (2008), Niên giám thống kê 2007.

3. Cục Thống kê - Liên đoàn Lao động tỉnh Hưng Yên (2007), Thực trạng đội ngũ công

nhân tỉnh Hưng Yên theo kết quả điều tra xã hội hoc.

4. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9 - 1960), Văn

kiện Đại hội, tập 1, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam xuất bản.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung

ương Đảng khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001),Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3, Ban Chấp hành hành

Trung ương Khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung

ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam - Tỉnh ủy Hưng Yên (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng

bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVI, Nxb Tổng Hợp, Hưng Yên.

11. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn bộ giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học

Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (1996), Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác

- Lênin trong thời đại ngày nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình các bộ môn khoa học Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học,

13. Phạm Thị Xuân Hương (2001), Vấn đề đình công của công nhân ở nước ta hiện nay,

Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

14. Phạm Khiêm ích, Nguyễn Đình Phan (1994), Công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt

Nam và các nước trong khu vực, Nxb, Thống kê, Hà Nội.

15. Phan Thanh Khôi (2002), Nâng cao ý thức chính trị của công nhân trong hội nhập

kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế”, Nxb Lao động, Hà Nội.

16. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

17. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 38, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

18. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

19. C.Mác và Ph.Ăngnghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. C.Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Phạm Xuân Nam (1997), Đổi mới chính sách xã hội, luận cứ và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá pot (Trang 90 - 102)