Đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên hiện nay chịu sự tác động mạnh mẽ và trực tiếp của quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa, bao cấp sang cơ chế thị

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá pot (Trang 28 - 29)

và trực tiếp của quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa, bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế đang làm cho đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên biến đổi về cơ cấu, số lượng, chất lượng trên hai phương diện chính:

Một mặt, quá trình xây dựng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã thúc đẩy sự biến đổi đội ngũ công nhân trong các thành phần kinh tế theo hướng: số lượng công nhân trong khu vực nhà nước giảm mạnh do chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (từ 5.533 công nhân năm 1997 xuống còn 1.315 công nhân năm 2007); số lượng công nhân trong khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng mạnh (từ 32.024 công nhân năm 1997 tăng lên 99.801 công nhân năm 2007) [2, tr. 97].

Mặt trái của kinh tế thị trường, như các chủ doanh nghiệp tìm mọi cách để tăng giá trị thặng dư, những giới hạn của sở hữu tư nhân trong khi giải quyết những vấn đề xã hội… khiến cho việc bảo vệ quyền và lợi ích của công nhân trong các thành phần kinh tế này đã, đang và sẽ là vấn đề lớn và phức tạp.

Mặt khác, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh đang làm biến đổi sâu sắc cơ cấu, số lượng và chất lượng đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên. Tốc độ phát triển nhanh của công nghiệp, dịch vụ và nhu cầu lớn về nguồn lao động là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự biến đổi sâu sắc về cơ cấu, số lượng, chất lượng đội ngũ công nhân của tỉnh trong giai đoạn hiện nay. Tác động mạnh và trực tiếp nhất với người công nhân vẫn là quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất và thay đổi quy trình công nghệ tại các doanh nghiệp, khá nhiều công nhân ở độ tuổi trên 40 đã không theo kịp quá trình này.

Cơ chế thị trường vừa tận dụng mọi trình độ lao động lại vừa phân hóa, đào thải công nhân theo các trình độ tay nghề. ở tỉnh Hưng Yên hầu như vẫn chấp nhận tất cả mọi trình độ lao động, hiển nhiên là với mức lương rất khác nhau. Theo đó, những vấn đề xã hội nảy sinh cũng tương ứng với trình độ công nghệ. Hiện tượng đình công hay tranh chấp lao động cũng xảy ra ở một số doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tại một số doanh nghiệp nhà nước, quá trình chuyển đổi cơ chế sản xuất và quản lý còn chậm; dấu vết của cơ chế bao cấp, ưu đãi vẫn còn; hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp vẫn chưa tương xứng với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá pot (Trang 28 - 29)