Cơ cấu giới tính và tín ngưỡng tôn giáo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá pot (Trang 36 - 38)

- Về giới tính, tỷ lệ công nhân nữ ở tỉnh Hưng Yên hiện nay chiếm khá đông, nhiều hơn công nhân nam. “Trong tổng số 101.116 công nhân của tỉnh năm 2007 có tới 54.687 công nhân nữ (chiếm khoảng 53%), còn lại là công nhân nam (chiếm khoảng 47%)” [3,

tr.4]. Tình trạng công nhân nữ nhiều hơn công nhân nam là do ngành công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay mới chủ yếu phát triển công nghiệp nhẹ như các ngành: chế biến thực phẩm, may mặc, sản suất bánh kẹo, giày da, dệt nhuộm, điện tử. Sở dĩ, lao động nữ tập trung ở các ngành này một phần là do bị ảnh hưởng bởi định kiến giới. Hiện nay, nhìn chung xã hội vẫn quan niệm những ngành này phù hợp với lao động nữ hơn lao động nam do nhiều người quan niệm rằng: những ngành này không đòi hỏi trình độ và tay nghề cao, công việc lại nhẹ nhàng, dễ xin việc, dễ học việc và dễ làm, trong khi các ngành công nghiệp nặng như: sản xuất thép, cơ khí tuy mới phát triển song thu hút chủ yếu là lao động nam.

Tỷ lệ công nhân nữ nhiều công hơn công nhân nam đã phản ánh sự phát triển trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh Hưng Yên là phát triển công nghiệp nhẹ nhiều hơn công nghiệp nặng. Đồng thời nó cũng phản ánh một sự thật là sự bất bình đẳng giới trong sản xuất công nghiệp ở Hưng Yên còn khá nặng. Điều này sẽ gây bất lợi cho công nhân nữ. Bởi vì, hiện nay trong phần lớn các cơ sở công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên mặc dù thời gian làm việc bình quân của nữ cao hơn nam nhưng mức tiền lương trung bình của lao động nữ luôn bị thấp hơn nam. Điều này là do: trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của nữ thấp hơn nam, do vậy họ thường phải đảm nhận những công việc ở những vị trí thấp và có thu nhập thấp. Đây là một xu hướng chưa tích cực trong phát triển sản xuất công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay.

- Về tín ngưỡng, tôn giáo, tỉnh Hưng Yên hiện nay, có hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo, các tôn giáo khác chưa có nơi thờ tự và số lượng tín đồ không đáng kể. “Số lượng công nhân có đạo, ước tính khoảng 15%, trong đó Phật giáo là 8,0%, Thiên chúa giáo là 7,0%, còn lại là công nhân không có tôn giáo” [3, tr.6]. Như vậy, hiện nay phần lớn công nhân của tỉnh không có tôn giáo. Đây cũng là điểm thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật, công nghệ của công nhân do không bị hạn chế bởi đức tin tôn giáo và nhận thức của các tín đồ. Tuy nhiên trong thời gian tới cũng cần phải tuyên truyền, giáo dục để công nhân không bị ảnh hưởng nhiều tiêu cực của tôn giáo, có ý thức vươn lên trong lao động sản xuất theo phương châm “sống tốt đời đẹp đạo”, đồng thời

cũng phải đảm bảo nguyên tắc tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng theo hoặc không theo bất cứ một tôn giáo nào của công nhân.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đội ngũ công nhân tỉnh Hưng Yên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá pot (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)