Nhóm giải pháp về kinh tế xã hội, tạo hành lang pháp lý giúp các doanh nghiệp ngoài nhà nước phát triển

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở tỉnh Phú Thọ pptx (Trang 100 - 109)

doanh nghiệp ngoài nhà nước phát triển

Tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp các doanh nghiệp ngoài nhà nước ổn định và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, đúng hướng, đúng pháp luật. Trước tiên, về mặt nhận thức cần tiếp tục làm rõ cả về lý luận và thực tiễn chủ trương phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường và kinh tế thị trường ở nước ta là phù hợp với quy luật khách quan; khẳng định sự tồn tại và phát triển của các thành phần kinh tế nói chung và các doanh nghiệp ngoài nhà nước nói riêng là tất yếu, còn tồn tại lâu dài trong mọi nền kinh tế mà không phụ thuộc vào bất cứ chế độ chính trị nào. Từ đó tạo môi trường tâm lý và sự đồng thuận cao giữa cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong toàn hệ thống chính trị, các lực lượng xã hội và toàn thể nhân dân ủng hộ các doanh nghiệp ngoài nhà nước, giúp cho các chủ doanh nghiệp ngoài nhà nước yên tâm đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời làm cho người lao động yên tâm, gắn bó với doanh nghiệp.

Quốc hội và Chính phủ cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, đồng bộ để làm cơ sở pháp lý giúp các doanh nghiệp ngoài nhà nước thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giữa các loại hình doanh nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp ngoài nhà nước phát triển không hạn chế quy mô, ngành nghề sản xuất kinh doanh; có chính sách ưu tiên hỗ trợ đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các lĩnh vực và ngành nghề sản xuất kinh doanh có tính chất đặc thù.

Qui định từ trong Luật Đầu tư nước ngoài tại việt Nam và Luật Doanh nghiệp về việc thành lập các tổ chức chính trị- xã hội trong doanh nghiệp; qui định thời gian tối thiểu trong năm để đảng viên, công nhân, người lao động được tham gia học tập chính trị, các chỉ thị nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và chế độ chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Trung ương Đảng sớm ban hành quy định, hướng dẫn cụ thể về việc kết nạp chủ doanh nghiệp ngoài nhà nước là người Việt Nam vào Đảng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập tổ chức đảng, đoàn thể và công tác phát truển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước; quy định cơ quan chịu trách nhiệm quản lý việc phân hạng các doanh nghiệp ngoài nhà nước (vì hiện nay các doanh nghiệp ngoài nhà nước không có cơ quan chủ quản) nhằm tạo điều kiện cho phân cấp quản lý tổ chức và cán bộ của các cấp ủy và doanh nghiệp. Hướng dẫn cụ thể việc phát triển tổ chức đảng, đảng viên và các đoàn thể trong doanh nghiệp ngoài nhà nước chưa có tổ chức đảng, đảng viên và các đoàn thể. Quy định về nguồn kinh phí hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể và cán bộ chuyên trách công tác đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, nhất là đối với các doanh nghiệp 100% vồn đầu tư nước ngoài.

Quy định cụ thể về mô hình tổ chức công đoàn cho đồng bộ, thống nhất với tổ chức đảng và các đoàn thể khác trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước để đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, thống nhất của tổ chức đảng với các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị của các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Bổ sung trong Luật Công đoàn về việc thành lập công đoàn khối, vì hiện nay ở Trung ương và nhiều tỉnh đã thành lập Đảng bộ Khối doanh nghiệp nhưng chưa thành lập được công đoàn khồi doanh nghiệp; tại cơ quan đảng ủy khối doanh nghiệp không có cán bộ chuyên trách theo dõi, chỉ đạo hoạt động của công đoàn - một tổ chức có vai trò rất quan trọng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước.

kết luận

Công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện cơ chế thị trường và phát triển nền kinh tế thị trường trong hơn 20 năm qua đã và đang thu được những thành tựu rực rỡ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều đó khẳng định chủ trương đổi mới của Đảng là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, nhất là đổi mới về tư duy kinh tế. Trong quá trình đó, các thành phần kinh tế nói chung, các doanh nghiệp ngoài nhà nước nói riêng đã có sự phát triển rất mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng, quy mô và hình thức biểu hiện. Các doanh nghiệp ngoài nhà nước đã tạo ra một sự sống động trong nền kinh tế nước ta, khơi dậy và đánh thức những tiềm năng sẵn có trong nhân dân, của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước; huy động mọi nguồn vốn vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế trong công tác quản lý, điều hành, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Tuy nhiên cũng phải khẳng định rằng, bên cạch những mặt tích cực của cơ chế thị trường và kinh tế thị trường thì các khuyết tật của nó cũng đưa lại những hệ lụy không nhỏ làm ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đạo đức, lối sống, môi trường sinh thái... Để cơ chế thị trường và kinh tế thị trường phát huy hết tác dụng và hiệu quả, mang lại những lợi ích thiết thực và bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, sự ấm no hạnh phúc cho nhân dân, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa thì những khuyết tật đó cần phải được hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện và từng bước phải triệt tiêu.

Chủ trương nhất quán của Đảng về phát triển kinh tế nhiều thành phần đã được khẳng định rõ tại các kỳ Đại hội toàn quốc của Đảng (từ Đại hội lần thứ VI đến nay) và đã được quy định trong Điều lệ Đảng. Nhằm bảo đảm giữ vững vai trò lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong phát triển cơ chế thị trường và kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì một trong những nhiệm vụ rất quan trọng là phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với khu vực kinh tế tư nhân, trong đó có các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức đảng, đảng viên, nâng cao năng lực lãnh

đạo, sức chiến đấu của các loại hình tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể trong toàn hệ thống chính trị. Đây là vấn đề còn nhiều khó khăn, nhưng nhất thiết phải thực hiện và chắc chắn chúng ta sẽ thực hiện được.

Có thể khẳng định rằng, công tác xây dựng đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước trong những năm qua đã được Đảng ta đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành nhiều văn bản, các chỉ thị, nghị quyết, quy định về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước; khẳng định vị trí, vai trò hạt nhân chính trị của các tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Quy định cụ thể nhiệm vụ của các tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước về lãnh đạo công tác tư tưởng; tham gia với hội đồng quản trị, ban giám đốc doanh nghiệp hoạch định chiến lược, mục tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch vững mạnh; xây dựng doanh nghiệp và các đoàn thể vững mạnh. Đề ra phương thức lãnh đạo của các tổ chức đảng là lãnh đạo bằng nghị quyết thông qua các tổ chức đảng và từng đảng viên. Trong đó, công tác phát triển đảng viên là một nội dung dặc biệt quan trọng của công tác xây dựng đảng ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước hiện nay.

Công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở tỉnh Phú Thọ trong nhiều năm qua đã được Tỉnh ủy Phú Thọ đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các cấp ủy từ tỉnh tới cơ sở luôn xác định rõ công tác phát triển đảng viên không những để bổ sung nguồn sinh lực mới cho Đảng mà còn có vị trí, vai trò rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay, góp phần đưa chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với doanh nghiệp và công nhân, lao động; giúp các tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình là hạt nhân chính trị lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ của doanh nghiệp theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh "dưới sự lãnh đạo của Đảng có được thực hiện hiệu quả và thành công hay không cần phải có sự ủng hộ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các tổ chức và mọi thành phần

kinh tế. Trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp ngoài nhà nước ngày càng phát triển và trở thành hình thức kinh tế phổ biến, thúc đẩy quá trình xã hội hoá sản xuất kinh doanh và sở hữu, là một trong những động lực của nền kinh tế ở nước ta. Vì vậy, để bảo đảm thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của Đảng đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, với mọi thành phần kinh tế, trong đó có các doanh nghiệp ngoài nhà nước thì trước hết các tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước phải thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình thông qua đội ngũ cán bộ, đảng viên. Cơ sở đảng mạnh phải có đội ngũ đảng viên mạnh và ngược lại, do đó tăng cường công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở tỉnh Phú Thọ là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là đòi hỏi cấp thiết của cuộc sống hiện nay.

Việc nghiên cứu và tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở tỉnh Phú Thọ nhằm xây dựng, củng cố tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước đáp ứng yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng là một vấn đề lớn và còn nhiều khó khăn cần được tiếp tục nghiên cứu ở tầm vĩ mô, trong phạm vi cả nước để tổng kết, rút kinh nghiệm. Trên cơ sở đó đề ra chủ trương và biện pháp cụ thể trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của toàn Đảng, bảo đảm để các doanh nghiệp ngoài nhà nước hoạt động hiệu quả, đúng hướng, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh./.

DANH MụC Tài liệu tham khảo

1. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Việt Trì.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng tại Đại hội IV, Nxb Sự thật, Hà Nội.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI, Tập I, II, Nxb Sự thật, Hà Nội.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1988), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương khóa VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Một số văn kiện về đổi mới và chỉnh đốn Đảng,

Quyển II, Ban Chấp hành Trung ương, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần 2), Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín, Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng tại Đại hội IX, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 47, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 51, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 54, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình Xây dựng Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Trần Đình Huỳnh (1992), “Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền”, Tạp chí Cộng sản.

23. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 24. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, tập 7, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 25. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, tập 8, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 26. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, tập 9, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 27. V.I.Lênin (1982), Toàn tập, tập 14, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 28. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 29. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 40, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 30. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 31. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 42, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 32. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

33. V.I Lênin (2005), Toàn tập, tập 43, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

35. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. C.Mác - Ph.Ăngghen (1980), Toàn tập, Tập 3, Nxb Sự Thật, Hà Nội.

43. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở tỉnh Phú Thọ pptx (Trang 100 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)