tưởng, tăng cường công tác thông tin truyền thông các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến đảng viên, công nhân lao động và chủ doanh nghiệp
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước hiện nay cần phải nhằm mục đích phổ biến, quán triệt kịp thời mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, lòng yêu nước, giác ngộ giai cấp và lý tưởng xã hội chủ nghĩa; giáo dục truyền thống, lòng tự hào dân tộc, tinh thần phấn đấu vươn lên, xây dựng tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái giữa những người lao động vì mục
tiêu chung là xây dựng và phát triển doanh nghiệp, bảo đảm sản xuất kinh doanh hiệu quả, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, lao động.
Tiếp tục quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 23/11/1996 của Bộ Chính trị về “Tăng cường công tác xây dựng đảng và các đoàn thể chính trị trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”; các quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ trong các doanh nghiệp trong các loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước; Kết luận số 195-KL/TU, ngày 11/12/2001 về "Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước" và Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 21/08/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về tiếp tục tăng cường công tác phát triển đảng viên giai đoạn 2006-2010” tới cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên đang làm việc trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng để cán bộ, đảng viên, chủ doanh nghiệp và người lao động hiểu rõ, đồng thời tự giác chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển các doanh nghiệp ngoài nhà nước, việc huy động thu hút các nguồn lực trong và noài nước đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, về lợi ích của công tác phát triển đảng viên, xây dựng các tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp, nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong cán bộ, đảng viên, chủ doanh nghiệp và người lao động. Khắc phục tư tưởng bàng quang, tâm lý e ngại cho rằng công nhân trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ là lao động "làm thuê" cho ông chủ nên chỉ cần quan tâm đến việc làm và thu nhập mà không quan tâm đến các hoạt động công xây dựng đảng, đoàn thể và các hoạt động khác của doanh nghiệp.
Đổi mới nội dung và các hình thức thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cho phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp, với từng đối tượng người nghe. Ngoài những nội dung chính, các vấn đề có tính thời sự mà nhiệm vụ công tác giáo dục chính trị tư tưởng phải thường xuyên thực hiện, đó là: tuyên truyền những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênnin, tư tưởng Hồ Chi Minh, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực trong xã hội, các tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí; những sự suy thoái về phẩm
chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên góp phần bảo vệ Đảng, đấu tranh có hiệu quả âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch, đồng thời chống lại quá trình "tự diễn biến" trong nội bộ Đảng và trong công nhân, lao động của doanh nghiệp, làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng thì công tác tuyên truyền trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước cần chú trọng đến những vấn đề có tính thiết thực đối với doanh nghiệp như: chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh của hội đồng quản trị, giám đốc doanh nghiệp; những vấn đề về đời sống, việc làm, thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp; những tâm tư nguyện vọng, khuynh hướng tư tưởng của cán bộ, đảng viên, công nhân, lao động và chủ doanh nghiệp; việc chấp hành chế độ chính sách đối với Nhà nước và người lao động; công tác tuyên truyền phát triển đảng viên, thành lập tổ chức đảng và đoàn thể quần chúng trong doanh nghiệp...
Các hoạt động tuyên truyền phải được thực hiện thường xuyên, trở thành nền nếp và phải đảm bảo thực hiện tốt chế độ thông tin hai chiều. Đặc biệt, cần chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên truyền, tránh phô trương hình thức, nhất là phải chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền miệng theo tinh thần Chỉ thị số 17 - CT/TW, ngày 15/10/2007 về "tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới" và thông báo Kết luận số 225 - TB/TW, ngày 03/3/2009 về "cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các loại hình tuyên truyền" của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Gắn công tác tuyên truyền với đối thoại, truyền tải trực tiếp các thông tin nội bộ cần thiết phục vụ công tác tư tưởng đến mọi đối tượng, trong mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện một cách sáng tạo và linh hoạt.
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước là nhiệm vụ của tất cả các cấp ủy đảng, đảng viên và ban chấp hành các đoàn thể quần chúng từ tỉnh tới cơ sở. Đối với những doanh nghiệp chưa có tổ chức đảng thì cấp ủy cấp trên giao nhiệm vụ cho cấp ủy, chính quyền, đoàn thể nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở giao dịch phải có trách nhiệm thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với hội đồng quản trị, giám đốc doanh nghiệp về tình hình sản xuất kinh doanh, những thuận lợi, khó khăn, tâm tư nguyện vọng của doanh nghiệp để tham mưu cho các cơ quan liên quan giải quyết kịp thời, tuyên truyền chủ doanh nghiệp hiểu rõ về chủ trương đường lối của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước, sự cần thiết phải thành lập tổ chức đảng, đảng viên, các đoàn thể trong doanh nghiệp. Những doanh nghiệp đã có tổ chức đảng, đảng viên thì công tác giáo dục chính trị tư tưởng phải được xác định rõ là nhiệm vụ trực tiếp của cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên đang làm việc trong doanh nghiệp.