Các doanh nghiệp ngoài nhà nước đã thu hút 58.248 lao động, trong đó lao động thường xuyên có hợp đồng từ 1 năm trở lên là 49.832 lao động, bằng 85,55% so với tổng số lao động trong doanh nghiệp.
Chất lượng lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước nhìn chung tương đối thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, số lao động được đào tạo nghề thường tập trung trong các công ty cổ phần, doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài có nguồn gốc từ doanh nghiệp nhà nước và quy mô sản xuất lớn. Đa số lao động được các doanh nghiệp tuyển vào vừa đào tạo vừa làm lao động thử việc trong khoảng từ 3 đến 6 tháng, sau đó doanh nghiệp mới ký hợp đồng lao động chính thức. Thu nhập cảa người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước cũng khá thấp, chỉ khoảng từ 1,2 đến 2 triệu đồng/người/tháng. Theo điều tra các doanh nghiệp trong đảng bộ khối doanh nghiệp tỉnh cho thấy, bình quân thu nhập của lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 1,6 triệu đồng/người/tháng (chủ yếu là công nhân làm nghề trồng chè, chế biến chè và công nhân dệt may); doanh nghiệp trong nước là 1,5 triệu đồng/người/ tháng. Trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mức thu nhập của người lao động và chủ doanh nghiệp có mức chênh lệch khá lớn (từ 15 đến 20 lần). Nhưng cũng có một số doanh nghiệp có mức bình quân thu nhập của ngươì lao động khá cao, đạt trên 3 triệu
đồng/người/tháng như: Công ty Cổ phần Vật tư Tổng hợp Vĩnh Phú, Công ty Cổ phần Giấy Việt Trì, Công ty TNHH MiWon Việt Nam ...
Việc thực hiện chính sách với người lao động như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ lao động được chủ doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội còn thấp. Đến nay, mới chỉ có 601 doanh nghiệp tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, chiếm tỷ lệ 28,9% so với tổng số doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn (tăng 390 doanh nghiệp và gấp 1,85 lần so với năm 2005), với 39.223 lao động được đóng bảo hiểm xã hội đạt 67,34% so với tổng số lao động thường xuyên và đạt 78,71% so với tổng số lao động hợp đồng trên 1 năm (tăng 25.457 người và gấp 2,4 lần so với năm 2005).
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước, hệ thống các văn bản của Đảng, Nhà nước quy định về tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp ngoài nhà nước đã được ban hành khá đầy đủ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động.
Thực hiện Luật Công đoàn, Điều lệ của các tổ chức đoàn thể và được sự quan tâm lãnh đạo sâu sát của các cấp ủy, đoàn thể ngành dọc cấp trên cũng như sự chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng trong doanh nghiệp và sự quan tâm của chủ doanh nghiệp. Người lao động trong doanh nghiệp đã thành lập được một số tổ chức đoàn thể của mình như: công đoàn, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh
Các tổ chức đoàn thể của người lao động trong các loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tính đến hết năm 2008, toàn tỉnh đã có 174 tổ chức công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ngoài nhà nước được thành lập, với tổng số 31.858 đoàn viên, đạt 40,47% so với số doanh nghiệp đủ điều kiện thành lập tổ chức công đoàn theo Luật Công đoàn (doanh nghiệp trong nước: có 143 tổ chức công đoàn cơ sở với 12.462 đoàn viên; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có 31 tổ chức công đoàn cơ sở với 19.396 đoàn viên), trong đó tổ chứccông đoàn cơ sở thuộc các doanh nghiệp cổ phần hoá có 35 tổ chức (chiếm 20,11%). Tính đến năm 2008, công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 3,87 lần so với năm 2005 (công đoàn cơ sở doanh nghiệp trong nước tăng 3,58 lần; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 6,2 lần). Tỷ lệ tập hợp đoàn viên so với công nhân lao động trong doanh nghiệp có tổ
chức công đoàn là 73,44%. Toàn tỉnh có 54 tổ chức đoàn thanh niên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, với tổng số 1.034 đoàn viên, đạt 12,56% so với số doanh nghiệp đủ điều kiện thành lập tổ chức đoàn thanh niên theo quy định của Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (doanh nghiệp trong nước có 49 tổ chức đoàn thanh niên cơ sở; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có 5 tổ chức đoàn thanh niên cơ sở); trong đó có 28 tổ chức đoàn thanh niên thuộc các doanh nghiệp cổ phần hoá (chiếm tỷ lệ 51,85%). Hội cựu chiến binh trong các doanh nghiệp cũng được quan tâm thành lập trong những năm gần đây, hiện nay đã có 35 tổ chức hội cựu chiến binh cơ sở được thành lập, đạt 18% so với tồng số doanh nghiệp có đủ điều kiện thành lập theo quy định của Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam, với trên 1200 hội viên tham gia (doanh nghiệp trong nước có 31 hội cơ sở, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có 04 hội cơ sở)
Việc các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh được thành lập và đi vào hoạt động đã đáp ứng nhu cầu chính đảng của đoàn viên, hội viên. Bước đầu, các tổ chức đoàn thể đã đóng góp tích cực trong việc động viên công nhân lao động đoàn kết, khắc phục khó khăn để hoàn thành mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động; tuyên truyền giáo dục chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công nhân, lao động; ý thức chấp hành kỷ luật, xây dựng tác phong công nghiệp, lề lối làm việc khoa học, tinh thần giác ngộ cách mạng của giai cấp công nhân; vận động cán bộ, công nhân lao động tích cực học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ và năng lực công tác, tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ mới áp dụng vào quá trình sản xuất, kinh doanh tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ và có sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, quan tâm thực hiện tốt công tác xã hội, từ thiện, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, tính nhân văn trong công nhân lao động.
Tuy nhiên, hoạt động của tổ chức đoàn thể ở một số doanh nghiệp ngoài nhà nước còn hạn chế. Tổ chức Công đoàn chưa thực sự là người đại diện cho quyền lợi của người lao động, chưa bảo đảm thực hiện tốt chế độ chính sách đối với người lao động như việc ký kết hợp đồng, thỏa ước lao động tập thể, chế độ lương, thưởng, phúc lợi xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Nội dung hoạt động của các tổ chức đoàn thể chưa thực sự phong phú và hấp dẫn đối với người lao động. Tỷ lệ tập hợp thu hút đoàn viên, hội viên còn thấp; một số cấp ủy, chủ doanh nghiệp chưa quan tâm thực hiện đúng các quy định của Luật Công đoàn và điều lệ của các tổ chức đoàn thể, chưa thành lập được các tổ chức của người lao động trong doanh nghiệp, mặc dù doanh nghiệp đã đi vào hoạt động và có đủ điều kiện thành lập các tổ chức đoàn thể theo quy định.
Hệ thống tổ chức đoàn thể trong các doanh nghiệp chưa đồng bộ và thống nhất, đặc biệt là tổ chức công đoàn có nơi trực thuộc ngành, có nơi trực thuộc cấp hoặc trực thuộc cả ngành và cấp. Riêng khối doanh nghiệp tỉnh Phú Thọ đã được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2007, nhưng đến nay vẫn chưa thành lập được tổ chức công đoàn chung của khối vì vướng mắc ở quy định trong Luật Công đoàn.
1.3. CÔNG TáC KếT NạP ĐảNG VIÊN TRong các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở tỉnh phú thọ – quan niệm, loại hình và tiêu chí đánh giá