Các kinh nghiệm [63]

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 51 - 58)

* Ngân hàng nhân dân Indonesia (Bank Rayat Indonesia ):

Ngân hàng nhân dân Indonesia là một ngân hàng thơng mại quốc doanh cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng ở mọi lĩnh vực. Hệ thống chi nhánh bán lẻ ở nông thôn có nhiệm vụ cung ứng tín dụng cho các vùng nông thôn đặc biệt là các hộ nghèo. Phơng châm thực hiện quan hệ tín dụng đối với các hộ nông dân nghèo:

• Cho vay đúng địa chỉ: Tiền vay đợc sử dụng đúng mục đích và có khả năng sinh lời ;

• Cho vay kịp thời , đúng lúc cần thiết;

• Số tiền vay phải thích hợp: Không ít mà cũng không nhiều so với nhu cầu thực tế cần vay.

Với tôn chỉ mục đích nêu trên. Ngân hàng đã hoạt động khá hiệu quả, không những đem lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn giúp đỡ những hộ nghèo vơn lên trong cuộc sống.

* Ngân hàng phát triển nông nghiệp Myanmar (MADB):

Myanmar là một đất nớc giàu tài nguyên và có điều kiện phát triển nông nghiệp; Myanmar có 48 triệu dân với hơn 50% là phụ nữ, 65% dân số ở nông thôn.

Myanmar đã chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trờng. Vào năm 1989 -1990 Chính phủ đã ban hành Luật ngân hàng mới mà theo đó hệ thống ngân hàng đã đợc cơ cấu lại bao gồm ngân hàng Nhà n- ớc và các ngân hàng thơng mại, đó là : Ngân hàng kinh tế, Ngân hàng thơng mại đầu t, Ngân hàng ngoại thơng và Ngân hàng phát triển nông nghiệp (MADB).

MADB là một tổ chức tài chính - tín dụng chính thức. MADB đợc thành lập từ năm 1953, là ngân hàng quốc doanh đợc chính phủ giao nhiệm vụ chính là hỗ tợ tín dụng cho những ngời nông dân. MADB có mạng lới rộng khắp đất nớc có 16 ngân hàng khu vực, 169 chi nhánh và 44 phòng giao dịch có nhiệm vụ cung cấp tín dụng ngắn hạn và dài hạn cho tên 2 triệu ngời nông dân.

Nhiệm vụ của MADB là cung cấp tín dụng cho khu cực nông thôn đầu t vào trồng trọt, chăn nuôi, phát triển nông nghiệp và kinh tế - xã hội. Tổ chức cấp cơ sở của MADB là ngân hàng làng, có tới 12.280 ngân hàng làng đợc thành lập nh là một kênh tín dụng nông nghiệp. Mỗi ngân hàng làng phục vụ và chỉ giao dịch trong phạm vi làng của họ. Ngân hàng làng có uỷ ban quản lý gồm 5 ngời do các thành viên bầu ra, tự nguyện và phải là chủ gia đình.

MADB cho vay ngân hàng làng với lãi suất 13%/năm và ngân hàng làng cho vay lại các thành viên với lãi suất 15%/năm, chênh lệch 2%/năm gửi vào một tài khoản sinh lời tại chi nhánh của MADB. Chi phí cho việc thu hồi nợ vay, ghi chép sổ sách và thủ tục cho vay của ngân hàng làng đợc trang trải bằng lợi nhuận của ngân hàng làng. Ban quản lý của ngân hàng cũng có thể nhận đợc một khoản trợ cấp. Ngời vay phải gửi tiết kiệm bắt buộc bằng 1% của món vay và đợc khuyến

khích gửi tiết kiệm bằng cách cho phép ngời gửi tiết kiệm đợc vay gấp 4 đến 5 lần so với tiền gửi tiết kiệm của họ.

* Ngân hàng phục vụ nông nghiệp và các hợp tác xã nông nghiệp Thái Lan (BAAC):

Ngân hàng phục vụ nông nghiệp và các hợp tác xã nông nghiệp Thái Lan (BAAC) là một ngân hàng quốc doanh mà nhiệm vụ chính là cung cấp dịch vụ tín dụng ở khu vực nông thôn và những ngời có thu nhập thấp. BAAC không phải chỉ vì mục tiêu lợi nhuận mà còn làm công tác phát triển, có trụ sở chính đặt tại Băngkok, BAAC có 560 chi nhánh và 750 phòng giao dịch. Đây là nơi diễn ra các hoạt động cho vay và huy động tiết kiệm đồng thời giúp đỡ những ngời vay hoàn tất thủ tục xin vay. BAAC đã cung cấp dịch vụ tín dụng lớn tới khách hàng của mình. Đất nớc Thái Lan có 5 triệu hộ nông dân thì đã có 4,77 triệu hộ gia đình đợc tiếp cận với tín dụng (tính tới 1995 ).

• Một vài cơ chế tín dụng của BAAC:

- Điều kiện để đợc vay vốn của BAAC : cho vay những ngời nông dân và những ngời có thu nhập thấp.

+ Phải là ngời có quốc tịch Thái Lan + Phải từ trên 20 tuổi

+ Phải là ngời nông dân có hoạt động nông nghiệp và nông thôn + Phải có sản phẩm có thể tiêu thụ đợc để trả nợ ngân hàng + Không phải là ngời mất trí

+ Không bị phá sản và không nợ nần dây da quá nhiều

- Đối tợng cho vay: Cho vay để đầu t vào nghành sản xuất nông nghiệp,cho vay để hỗ trrợ trong thời gian ngời nông dân cha bán đợc sản phẩm hoặc đợi có một khoản thu nhập khác.

Một là, ngời vay không phải thế chấp tài sản nhng phải gia nhập nhóm liên

đới trách nhiệm (JLG); JLG do ngời dân tự thành lập có tự quản, tự giám sát khoản vay. Nếu một thành viên không trả đợc nợ thì các thành viên trong nhóm phải chịu trách nhiệm chung về khoản nợ đó.

Hai là, ngời vay phải có 2 ngời khác bảo lãnh khoản vay cho mình.

Đối với 2 hình thức đảm bảo nợ nh trên chỉ thực hiện với các món cho vay nhỏ.

Ba là, ngời vay phải có tài sản thế chấp, có thể sử dụng đất đai làm tài sản

thế chấp cho khoản vay. Đây là hình thức đảm bảo nợ vay đối với những món cho vay lớn.

- Các loại cho vay: BAAC có thể cho vay đầu t vào sản xuất nông nghiệp; tái tài trợ cho những khoản vay cũ...

- Lãi suất cho vay: Chính phủ Thái Lan mà đại diện là Bộ Tài chính quy định mức lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay đợc quy định theo mức vay và loại cho vay:

+ Cho vay dài hạn có lãi suất cao hơn cho vay ngắn hạn

+ Mức cho vay từ dới 60.000 baht (đồng tiền Thái Lan với tỷ giá trớc khủng hoảng tài chính 7/1997 khoảng 25baht/1USD): mức lãi suất tối đa 9%/năm.

+ Mức cho vay từ 60.000 baht đến 1 triệu baht: mức lãi suất tối đa 12,25%/năm.

+ Mức cho vay trên một triệu baht: lãi suất tối đa là 14,5%/năm. - Mức cho vay:

+ Mức cho vay đối với loại cho vay theo JLG: mỗi thành viên đợc vay tối đa là 50.000 baht.

+ Mức cho vay đối với loại cho vay có 2 ngời bảo lãnh cho một ngời vay là lớn hơn 50.000 baht.

Phơng thức cho vay: BAAC áp dụng ba phơng thức cho vay chủ yếu sau đây:

Hai là, cho vay trực tiếp những món thông qua JLG hoặc hình thức có hai

ngời bảo lãnh cho một ngời.

Đối với hình thức cho vay có liên kết với JLG đã đợc BAAC thực hiện từ 1992 với dự án có tên “Liên kết nhóm tơng hỗ với các dịch vụ ngân hàng” gọi tắt là dự án liên kết là một dự án hợp tác kỹ thuật Thái - Đức mà BAAC làm chủ dự án và GT2 là cơ quan hỗ trợ. Dự án đợc thực hiện ở 9 tỉnh trong đó có u tiên những tỉnh có tỷ lệ ngời có thu nhập thấp và ngơì dân nông thôn. Mục tiêu của dự án là xây dựng nên những nhóm tự hỗ trợ hay còn gọi là nhóm tín dụng sản xuất mà h- ớng tới mục tiêu hỗ trợ ngời nghèo ở nông thôn để có thể tiếp cận đợc với hệ thống ngân hàng chính thức. Dự án đã khuyến khích ngời nghèo gửi tiết kiệm bằng nhiều hình thức khác nhau và đợc rút ra những bài học nh sau:

Dự án đã tạo lập đợc 771 nhóm có số d tiết kiệm 34 triệu baht và d nợ là 2,1 triệu baht.

+ Dịch vụ tiết kiệm phải dễ dàng, thuận tiện, an toàn và thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng phải lễ độ thân thiện.

+ Không giới hạn mức gửi tiết kiệm.

+ Tiết kiệm tự nguyện có hiệu quả hơn nhiều so với tiết kiệm bắt buộc, thể hiện bằng số liệu cụ thể là nhóm liên kết hoặc tổ phụ nữ yêu cầu thành viên gửi tiết kiệm bắt buộc theo nhóm hàng tháng với số tiền từ 10 đến 100 baht. Số liệu tháng 7/1996 tổng số tiền tiết kệm là 52,6 triệu baht với mức tăng nhng tiết kiệm tự nguyện trong cùng địa bàn thì mức tăng tiết kiệm là 93,4% trong cùng một thời kỳ. Điều này thể hiện rằng các thành viên nhóm liên đới cũng không tin tởng để gửi tiền tiết kịêm tự nguyện của mình vào ngân hàng.

+ Sử dụng các hình thức khuyến khích gửi tiền tiết kiệm nh hình thức tiết kiệm có mở số quay thởng.

Ba là, cho vay gián tiếp thông qua các tổ chức quần chúng nh Hội phụ nữ,

Hội nông dân, tổ chức phi chính phủ. Theo hình thức này, BAAC cho vay tới các tổ chức quần chúng với lãi suất 6%/năm; tổ chức này cho vay lại các thành viên của mình là 9,25% .

• Một số kết quả BAAC đã đạt đợc:

BAAC đã tồn tại trên 30 năm nay; kết quả 1995 cho thấy BAAC đã tiếp cận đợc 85% khách hàng là ngời nông thôn và có tổng nguồn vốn là 163.210 triệu baht.

* Land bank (kinh nghiệm của Philippin):

+ landbank là một ngân hàng thơng mại quốc doanh hoạt động theo cơ chế thị trờng. Những năm đầu mới thành lập, Land bank đợc giao nhiệm vụ hoạt động chính trong lĩnh vực tài trợ tín dụng cho việc phát triển nông nghiệp và nông thôn. Trong thời gian gần đây, Landbank đang ngày càng mở rộng các dịch vụ và sản phẩm để hoàn toàn trở thành một ngân hàng kinh doanh đa năng và mục tiêu đề ra đối với Landbank "Bạn thành công nhất khi mà bạn phục vụ tốt nhất ".

+ Landbank có hệ thống màng lới rộng khắp đất nớc với 186 chi nhánh (tính đến cuối 1995 ); Ngoài ra Landbank còn có tổng số 71 điểm rút tiền tự động (AMT) tạo nên hệ thống AMT.

Landbank chia ra 2 lĩnh vực hoạt động ngân hàng chủ yếu đó là:

Lĩnh vực 1: Bao gồm các nhóm: nhóm hoạt động kinh doanh, nhóm ngân sách, nhóm kinh doanh toàn cầu, nhóm ngân hàng chi nhánh và nhóm phát triển sản phẩm và nghiên cứu thị trờng.

Lĩnh vực 2: Bao gồm nhóm quản lý kế toán, nhóm cho vay tiêu dùng, nhóm cho vay theo trơng trình và nhóm hoạt động đầu t.

+ Những hoạt động của Landbank:

- Cho vay những ngời nông dân và ng dân sản xuất nhỏ.

D nợ cho vay tính đến 31/12/1995 đối với những món vay hộ nông dân và ng dân sản xuất nhỏ là 10,1 tỷ pêsô với 700.000 hộ nông dân còn d nợ cho vay thông qua 8.544 HTX và 389 tổ chức tài chính nông thôn.

Chơng trình này đợc bắt đầu từ 1998 và chuyển sang Landbank quản lý vào năm 1992. Mục tiêu của chơng trình là mang lại cho ngời nghèo khả năng tiếp cận tín dụng: NLSF sử dụng những tổ chc tài chính trung gian nh là những kênh tín dụng để chuyển tải vốn tín dụng tới ngời nghèo.

Đến cuối năm 1995, NLSF có tổng hạn mức tín dụng là 158.1 triệu Pêsô cho 54 chơng trình; những đối tác thực hiện chơng trình bao gồm 18 tổ chức phi chính phủ, tổ chức quần chúng, 22 ngân hàng cổ phần nông thôn và 8 ngân hàng hợp tác. Tổng số giải ngân đạt 90 triệu pêsô tài trợ cho các dự án chăn nuôi của 14.000 ng- ời hởng lợi và hớng tới những dự án kinh doanh sản phẩm lơng thực và chế biến...

Thông qua chơng trình này, LandBank thừa nhận sự cần thiết cung cấp tín dụng tới ngời nghèo là thông qua các kênh tín dụng và cần có sự hỗ trợ xây dựng năng lực và tổ chức cho các kênh tín dụng; LandBank đào tạo cho những đối tác thực hiện chơng trình. Trong những năm qua có 6 chơng trình đào tạo của các nhà đầo tạo cho việc thiết kế theo mô hình tín dụng bền vững cho ngời nghèo, thành lập và tăng cờng nhóm tự hỗ trợ, tạo việc làm, giám sát và đánh giá dự án, nguyên tắc tín dụng và khả năng tự bền vững về tài chính, tín dụng.

+ LandBank còn thực hiện 2 chơng trình tạo việc làm cho ngời nghèo đó là: chơng trình tạo việc làm cho HTX và chơng trình giúp tài chính tạo việc làm đặc biệt.

- Chơng trình tạo việc làm cho HTX mà 70% tổng chi phí dự án do LandBank tài trợ; 20% còn lại đợc tài trợ bởi các chủ chơng trình với những khoản vay không lãi; 5% còn lại là từ các HTX. Tính đến cuối 31/12/1995 tổng số vốn của chơng trình lên tới 478,6 triệu Pêsô với 112 chơng trình; trong đó LandBank đẫ cung cấp 278,1 triệu pêsô. Tổng số 267 HTX đợc giúp.

- Chơng trình trợ giúp tài chính tạo việc làm đặc biệt.

Chơng tình cung cấp tài chính cho những dự án tăng thu nhập, đến 31/12/1995 đã tài trợ cho 149 HTX với tổng số 45,3 triệu pêsô. LandBank tăng c- ờng tài trợ cho các đối tác:

- Tài trợ các hợp tác nghề cá và nông dân với mục tiêu tài trợ các dự án khả thi, tăng năng suất lao động và chất lợng sản phẩm. Mô hình hoạt động kinh doanh mà trong đó tăng cờng kinh doanh.

Đào tạo trợ giúp xây dựng hợp tác, thực hiện những hoạt động liên kết giữa LandBank với nhóm tự hỗ trợ hợp tác xã.

- Tổ chức tài chính nông thôn: LandBank đã thiết lập sự trợ giúp tín dụng cho tổ chức tài chính nông thôn(RFI) để RFI cho vay laị tới những ngời nông dân và ng dân sản xuất nhỏ; với 430 RFI đợc vay 3 tỷ Peso để cho vay lại 85.583 hộ nông dân. RFI huy động tiết kiệm từ cộng đồng và gửi vào landbanh, RFI đợc landbank duyệt một hạn mức tín dụng vay từ landbank.

- Ngoài ra landbank còn khuyến khích tạo ra các công ty bảo hiểm tiền gửi; trợ giúp thành lập các ngân hàng hợp tác, tài trợ cho những dự án chế biến nông sản thực phẩm.

+ Tính đến 31/12/1996 tổng nguồn vốn của landbnak đã lên tới 107 tỷ peso, trong đó tiền gửi là 75,1tỷ ; hoạt động cho vay chiếm tới 60% với 60,2 tỷ; đầu t 29 tỷ và có lợi nhuận sau thuế là 1,3 tỷ peso.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w