Chơng trình hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn.

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo dân tộc thiểu số Việt Nam (Trang 91 - 93)

Thực trạng đói nghèo và công tác xoá đói, giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số

2.3.5.6. Chơng trình hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn.

Chơng trình này bắt đầu từ năm 1992, mục tiêu nhằm vào các dân tộc thiểu số khó khăn và có dân số ít (trên dới 1 vạn ngời). Đa phần những dân tộc này nằm ở vùng sâu, vùng xa khó khăn về mọi mặt: kinh tế, giáo dục, y tế, giao thông, văn hoá thông tin...

Những dân tộc này quá cách biệt với các khu vực kinh tế đang phát triển năng động và hầu nh cha đợc cơ chế thị trờng ảnh hởng và tác động tới. Chơng trình này có thể nói là một chơng trình xoá đói, giảm nghèo. Mà chủ yếu là xoá đói có những đặc biệt, đặc trng so với chơng trình xoá đói, giảm nghèo nói chung.

Chơng trình này đã đến đợc các đối tợng đó, thông qua đánh giá của cuộc điều tra do Uỷ ban Dân tộc và Miền núi và Tổng cục Thống kê tiến hành vào năm 1995.

Cuộc điều tra đã thống kê ra 41 dân tộc trong đó có 27 dân tộc thực sự đói nghèo dới mức quy chuẩn của Bộ Lao động - Thơng binh và Xã hội. Theo số liệu điều tra có tới 65,85% hộ ở nơi này đói nghèo (so với 38%) hộ ngời Kinh). Hộ thiếu ăn từ 3 đến 6 tháng là : 33,6%. Giá trị tài sản/ đầu ngời đều dới 1 triệu đồng, 90,7% nhà tạm tranh tre nứa lá, 82,96% không có nớc sạch sinh hoạt, 66,8% không biết tiếng phổ thông, 85,6% mắc bệnh bớu cổ, 62% mù chữ, các dân tộc Mảng, Chứt, SiLa có tới 9,8% - 96,7% mù chữ, những điều kiện về giao thông, y tế, giáo dục, văn hoá hầu nh cha có gì hoặc đặc biệt yếu kém.

Tính đặc biệt của chơng trình này là đầu t không hoàn lại - tức là cho không. Vì qua thực tế điều tra những hộ dân tộc thiểu số dân quá ít, đợc hởng lợi ích từ ch- ơng trình này cũng hoàn toàn không có khả năng trả vốn nếu cho vay.

Cơ cấu chơng trình đợc phân phối nguồn vốn nh sau:

- 30% hỗ trợ đời sống: lơng thực, chăn màn quần áo, sửa chữa nhà cửa. - 57% mua trâu bò, lập vờn hộ, chăn nuôi để tạo thu nhập - hỗ trợ sản xuất. - 10% củng cố thủy lợi nhỏ, trạm xá, lớp học...

- 3% hớng dẫn kỹ thuật và quản lý, chỉ đạo chơng trình.

Từ ngày 1-7-1995: 55% nguồn kinh phí hỗ trợ sản xuất đợc dịch chuyển qua cho vay lãi suất cực thấp 0,30% tháng - thời gian vay từ 1 đến 2 năm - mỗi hộ vay từ 1 đến 1,5 triệu đồng. Đồng thời xét thấy cần thì điều chỉnh, giảm hỗ trợ xây dựng hạ tầng và các chi phí liên quan để phù hợp với tình hình tiến triển khả quan của chơng trình.

Qua một thời gian là 5 năm, tình hình thu nhập các hộ thuộc chơng trình hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn đã nhích lên trên mức đói nghèo (tuy cha nhiều). Thu nhập thấp nhất là dân tộc Chứt và La Chí từ 65.000 đồng đến 65.790 đồng/ng- ời/tháng, khá hơn là dân tộc Ơ Du và M Nông từ 82.300 đồng đến 87.300 đồng/tháng.

Tính hiệu quả của chơng trình đã từng bớc rõ nét, tuy nhiên diện đặc biệt khó hăn mà chơng trình vơn tới là còn rất nhỏ so với số lợng hộ dân tộc thiểu số quá khó khăn trông chờ vào chơng trình này.

Quá trình thực hiện chơng trình cũng đã cho thấy một số bất cập tồn tại:

- Việc hỗ trợ đời sống quá ít và mức cho vay 200.000 đồng/hộ là quá thấp và thời gian cho vay lại quá ngắn cha kịp đến vụ thu lợi từ sản xuất.

- Nguồn vốn cho chơng trình bình quân từ 20 - 30 tỷ đồng/ năm là cha đáp ứng đợc diện đặc biệt khó khăn ở nhiều vùng dân tộc thiểu số miền núi.

Để chơng trình trên có kết quả vững chắc, cần lu ý không để các hộ đã vợt qua đói nghèo tái đói nghèo khi không còn nguồn cho và nguồn hỗ trợ đã kết thức.

Vì vậy, chơng trình hỗ trợ đặc biệt khó khăn phải mở rộng và tăng nguồn vốn đầu t, có sự điều chỉnh hợp lý tùy vào mức độ đợc phát triển. Trong đó cần chú trọng tăng nguồn vốn vay u đãi song với việc khuyến nông, khuyến lâm hớng dẫn chu đáo và áp dụng giống mới và khoa học một cách hiệu quả. Đồng thời tổ chức các mô hình sản xuất đa dạng, tạo ra các công việc phi nông nghiệp để tăng thu nhập, cùng với tạo thị trờng tiêu thụ hoặc bao tiêu sản phẩm cho đồng bào.

Đó là những yếu tố cơ bản, đảm bảo vững chắc cho các hộ vợt đợc đói nghèo và có điều kiện luân chuyển sang những hộ cha đợc hởng lợi ích của chơng trình này.

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo dân tộc thiểu số Việt Nam (Trang 91 - 93)