Chơng trình quốc gia số 06/CP.

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo dân tộc thiểu số Việt Nam (Trang 89 - 91)

Thực trạng đói nghèo và công tác xoá đói, giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số

2.3.5.5. Chơng trình quốc gia số 06/CP.

Chơng trình quốc gia số 06/CP về phòng chống và kiểm soát ma túy theo Nghị quyết số 60/CP của Chính phủ ra đời ngày 29-1-1993. Chơng trình này gồm 17 Bộ, Ngành tham gia và do Uỷ ban Dân tộc và Miền núi là chủ nhiệm chơng trình. Riêng việc vận động đồng bào bỏ trồng cây thuốc phiện thay thế cây trồng, vật nuôi để lấp sự hụt hẫng từ việc mất nguồn thu từ cây thuốc phiện... quân bình mỗi năm từ 20-25 tỷ đồng, Chơng trình quốc gia số 06/CP nhằm vào mục tiêu phòng và kiểm soát ma túy mang ý nghĩa chính trị - xã hội và quốc tế rộng lớn. Song quá trình thực hiện nó lại có ý nghĩa rất to lớn đối với đồng bào thiểu số ở vùng cao, vùng sâu vùng xa mà chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông.

Sau 5 năm thực hiện (1992 - 1997) diện tích trồng cây thuốc phiện từ 15.495 ha ở 11 tỉnh miền núi phía Bắc đã giảm nhanh chóng xuống 12.787 ha vụ năm 1993; 3.296 ha vụ 1994 và 2.363 ha vụ 1995. Tới nay, về cơ bản cây thuốc phiện đã đợc huỷ bỏ trên địa bàn miền núi nớc ta.

Nghiện hút dẫn đến nghèo đói là hiện tợng phổ biến ở dân tộc Mông, một số ngời Dao và ngời Thái ở vùng miền núi. Vì vậy, chơng trình bỏ cây thuốc phiện đã có tác dụng làm giảm đói nghèo nếu xét trên góc độ xã hội (tệ nghiện hút). Nhng trên góc độ kinh tế, cây thuốc phiện lại chính là nguồn thu không nhỏ đối với kinh tế gia đình ngời Mông (chiếm 35-45% thu nhập hàng năm). Vì vậy, khi phá bỏ đồng loạt mà cha kịp hỗ trợ tơng xứng, sự thay thế cây con cha hiệu quả lại làm cho nhiều hộ nơi trồng thuốc phiện lao đao, đói khổ. Việc khai man diện tích đã xoá bỏ cũng nh việc tái trồng lén lút ở một số địa phơng đã phản ánh tính thiếu đồng bộ và hiệu quả của việc thay thế cây trồng cũng nh sự bất cập của chính sách. Việc ngời trồng thuốc phiện đợc Nhà nớc hỗ trợ giúp tiền; trong khi đó ngời không đợc tiền hoặc khen thởng là sự sai lệch trong cơ chế chính sách. Việc thiếu đồng bộ trong việc thực hiện các chơng trình dự án, chuyển giao công nghệ, áp dụng khoa học, giống mới vào vùng xoá bỏ cây thuốc phiện tỏ ra lúng túng và chậm chạp. Điểm đó đã làm hạn chế tác dụng xoá đói, giảm nghèo của chơng trình bỏ cây thuốc phiện.

Tuy nhiên, với con số 30% địa bàn xoá bỏ trồng cấy thuốc phiện đã ổn định t- ơng đối cuộc sống kinh tế gia đình nhờ vào các dự án xoá bỏ cây thuốc phiện là một nỗ lực đáng kể trong khuôn khổ xoá đói, giảm nghèo ở vùng cao, vùng dân tộc Mông.

Khoảng 30% vùng xoá bỏ cây thuốc phiện đang còn gặp khó khăn, cha ổn định, còn du canh, cha tạo ra đợc nguồn thu nhập thay thế cây thuốc phiện, lúng túng trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất tức là cuộc sống của nhân dân còn bấp bênh, 20% vùng đã xoá bỏ trồng cây thuốc phiện nhng đang có hiện tợng tái trồng. Sự giác ngộ, vận động cha triệt để, cha có sự chuyển dịch về cơ cấu cây trồng và xây dựng kế hoạch sản xuất ổn định.

Còn lại 20% địa phơng là nơi quá xa xôi hẻo lánh vẫn còn sống du canh du c mà chơng trình cha vơn tới hoặc cha có tác dụng. Những nơi này vẫn trồng xen cây thuốc phiện với cây rau màu.

Nh vậy, còn tới 70% khu vực đã xoá bỏ trồng cây thuốc phiện nhng cha ổn định, vẫn có khả năng tái trồng trở lại nếu không có biện pháp hữu hiệu và kịp thời. Song việc giảm hết hẳn diện tích trồng thuốc phiện trong thời gian 5 năm đã góp phần đáng kể các gia đình nơi đây dần dần bỏ tệ nạn nghiện hút.

Tuy còn khó và phải làm lâu dài, song Chơng trình quốc gia số 06/CP đã chứng tỏ tính đúng đắn của nó trong một xã hội mới, một thế giới đang có xu thế bài trừ những tệ nạn xã hội, sự khủng bố... mà những tệ nạn này đều có nguyên nhân từ thuốc phiện và ma túy.

Thực hiện Quyết định số 138/QĐ-TTg của Thủ tớng Chính phủ, Chơng trình hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn chuyển thành chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn giao cho các địa phơng thực hiện theo hớng dẫn của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi.

Một phần của tài liệu Xóa đói giảm nghèo dân tộc thiểu số Việt Nam (Trang 89 - 91)